#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Giải đáp bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

Tiểu Đường

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì? Để cho mẹ và bé đều có sức khỏe bên cạnh việc tăng cường luyện tập. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, 90% biến chứng nguy hiểm do tiểu đường thai kỳ có thể phòng ngừa.

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh có thể giúp kiểm soát tốt triệu chứng tiểu đường mà không cần dùng đến thuốc. Chế độ dinh dưỡng của các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên có đủ protein, chất béo và hỗn hợp carbohydrate. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cân đối ở mức vừa phải. Nào hãy cùng nhau tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lý và tốt nhất cho chị em đang mang thai qua một số chia sẻ dưới đây nhé !

QC

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

me bau tieu duong can an gi
chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần được các mẹ bầu dành nhiều thời gian quan tâm

Mẹ bầu đừng lo lắng khi gặp phải bệnh lý tiểu đường khi mang thai nhé. Vì tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả. Bằng cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh như thay đổi về chế độ dinh dưỡng, cách thức ăn uống. Đặc biệt, cần thường xuyên tập thể dục có thể giữ mức đường trong máu trong phạm vi mục tiêu.

Nhưng có một nghịch lý thế này, những người bệnh tiểu đường thường rất nhanh đói và đặc biệt rất thích ăn đồ ngọt. Do đó, nếu không kiểm soát được sự thèm ăn nhất là đồ ngọt thì nồng độ trong máu sẽ tăng cao và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mẹ lẫn bé. Do đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần được các mẹ bầu dành nhiều thời gian quan tâm.

#1 Thực phẩm chứa protein

Bổ sung lượng thực phẩm giàu protein cùng với carbohydrate hoặc chọn carbohydrate chứa cả protein. Điều này sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu. Mang đến giá trị dinh dưỡng cho mẹ lẫn em bé trong bụng.

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn và bổ sung các loại thực phẩm nạc, giàu protein. Có thể kể đến như: Cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, quả đậu, quả hạch, cây họ đậu, hạt quinoa,..Đây được xem là một trong những cách tăng cường sức khỏe cho mẹ lẫn sức đề kháng cho bé.

#2 Ngũ cốc

Bổ sung dinh dưỡng trong suốt thai kỳ là điều cần thiết mà mẹ bầu nào cũng cần thực hiện. Ngũ cốc là một trong những thực phẩm cho bà bầu được nhiều người lựa chọn nhất bởi sự tiện lợi cũng như giá trị dinh dưỡng mang lại. 

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và các khoáng chất, vitamin khác. Đây là một cách tốt để đảm bảo cơ thể được nhận đủ năng lượng mỗi ngày.  Ngũ cốc có rất nhiều cách ăn, có thể sử dụng đơn giản cùng với sữa hay có thể thêm trái cây, quả mọng để ăn cùng. Điều này giúp các bà bầu ăn được tất cả những thực phẩm lành mạnh cần thiết trong thai kỳ. 

Bơ là thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

#3 Bơ

Bơ được biết là thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bơ còn cung cấp nguồn folate tốt. Dinh dưỡng nổi trội ở quả bơ chính là folate, vitamin C, vitamin E và đồng. Trái cây này cũng giữ cho các tế bào não khỏe mạnh và hỗ trợ các dây thần kinh kết nối. Việc sử dụng trong khi mang thai có khả năng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

#4 Dầu ô liu

Dầu ô liu cung cấp lượng lớn các axít béo có lợi có tác dụng phòng ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim,…Đó được xem là một trong những bệnh lý vốn rất dễ xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

Vì vậy, các chuyên gia vẫn thường khuyến khích phụ nữ mang thai ăn dầu ô liu hằng ngày. Điều đó sẽ hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ nhỏ và sức khỏe của sản phụ.

#5 Rong biển

Rong biển là loại thực phẩm rất ngon, giàu dinh dưỡng và có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để tạo nên các món ăn hấp dẫn. Đó là lý do mà sẽ thật đáng tiếc nếu bạn bỏ qua rong biển trong thực đơn các bữa ăn hằng ngày mà mẹ bầu cần biết. Hầu hết, các loại rong biển nói trên đều an toàn với sức khỏe thai kỳ. Vitamin C cần cho sự trao đổi chất, hỗ trợ cấu thành nên collagen, giúp phục hồi thương tổn. Ngoài ra còn bổ sung DHA là chất rất cần cho sự phát triển hệ thần kinh và thị giác của trẻ. Với mẹ bầu nó còn điều hòa lượng cholesterol hấp thụ, nhờ đó phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm nó vào chế độ ăn uống của mình nhé. Vì sử dụng nhiều rong biển sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và cả mẹ bầu.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé. Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn uống phù hợp còn góp phần kiểm soát lượng đường huyết tăng cao, ngăn bệnh chuyển sang tiểu đường tuýp II.

Bà bầu bị tiểu đường không nên ăn gì?

Để hạn chế tác động của bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu ngoài việc biết bản thân nên ăn gì để có sức khỏe tốt nhất. Thì vẫn nên tránh những thức ăn và đồ uống có đường. Vì nếu lượng đường trong máu tăng lên khi ăn thực phẩm có đường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình vả thai nhi. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế các loại đồ ăn chứa đường càng nhiều càng tốt. Một số thực phẩm mẹ bầu cần lưu ý đến như:

#1 Kem

Khi mang thai sức đề kháng của bà bầu vốn dĩ đã giảm hơn so với bình thường bởi cơ thể chị em phải tập trung cho sự phát triển của thai nhi. Việc ăn kem lạnh đột ngột dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào khoang mũi, khoang miệng, tấn công khí quản khiến mẹ bầu dễ dẫn đến một số bệnh lý tai mũi họng. Do đó, việc kiêng cử kem trong thời kỳ sinh sản là điều cần lưu ý.

#2 Bánh kem, bánh ngọt

Để hạn chế tác động của bệnh tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên tránh những thức ăn và đồ uống có đường. Lượng đường trong máu sẽ tăng lên khi ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế các loại đồ ăn chứa đường càng nhiều càng tốt.

#3 Trà sữa

Trà sữa được xem là thứ nước uống “quốc dân” mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng yêu thích. Nhưng theo các chuyên gia cho biết. Nếu trong thời gian mang thai chị em lạm dụng uống nhiều trà sữa sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

Đồng thời, tăng đường huyết giả có thể gây tiểu đường lâu dài, hoặc tăng nguy cơ sảy thai, sản giật, sinh non,..Những thành phần trong trà sữa sẽ gây tăng cân, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Nếu trong thời gian mang thai chị em lạm dụng uống nhiều trà sữa sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

#4 Nước dừa

Trên thực tế có rất nhiều mẹ bầu sau khi đi siêu âm được chẩn đoán nước ối đục liền về nhà sử dụng rất nhiều nước dừa. Vì thói quen uống vô tội vạ với ý định sẽ làm trong ối mà không biết điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Ối đục là do nhiều nguyên nhân gây ra, và việc uống nước dừa gần như không có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng ối, khoa học cũng chưa khẳng định việc cải thiện nước ối bằng phương pháp này. Trên thực tế có trường hợp mẹ bầu phải nhập viện cấp cứu vì lạm dụng quá nhiều nước dừa bị lạnh bụng, đi ngoài nhiều.

#5 Nước mía

Có mẹ bầu chăm chỉ uống nước dừa, nước mía mỗi ngày để trong nước ối nhưng sau 1 tháng thì mọi thứ vẫn y nguyên. Thậm chí có mẹ còn tăng lượng đường trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Mang thai là cả một quá trình phức tạp, đòi hỏi bạn luôn thật thận trọng với mỗi quyết định của mình. Đặc biệt là các mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường điều đó sẽ còn khó khăn hơn các mẹ bầu với sức khỏe bình thường. Chính vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ bầu nên giữ an toàn bằng cách tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, đồng thời chú ý đến số lượng mà mình tiêu thụ nữa nhé. Điều đó sẽ giúp sức khỏe mẹ bầu ngày một tốt hơn và cả trẻ cũng thế. 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)