#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Khớp háng tiếng Anh là gì? Các bệnh liên quan đến khớp háng cần biết

Khớp háng là gì? Khớp háng tiếng Anh là gì?

Khớp háng là khớp hoạt dịch, có hình chỏm cầu, vị trí nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống nhiều dây chằng. Đây là một khớp sâu và là khớp duy nhất trong cơ thể cử động cực kỳ vững chắc nhờ cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học.

Khớp háng trong tiếng Anh là hip joint hoặc hip. 

khớp háng tiếng anh là hip joint

Chức năng của Khớp háng

Khớp háng giúp làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể cùng khớp đùi và khớp gối. Khớp háng chịu lực tác động rất lớn khi đi đứng, chạy nhảy.

Khớp háng giúp làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể cùng khớp đùi và khớp gối

Khớp háng có vai trò quan trọng trong các hoạt động hằng ngày và các hoạt động thể dục thể thao liên quan đến chi dưới như chạy, nhảy, đá,…

Nguyên nhân do đau khớp háng

Đau khớp háng có thể xuất hiện vài lần nhẹ nhàng rồi biến mất, sau đó tăng dần. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, từ bệnh nhẹ tới nghiêm trọng phải phẫu thuật. Và việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Quan trọng là bạn không bỏ qua và đến bác sĩ để được khám và tư vấn. Cùng tìm hiểu một số bệnh lý có triệu chứng là đau khớp háng nhé:

Thoái hóa khớp háng: đây là bệnh phổ biến và thường được điều trị bằng phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là hậu quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện trên lâm sàng là đau khớp háng, hạn chế biên độ vận động của háng (cứng khớp háng).

Viêm khớp dạng thấp: Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khớp tại một thời điểm. Triệu chứng ban đầu là nhiều khớp sưng, đau và cứng khớp cùng một lúc. Bệnh tiến triển nặng dần làm cho khớp bị biến dạng.

Thoái hóa khớp sau chấn thương: Bề mặt khớp bị tổn thương do lực chấn thương.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: hay còn gọi là hoại tử vô mạch, nguyên nhân có thể bao gồm tổn thương như trật khớp háng, gãy cổ xương đùi hoặc tự phát dẫn đến tổn thương mạch máu, ngăn máu đến nuôi chỏm xương đùi dẫn đến hoại tử. Triệu chứng ban đầu là đau và hạn chế vận động háng. Hình ảnh trên kết quả Xquang sẽ cho thấy chỏm xương đùi bị biến dạng.

Bệnh lý khớp háng ở trẻ em: Một số vấn đề xảy ra ở khớp háng của trẻ em mặc dù đã được điều trị chuẩn nhưng khớp háng vẫn có thể bị viêm hoặc thoái hóa khớp khi trưởng thành. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ em là loạn sản khớp, Perthes, bong sụn tiếp đầu trên xương đùi…

Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý ở khớp háng hay xuất hiện nhẹ ban đầu sau đó tăng dần. Các cơn đau có thể xuất hiện khi bạn đi bộ, đi cầu thang lâu hoặc khi gấp háng lại. Khi bệnh phát triển hơn, cơn đau có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên, khi bạn đang ngồi, nằm hoặc thậm chí khi ngủ. Cơn đau có thể kéo dài hơn hoặc đau dai dẳng, thường xuyên khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Thông thường, các cơn đau đầu tiên sẽ xuất hiện ở háng, vùng mông. Sau đó, cơn đau có thể lan xuống đùi, đầu gối. Các khớp có cảm giác khó chịu, cứng.

nguyên nhân đau khớp háng

Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cúi người, gấp khớp như cắt móng chân, đi tất, đi giày hoặc khi mặc đồ. Khi ngồi lâu, người bệnh sẽ khó đứng dậy hoặc cảm thấy khó chịu  khi bước lên hoặc xuống xe hơi, lên xuống cầu thang… Khi đi bộ, người bệnh cảm thấy khó hơn bình thường, có khi phải đi tập tễnh hoặc phải dừng để nghỉ ngơi. Theo thời gian, người bệnh không thể duỗi thẳng gối, chân ngắn hơn chân lành.

Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau, cứng, sưng khớp háng hoặc cảm thấy khó khăn trong vận động… thì nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Các xét nghiệm cơ bản và phim Xquang sẽ giúp bệnh nhân tìm ra được nguyên nhân. 

Điều trị không phẫu thuật

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Đầu tiên, người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng như không đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tennis, cầu lông…

Giảm cân, tập luyện: Giảm cân nặng sẽ làm giảm lực tải tác động lên khớp háng. Từ đó, các cơn đau được giảm và đồng thời hạn chế sự phát triển của bệnh. Người bệnh cần luyện phục hồi chức năng thường xuyên để duy trì sự vận động của khớp, tránh cứng khớp.

Thuốc: Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen… giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Những thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần lưu ý như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày…Cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu trên.

Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen… giúp người bệnh kiểm soát cơn đau

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn như trên không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp hiện được áp dụng rất nhiều để điều trị đau khớp háng, nhưng cần được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh…

điều trị đau khớp háng bằng phẩu thuật

Cách phòng ngừa các bệnh khớp háng

Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia giúp mọi người phòng ngừa tình trạng bệnh khớp háng xảy ra:

  • Bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá, …
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày giúp giảm nguy cơ bị bệnh xương khớp
  • Đối với những người thừa cân, béo phì thì cần tập ăn uống điều độ để giữ một thân hình vừa phải giúp giảm sức ép lên khớp háng.
  • Nếu gặp chấn thương, bệnh viêm hoặc tật bẩm sinh khớp háng thì bạn nên điều trị càng sớm càng tốt.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc chống viêm, thuốc giảm đau.
  • Không nên lạm dụng thuốc có corticoid, tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế tối đa những chấn thương ở khớp háng như trật khớp háng, gãy cổ xương đùi.
  • Duy trì một tâm lý thoải mái, không lo âu stress và phải ngủ đủ giấc.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh gây nguy cơ thoái hóa khớp háng như gout, tiểu đường, lupus ban đỏ,…
  • Chế độ ăn uống cũng là yếu tố quyết định đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nếu như người bệnh có một chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp thì bệnh sẽ được thuyên giảm đáng kể, bệnh viêm khớp háng nguyên nhân có thể do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến vì thế chúng ta cần phải thay đổi khẩu phần ăn sao cho hợp lý nhất biết được để phòng tránh.
  • Sử dụng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp cũng là một cách được các chuyên gia đánh giá cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm hỗ trợ xương khớp tuy nhiên sản phẩm được chiết suất từ thiên nhiên có tác dụng cao thì không phải nhiều, Cần lựa chọn các sản phẩm có tính an toàn và tác dụng bổ sung và tái tạo tế bào sụn khớp giúp các khớp xương chắc khỏe từ bên trong đồng thời tăng khả năng đàn hồi của khớp xương chắc khỏe hơn.

Cách phòng ngừa các bệnh khớp háng

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)