#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Trẻ Sơ Sinh Bị Tay Chân Miệng Phải Làm Sao? 

Chân tay miệng là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ. Vậy thì trẻ sơ sinh bị tay chân miệng phải làm sao? Hãy cùng Vivita tìm hiểu ở ngay trong bài viết này nhé!

Bệnh Tay Chân Miệng Là Gì?

Bệnh tay chân miệng do virus gây nên, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Có 4 cấp độ của bệnh tay chân miệng, biểu hiện như sau:

  • Cấp độ 1: Phần da bị loét và tổn thương. Đây là thể nhẹ nhất và không quá nghiêm trọng nếu biết cách điều trị đúng.
  • Cấp độ 2: Bệnh bắt đầu biến chứng đến hệ thần kinh và tim mạch ở mức độ nhẹ. Trẻ em có thể bị giật mình, sốt trên 39 độ C, khó ngủ, hay khóc quấy, nhịp tim đập nhanh. Ngoài ra, một số bé còn bị yếu tay chân, lác mắt, ngồi không vững, thay đổi giọng nói,…
  • Cấp độ 3: Bệnh biến chứng đến hô hấp, thần kinh, tim mạch ở mức nặng hơn. Lúc này, mạch đập nhanh, người vã mồ hôi, huyết áp tăng nhanh. Ngoài ra, một số bé có nhịp thở không ổn định, thở rít dây thanh quản hoặc rối loạn tri giác. 
  • Cấp độ 4: Xuất hiện triệu chứng sốc. Lúc này, trẻ có thể bị ngừng thở, thở nấc. Ngoài ra, mạch và huyết áp đôi khi về mức 0, cơ thể tím tái,… 
Hình ảnh bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Hình ảnh bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Nguyên nhân gây tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tay chân miệng chủ yếu là do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng, Coxsackievirus A6 cũng là một loại virus khiến cho trình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại virus này thường có trong hệ tiêu hóa của người.

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ dàng bị lây bệnh từ người khác thông qua tiếp xúc giọt bắn hoặc chạm vào các dịch tiết ra từ nốt bỏng nước của người nhiễm bệnh. Chính vì vậy, các phụ huynh cần phải cảnh giác và chăm con cẩn thận.

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Sau đây là những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh:

  • Miệng: Khi các phụ huynh quan sát phần lưỡi và khoang miệng của bé sẽ thấy xuất hiện các đốm nhỏ. Dần dần, các đốm này sẽ to lên và chuyển thành mụn nước, viền đỏ.
  • Chân và tay: Ở đây sẽ xuất hiện những đốm nhỏ, màu đỏ. Các nốt này gây đau, nhức và ngứa. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành đốm mụn nước có màu xám. 
  • Bên cạnh những dấu hiệu trên, các phụ huynh cũng hãy quan sát phần mông, bẹn của trẻ nhỏ. Đôi khi, ở những phần này cũng sẽ xuất hiện những đốm đỏ.
  • Ngoài ra, đối với những bé bị bệnh tay chân miệng sẽ thường biếng ăn, sốt, dễ nổi cáu và đau họng. 
Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng phải làm sao?

Về dinh dưỡng

Với những trẻ sơ sinh chỉ bú sữa

Có rất nhiều mẹ băn khoăn rằng cho con bú sữa thì có khiến mẹ bị lây bệnh hay không? Theo các bác sĩ có chuyên môn, virus sẽ không lây qua núm vú của mẹ. Vì vậy, các chị em có thể hoàn toàn yên tâm cho con tiếp tục bú sữa. Đặc biệt, các mẹ hãy tăng cữ để giúp bé có thêm năng lượng chống lại các virus gây bệnh.

Với những trẻ đã ăn dặm

Do các nốt nước ở miệng sẽ khiến quá trình ăn uống của bé trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, được say hoặc nghiền nhuyễn. Phụ huynh có thể tham khảo cháo hoặc súp. Ngoài ra, tuyệt đối không được cho trẻ ăn đồ chua, cay vì sẽ khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Bôi kem/thuốc giảm đau

Các bậc phụ huynh hãy mang bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn các loại thuốc hoặc kem bôi làm giảm đau, giúp tình trạng bệnh trở nên dễ chịu hơn. Các mẹ không nên tự ý mua sản phẩm giảm đau về và sử dụng nếu chưa các chỉ định từ những người có chuyên môn.

Dùng thêm thuốc hạ sốt

Một vài loại thuốc dùng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh như Paracetamol, Ibuprofen. Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để biết được cách dùng đúng và liều lượng thích hợp cho bé.

Vệ sinh thân thể nhẹ nhàng 

Đối với trẻ bị tay chân miệng, các mẹ nên vệ sinh thân thể nhẹ nhàng cho bé để tránh làm vỡ các nốt mụn nước. Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng và càng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý không dùng chung khăn tắm và đồ vệ sinh cá nhân của trẻ với những người khác.

Cách ly và cho trẻ nghỉ ngơi đủ

Trẻ em bị tay chân miệng nên được cách ly để tránh làm tăng khả năng gây bệnh. Ngoài ra, hãy cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm giảm bệnh, nhanh chóng hồi phục.

Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Các bậc phụ huynh nên có cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tay chân miệng tại nhà đúng, tránh những sai lầm dưới đây:

  • Kiêng tắm cho trẻ: Điều này sẽ khiến cho các vi khuẩn ngày càng lan rộng và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phụ huynh hãy tắm rửa cho bé một cách nhẹ nhàng để loại bỏ mồ hôi, dịch tiết trên da bé.
  • Lạm dụng quá nhiều thuốc hạ sốt: Đối với những bé bị tay chân miệng, thường dễ sốt. Ở trường hợp này, cha mẹ hãy chườm mát và cho con nằm ở nơi thoáng mát, tránh uống quá nhiều thuốc hạ sốt.
  • Ép trẻ ăn nhiều khiến trẻ sợ, khóc,…

Khi nào nên đưa trẻ bị tay chân miệng đi khám bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ bị tay chân miệng đi khám bác sĩ khi:

  • Trẻ sốt cao, uống thuốc không hạ: Khi trẻ sơ sinh sốt liên tục trên 38,5 độ, kéo dài quá 48 giờ và không cắt cơn sốt dù cho đã dùng thuốc hạ sốt thì nên đến bác sĩ để thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Trẻ giật mình: Khi bé thường xuyên giật mình kể cả lúc nằm ngủ hoặc lúc chơi thì có thể đã bị biến chứng thần kinh. Lúc này, nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám chữa, tránh xuất hiện những hệ lụy nghiêm trọng về sau.
  • Trẻ quấy khóc dai dẳng: Trẻ thường xuyên quấy khóc dai dẳng, lặp đi lặp lại nhiều lần thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguy cơ tái phát bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng sẽ không mắc lại bệnh nữa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với những bị tay chân miệng do chủng virus coxsackie gây nên thì vẫn có khả năng tái bệnh. Vì vậy, các cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh

  • Dùng khăn giấy che miệng sau khi ho, hắt hơi.
  • Xử lý tã đúng cách để loại bỏ virus.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng.
  • Không để bé dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, cốc, bát, thìa,… với người khác.
  • Các mẹ nên vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Khử trùng các đồ vật mà bé hay chạm, đồ chơi,…
  • Tránh dùng tay chạm vào miệng, mắt, mũi của trẻ nhỏ.
  • Không để trẻ lại gần với những người đang có dấu hiệu bị tay chân miệng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp trẻ sơ sinh bị tay chân miệng. Các phụ huynh đừng quên theo dõi Vivita để biết được nhiều kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe cho bé trong thời gian tới nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)