[GIẢI ĐÁP] Bệnh Xơ Gan Có Chữa Được Không?
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương trong một thời gian dài. Khi các mô ở gan tổn thương nhiều sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
Thông qua bài viết này, Dược sĩ Linh Chi sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin hữu ích về bệnh xơ gan, cũng như phương pháp cải thiện và phòng tránh bệnh, giúp tránh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan là một trong những căn bệnh mạn tính nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng với tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh xơ gan là tình trạng gan bị hư hại nặng, các tế bào gan bị chết dần bởi sự tấn công của tác nhân nào đó. Mô khỏe mạnh bị thay thế bằng các mô xơ. Mô xơ phát triển ngày càng nhiều khiến cấu trúc của gan bị thay đổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, hình thành xơ gan trong cơ thể.
Xơ gan có mấy loại và bệnh xơ gan có mấy giai đoạn?
Bệnh xơ gan có 4 giai đoạn phổ biến:
Giai đoạn 1 của xơ gan
Giai đoạn 1 của xơ gan không có dấu hiệu cụ thể ra bên ngoài nhưng bên trong gan đã xuất hiện những mô xơ đầu tiên do bị viêm. Khi gan bị tác động bởi nguyên nhân nào đó, nó sẽ tự cố gắng đào thải độc tố, khiến chức năng gan làm việc quá mức và hình thành sự xơ hóa.
Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời và tìm cách điều trị đúng đắn thì gan vẫn có cơ hội hồi phục và trở lại như bình thường một cách nhanh chóng.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2, gan xuất hiện nhiều mô xơ hơn. Người bệnh sẽ cảm nhận những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, người bệnh gan ở giai đoạn 2 vẫn có thể khắc phục được bệnh hiệu quả.
Giai đoạn 3
Thời điểm này, bệnh nhân xuất hiện hiện tượng cổ trướng. Lượng dịch tại ổ bụng tăng lên cho thấy tế bào gan đã bị xơ hóa rất nhiều. Một số biến chứng người bệnh sẽ gặp phải như người mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân, người bồn chồn,…
Kèm theo đó, các triệu chứng thường thấy của bệnh gan như da vàng nhợt, thở nhanh, viêm da, nổi mẩn ngứa, đường huyết không ổn định,…
Giai đoạn này gan không thể trở lại bình thường và chuẩn bị bước qua giai đoạn cuối, rất khó điều trị khi người bệnh bước sang giai đoạn 3 của bệnh xơ gan.
Giai đoạn 4
Giai đoạn 4, mô xơ đã xuất hiện hoàn toàn trên gan và thời gian duy trì sự sống của bệnh nhân rất ngắn, khó cứu chữa. Vì thế, khi phát hiện có triệu chứng của xơ gan, người bệnh nên được điều trị sớm nhất có thể.
Phát hiện bệnh qua triệu chứng
Phát hiện sớm bệnh xơ gan sẽ giúp bệnh nhân tránh được những rủi ro về sức khỏe và tính mạng. Các triệu chứng thường gặp ở người bị xơ gan như:
- Mệt mỏi, choáng váng.
- Ăn không ngon, sụt cân.
- Buồn nôn
- Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím trên da
- Vàng da.
- Ngứa nổi mẩn đỏ
- Sao mạch – Hiện tượng mạch nổi lên như mạng nhện
- Giảm sút về trí tuệ, thiếu sự tập trung và khó ghi nhớ vấn đề
Nguyên nhân dẫn đến xơ gan
Những nguyên nhân gây bệnh xơ gan thường gặp như:
- Uống nhiều rượu, bia.
- Thừa cân, béo phì.
- Hút thuốc lá quá nhiều.
- Cơ thể mắc các bệnh lý khác như tim mạch, viêm ruột, xơ gan bẩm sinh,…
- Viêm gan mạn tính như viêm gan B, viêm gan C.
Xét nghiệm xơ gan như thế nào?
Bệnh gan khi đã tiến triển thành xơ gan thì việc điều trị sẽ rất khó khăn. Người bệnh nên sàng lọc gan mật định kỳ 1 năm 2 lần. Xét nghiệm tình trạng gan để biết được nguyên nhân gây tổn thương gan là gì và có những phương pháp điều trị thích hợp.
Việc xét nghiệm gan thường được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, thông qua các bước như kiểm tra máu, siêu âm gan, sinh thiết gan để thí nghiệm và phân tích mẫu thiết gan đó.
Bệnh xơ gan có lây không?
Bệnh xơ gan có lây không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu xơ gan có nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hoặc cơ thể người mắc các bệnh lý khác (cụ thể như bệnh tim mạch, viêm ruột, xơ gan bẩm sinh…) thì cho dù đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan cổ trướng thì vẫn không có khả năng lây cho người khác.
Nhưng nếu nguyên nhân xơ gan là do các sinh vật như virus (viêm gan B), ký sinh trùng,…thì rất có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác. Một số con đường khiến bệnh xơ gan lây nhiễm như:
- Phụ nữ mang thai có tiền sử viêm gan B thì khi sinh con sẽ có nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh.
- Đường tình dục: Virus viêm gan B có thể lây qua con đường tình dục không an toàn.
- Tiêm hoặc sử dụng chung xilanh bơm máu không sạch sẽ có thể làm lây lan bệnh xơ gan.
- Lây truyền qua các vết thương khi bị xây xước hoặc tổn thương ngoài da có tiếp xúc trực tiếp với virus viêm gan B thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
Bệnh xơ gan sống được bao lâu?
Xơ gan ở giai đoạn 1, 2, 3 vẫn có khả năng điều trị và cải thiện bệnh an toàn. Tuy nhiên khi cơ thể đã tới giai đoạn xơ gan cổ trướng (hay xơ gan giai đoạn cuối) thì bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Biến chứng nguy hiểm nhất của xơ gan cổ trướng chính là ung thư gan. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật để ghép gan giúp kéo dài thời gian sống thêm vài năm.
Ngược lại, nếu không tìm được những biện pháp phù hợp thì người bệnh chỉ có thể sống tiếp được khoảng 24 tháng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít trường hợp những bệnh nhân bị ung thư gan đã qua đời chỉ sau 6 tháng.
Bệnh xơ gan có chữa được không?
Nếu bệnh gan được phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh còn có cơ hội trở về cuộc sống như bình thường. Vì vậy, nếu bạn nằm trong số nhóm người nguy cơ xơ gan cần kiểm tra sớm để phát hiện kịp thời.
Với các trường hợp bị xơ gan giai đoạn đầu, người bệnh dứt khoát cần phải loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh để không làm bệnh diễn tiến nặng hơn. Cụ thể như, người bị xơ gan do bia rượu thì phải kiêng hoàn toàn bia rượu; Người xơ gan do sử dụng thuốc tây dài ngày phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa kịp thời.
Trong ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần chú ý ăn uống đa dạng, đầy đủ vitamin, protein, khoáng chất, hạn chế tối đa mỡ động vật, các món ăn chiên xào. Đồng thời, xây dựng cho mình chế độ nghỉ ngơi khoa học, không làm việc quá sức, căng thẳng.
Cách điều trị bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan ở những giai đoạn đầu đều có khả năng điều trị theo phác đồ của cơ sở y tế. Đối với bệnh xơ gan cổ trướng (tức giai đoạn cuối) thì bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp y học như:
- Chọc dịch ổ bụng: Kiểm soát sự tiến triển chung của bệnh, ngăn ngừa bệnh phát sinh các biến chứng khác.
- Sử dụng các loại thuốc kê toa theo phác đồ điều trị: Giảm một số triệu chứng của bệnh xơ gan.
- Ghép gan cho người bệnh: Trực tiếp loại bỏ mô sẹo trên gan của bệnh nhân, phù hợp với bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối.
Trên đây là những thông tin giải đáp bệnh xơ gan có chữa được không, được chia sẻ bởi Vivita.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.