Trẻ em bị bệnh chân tay miệng kiêng gì để nhanh khỏi?
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh chân tay miệng do virus họ enterovirus gây nên. Đây là bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Trẻ bị bệnh chân tay miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi? Trong bài viết này, hãy cùng Vivita tìm hiểu nhé!
Triệu chứng và biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị chân tay miệng:
- Xuất hiện mụn nước ở vùng miệng, tay, chân, đôi khi ở phần bẹn và mông.
- Trẻ bị sốt và đau họng, cùng với đó là tình trạng biếng ăn, khóc quấy.
- Những đốm mụn nước có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.
Khi trẻ bị tay chân miệng có thể gặp những biến chứng sau do virus gây nên:
- Viêm màng não.
- Viêm não.
- Viêm cơ tim.
Để phòng tránh những biến chứng xấu xảy ra, các bậc phụ huynh nên điều trị sớm cho bé bằng cách đến các phòng khám uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?
Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng:
- Kiêng nơi đông người.
- Kiêng gãi và chạm vào các nốt mụn nước.
- Kiêng sử dụng vật dụng nhọn để ăn uống như dĩa.
- Kiêng dùng muối để tắm cho trẻ.
- Kiêng uống aspirin để hạ sốt vì có thể làm xuất hiện hội chứng Reye, khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Thay vào đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thuốc paracetamol với liều lượng phù hợp.
Trẻ bị chân tay miệng có kiêng tắm không?
Theo nhiều bác sĩ có chuyên môn, trẻ bị chân tay miệng không nên kiêng tắm. Vì khi nhiễm bệnh, cơ thể bé sẽ toát ra mồ hôi và các dịch nhầy do nốt mụn vỡ ra, vậy nên nếu không tắm thì sẽ tạo môi trường để cho vi khuẩn phát triển và lan rộng. Các bậc cha mẹ nên lau rửa cho bé bằng nước ấm, một cách nhẹ nhàng để làm sạch da và giúp thông thoáng hơn.
Bé bị chân tay miệng có phải kiêng gió không?
Bé bị chân tay miệng không cần kiêng gió tuyệt đối để phòng tránh xuất hiện bội nhiễm do không khí bí bách sẽ khiến virus tích tụ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không được cho bé tiếp xúc với gió một cách thoải mái. Thời điểm này, hệ miễn dịch của bé rất yếu nên dễ gặp các bệnh về hô hấp.
Trẻ em bị tay chân miệng không nên ăn gì?
- Không nên dùng các đồ ăn cay, nóng, mặn.
- Không nên dùng các thức ăn cứng.
- Không nên sử dụng các chất béo bão hòa.
- Không nên ăn các thực phẩm lạ.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
- Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng đầy đủ chất, nhiều nhóm thực phẩm như đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất,…
- Bổ sung thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,… để tăng cường kẽm và sắt cho cơ thể.
- Bổ sung các loại củ quả có màu vàng và các loại rau sẫm màu.
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Tùy từng cấp độ mắc bệnh mà thời gian khỏi sẽ khác nhau. Đối với những trẻ em ở cấp độ 1, thì chỉ sau từ 7 – 10 ngày thì tình hình bệnh đã được điều trị dứt điểm. Đối với những trẻ mắc bệnh ở cấp độ 2 thì sau khoảng 10 – 14 ngày. Còn đối với những trường hợp ở mức độ 3 và 4 thì thời gian khỏi sẽ lâu hơn. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị, tránh gây những biến chứng xấu về sau.
Lưu ý chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
- Cần xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ thức ăn để trẻ dễ nuốt.
- Cho bé uống đủ nước, nhất là những giai đoạn bé bị sốt.
- Cách ly trẻ với những đứa nhỏ khác trong gia đình để tránh lây lan.
- Người lớn cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng.
- Giặt riêng quần áo của trẻ em nhiễm bệnh, nếu có thể sử dụng công nghệ khử trùng thì càng tốt.
- Nên cho trẻ dùng riêng đồ cá nhân như bát, thìa, cốc, khăn tắm….
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp các bậc phụ huynh biết được trẻ bị bệnh chân tay miệng cần kiêng gì để nhanh khỏi. Đừng quên theo dõi Vivita để biết thêm nhiều bài viết bổ ích ở trong tương lai nhé!