#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Tìm Hiểu Ngay Bệnh Tay Chân Miệng Cấp Độ 1 Để Bảo Vệ Con Yêu Của Bạn

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 tuy nhẹ nhưng vẫn có thể khiến trẻ bị khó chịu, bỏ ăn hoặc sút cân. Nếu không phát hiện bệnh và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Trong bài viết sau, Vivita.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh tay chân miệng cấp độ 1 và cần làm gì khi con nhỏ gặp phải.

Biển hiện của bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Bé bị tay chân miệng độ 1 sẽ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, khoảng 38 – 39 độ C. Sau đó, cơ thể sẽ xuất hiện các bọng nước ở da, đặc biệt là vùng miệng, mông, tay, chân. Những nốt bọng nước này có thể vỡ ra và hình thành viêm loét và gây đau cho bé.

Các bọng nước này thường sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần. Nếu trẻ nhỏ bị sốt, bỏ ăn hoặc khó ăn uống thì cha mẹ hãy đưa bé ngay tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Hình ảnh bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Bé bị tay chân miệng độ 1
Bé bị tay chân miệng độ 1 sẽ xuất hiện các bọng nước ở da
bong-nuoc-tren-tay
Các nốt phát ban có thể kèm theo bọng nước, đường kính 2 – 10 mm
not-phat-ban-tren-chan
Hình ảnh bệnh tay chân miệng biểu hiện qua nốt phát ban ở bàn chân
not-phat-ban-tren-tay
Bệnh tay chân miệng với nốt phát ban trên bàn tay
vet-loet-tren-mieng
Các vết loét ở miệng khiến trẻ khó chịu và gây đau khi ăn uống

Triệu chứng ở trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1

Ngoài các dấu hiệu như sốt hoặc nổi ban đỏ, bỏ ăn, bệnh còn gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau nhức cơ bắp, cứng cổ
  • Đau nhức đầu
  • Người khó chịu, bồn chồn
  • Ngủ hay bị giật mình, ngủ không ngon giấc hoặc cũng có thể ngủ nhiều hơn
  • Hay chảy nước miếng vì bé bị đau họng không nuốt được
  • Quấy khóc

Những dấu hiệu nhận biết bé mắc tay chân miệng cấp độ 1

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh của bệnh tay chân miệng trong khoảng từ 3-7 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1-2 ngày với các dấu hiệu như sốt nhẹ, bé biếng ăn, mệt mỏi hơn bình thường hoặc kèm theo tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3-10 ngày và bé thường có các dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng như:

  • Loét miệng: Vùng niêm mạc ở miệng xuất hiện các vết loét đỏ, có thể có bọng nước với đường kính khoảng 2-3mm. Các vết loét bội nhiễm gây đau đớn và là yếu tố khiến các bé bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng bọng nước ở vị trí lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Tổn thương da này thường tồn tại dưới 7 ngày, lành để lại vết thâm da và hiếm khi bội nhiễm.
  • Sốt: Nhiệt độ tăng nhẹ, nếu sốt cao dễ dẫn đến các biến chứng xảy ra.
  • Ngoài ra, giai đoạn này có thể xuất hiện các biến chứng về thần kinh, tuần hoàn hoặc hô hấp và gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
Trẻ bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng

Giai đoạn lui bệnh

Tiếp theo sau giai đoạn toàn phát, giai đoạn lui bệnh kéo dài khoảng 3-5 ngày. Bé thường sẽ hồi phục hoàn toàn và không có biến chứng nếu mắc tay chân miệng cấp độ 1.

Cần phải làm gì khi trẻ bị tay chân miệng giai đoạn 1?

Đối với những trẻ bị chân tay miệng độ 1, bố mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Thông thường, với căn bệnh này, bác sĩ thường cho trẻ điều trị ngoại trú và hướng dẫn các bậc phụ huynh những cách chăm sóc tốt nhất như:

  • Bố mẹ cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo độ tuổi của con. Với những trẻ còn đang bú sữa mẹ, mẹ phải tiếp tục cho con bú và tăng số lần bú sữa trong ngày của bé lên.
  • Khi trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên, bố mẹ hãy cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng và thân thể sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ.
  • Cho con nghỉ ngơi nhiều và tránh kích thích.
  • Cần phải tái khám đều đặn 1 – 2 ngày/ lần trong 8 – 10 ngày đầu của bệnh chân tay miệng. Nếu bé sốt phải đi tái khám mỗi ngày cho tới khi hết sốt tối thiểu 48 giờ.

Khi trẻ có các biểu hiện sau thì bố mẹ phải cho con đi tái khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Thở nhanh, khó thở
  • Đi loạng choạng, giật mình, run chi, lừ đừ
  • Bứt rứt khó ngủ, quấy khóc, nôn nhiều
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh, co giật, hôn mê.

Cách điều trị tay chân miệng cấp độ 1

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng từ bệnh tay chân miệng độ 1 sẽ biến mất mà không cần điều trị trong khoảng 7 tới 10 ngày. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đề nghị một số phương pháp điều trị nhất định để giúp giảm các triệu chứng cho tới khi bệnh hoàn toàn khỏi:

  • Kê toa thuốc uống và thuốc bôi để làm dịu mụn nước và phát ban.
  • Kê toa thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, để giảm đau đầu.
  • Kê toa thuốc dưới dạng siro hoặc kẹo ngậm cho bé sử dụng để giảm đau họng.
Bé bị tay chân miệng cấp độ 1 có thể tự điều trị tại nhà
Bé bị tay chân miệng cấp độ 1 có thể tự điều trị tại nhà

Lưu ý khi điều trị tay chân miệng độ 1 tại nhà

Ngoài tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị tay chân miệng độ 1 tại nhà thì cha mẹ nên lưu ý một số phương pháp sau để giảm các triệu chứng chân tay miệng cho trẻ.

  • Cho bé uống nhiều nước
  • Tránh ăn thức ăn cay, mặn, nóng
  • Tránh ăn các thức ăn họ cam quýt bởi các loại quả này có nguy cơ kích ứng mụn nước.
  • Có thể cho bé ăn một chút kem mềm, không lạnh quá để giảm đau rát của vết loét.
  • Cho con ăn đồ ăn nhuyễn và dễ tiêu hóa như súp, cháo,…

Bệnh tay chân miệng độ 1 bao nhiêu ngày thì khỏi?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tay chân miệng độ 1 sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp quá nhiều trong khoảng thời gian từ 7 tới 10 ngày. Tuy nhiên, trong những tình trạng đặc biệt, bác sĩ có thể sẽ tư vấn thêm cho phụ huynh những biện pháp điều trị hoặc cách chăm sóc tay chân miệng độ 1 tại nhà cho tới khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Bệnh tay chân miệng độ 1 sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian từ 7 tới 10 ngày
Bệnh tay chân miệng độ 1 sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian từ 7 tới 10 ngày

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi 

Phòng bệnh chân tay miệng hiệu quả

Để tránh lây truyền bệnh chân tay miệng, phụ huynh cần:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi thay quần áo, tã lót cho bé bị bệnh.
  • Rửa sạch đồ chơi và các dụng cụ, vật dụng sử dụng trong nhà.
  • Người bệnh nên sử dụng vật dụng cá nhân riêng.
  • Sử dụng dung dịch khử khuẩn lau nhà và các bề mặt bé thường xuyên tiếp xúc.
  • Người bệnh nên cách ly với môi trường sinh hoạt, không tới trường, không tới nơi đông người, tránh dịch lây lan.
Hãy rửa tay sạch sẽ cho bé thường xuyên
Hãy rửa tay sạch sẽ cho bé thường xuyên

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi, chăm sóc bé bị bệnh tay chân miệng cẩn thận để phòng ngừa biến chứng. Ngay khi phát hiện bé có các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.

Trên đây là những chia sẻ đầy đủ về bệnh tay chân miệng cấp độ 1 ở trẻ. Hy vọng bài viết có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về căn bệnh này và có cách phòng ngừa khoa học. Nếu còn thắc mắc bất cứ vấn đề gì đừng ngần ngại liên hệ với Vivita.vn qua hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ tư vấn thêm nhé!

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)