#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Biểu hiện, dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống 

Thoái hoá cột sống là gì? 

Thoái hoá cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương) bị hao mòn, tổn thương, bị mất dần cấu trúc và chức năng của chúng.

Đây là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên trở lên. Phổ biến nhất là người cao tuổi, người lao động nặng, dân văn phòng… Theo thống kê, có gần 85% người Việt Nam trên 50 tuổi gặp hiện tượng thoái hóa cột sống, theo đó tỉ lệ mắc phải ở nữ giới cao hơn so nam giới.

thoái hóa cột sống là gì

Phân loại thoái hoá cột sống

Có 2 vị trí cột sống dễ bị thoái hóa gồm:

  • Thoái hóa cột sống cổ: Là bệnh xương khớp mãn tính, thường có nguyên nhân chính là tuổi tác cao kèm lão hoá từ đó gây thoái hóa các đĩa đệm và sụn khớp. Bệnh có diễn biến phức tạp, trải qua nhiều cấp độ với những dấu hiệu khác nhau, nhưng đa phần là xuất hiện các triệu chứng như đau cổ, lan dần xuống vai gáy và cứng khớp kéo dài. Vị trí thường bị thoái hoá nhất là C5-C6-C7.
  • Thoái hóa cột sống lưng: Bệnh xuất hiện kèm theo những biến đổi hình thái ở đốt sống lưng, từ đó làm đường cong sinh lý của cột sống thắt lưng không còn bình thường. Các vị trí thường bị thoái hoá là L5-S1 và L4-L5.
Thoái hoá cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương) bị hao mòn
Thoái hoá cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương) bị hao mòn

Nguyên nhân gây thoái hoá cột sống

Thoái hóa cột sống xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoái hoá cột sống:

  • Lão hóa tự nhiên: Khi bạn càng già đi thì cột sống cũng sẽ bị thoái hóa dần, đây là một quy luật của tự nhiên. Tình trạng loãng xương, bào mòn sụn khớp xuất hiện khi bạn bắt đầu bước qua độ tuổi 30.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu một chỗ, nằm ngủ hoặc quan hệ tình dục sai tư thế cũng là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
  • Đặc thù công việc: Khi thường xuyên mang vác đồ nặng hoặc cúi gập người, xoay cổ, ngửa cổ nhiều cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng: Khi chế độ dinh dưỡng bị thiếu những chất như canxi, magie, vitamin, … dẫn đến cột sống bị mài mòn, làm giảm khả năng tái tạo xương.
  • Yếu tố di truyền: Nguyên nhân thoái hóa cột sống còn có thể do những bệnh lý bẩm sinh di truyền như hẹp đốt sống, gai đôi cột sống, gù hay bị vẹo cột sống, …
  • Chấn thương do té ngã, tai nạn: Những chấn thương cột sống trong quá trình sinh hoạt và lao động cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống nếu không được điều trị dứt điểm.
  • Do biến chứng của bệnh lý: Thoái hóa cột sống cũng có thể xuất hiện như một dạng biến chứng của các bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…

nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Biểu hiện, dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống 

Các triệu chứng chung thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống là:

  • Cứng hoặc đau ở cổ hoặc lưng. Cơn đau sẽ giảm khi nằm, nghỉ ngơi; 
  • Yếu hoặc tê ở chân hoặc tay, nếu nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống;
  • Đau ở vai;
  • Đau đầu.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ: hầu hết các bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ không nhận thấy triệu chứng gì rõ ràng trong một thời gian dài ban đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện các biểu hiện thường thấy nhất đó là người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ. Bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra cảm giác đau buốt khó chịu vùng cổ, bất cứ khi nào cử động đều thấy đau. Cụ thể là:

  • Thực hiện các động tác ở cổ bị vướng và đau thậm chí có thể bị vẹo cổ.
  • Cơn đau xuất phát ở gáy sau đó lan dần ra tai, xung quanh cổ. Các cơn đau còn có thể lan lên đầu gây nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hoặc cả hai bên.
  • Nếu tình trạng nặng có thể gây ra tê liệt ở cánh tay và bàn tay.
  • Khi gặp thời tiết thay đổi kết hợp với một tư thế nằm ngủ không đúng vào ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Khi bị cứng cổ không tự đi được kèm theo rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số trường hợp phải chịu ảnh hưởng của các cơn đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người. 
  • Dấu hiệu Lhermitte: một triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay còn gọi là hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Đây là cảm giác khó chịu đột ngột như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, thậm chí lan ra cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Biểu hiện này mạnh hơn khi bạn cúi cổ về trước, nó có thể  kết thúc nhanh chóng khi bạn trở về tư thế bình thường.
Bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra cảm giác đau buốt khó chịu vùng cổ
Bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra cảm giác đau buốt khó chịu vùng cổ

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng: Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng phổ biến của thoái hoá cột sống thắt lưng là cứng khớp và các cơn đau nhẹ dân tăng mức độ, thỉnh thoảng không cử động được vùng thắt lưng hay gây ra những hạn chế vận động ở các vùng lân cận.

Các biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Yếu tay hoặc chân
  • Sự phối hợp giữa tay và chân không còn như trước
  • Co thắt cơ bắp, gây đau
  • Đau đầu
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, đại tiểu tiện,..
Các triệu chứng phổ biến của thoái hoá cột sống thắt lưng là cứng khớp và các cơn đau nhẹ
Các triệu chứng phổ biến của thoái hoá cột sống thắt lưng là cứng khớp và các cơn đau nhẹ

Các cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống

  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý: Chúng ta cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi làm việc, tránh vận động quá nặng hay mang vác vật nặng, sai tư thế,..Ngoài ra, để phòng tránh thoái hóa cột sống chúng ta cần hạn chế sử dụng các loại chất kích thích và đồ uống có cồn gây hại cho cơ thể và sức khỏe xương khớp.
  • Tập luyện hợp lý: Việc tập thể dục thể thao thường xuyên mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của hệ xương khớp, từ đó giảm thiểu nguy cơ thoái hóa cột sống. Các môn thể thao phù hợp để luyện tập thường xuyên là bơi lội, yoga, đi hoặc bộ,… Người bệnh cần tránh các hoạt động thể thao quá nặng, gây sức ép lớn lên các dây thần kinh và hệ xương khớp, từ đó dẫn đến những tổn thương sụn khớp không mong muốn.
Việc tập thể dục thể thao thường xuyên mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của hệ xương khớp
Việc tập thể dục thể thao thường xuyên mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe của hệ xương khớp
  • Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí là việc rất cần thiết cho hầu hết các bệnh xương khớp, trong đó có thoái hoá cột sống. Người bệnh thoái hóa cột sống thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, canxi, vitamin D, đậu nành, trái cây, rau củ, thực phẩm giàu magie, glucosamine và chondroitin. Đây là những hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng cường tổng hợp và hấp thu dưỡng chất giúp hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế tối đa các loại thịt đỏ, giàu đạm, các chất kích thích, đồ ăn quá mặn, ngọt và nhiều chất béo, giàu mỡ.
chế độ dinh dưỡng hợp lí là việc rất cần thiết cho hầu hết các bệnh xương khớp
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là việc rất cần thiết cho hầu hết các bệnh xương khớp

Trên đây là tất tần tật những vấn đề cần biết về triệu chứng, biểu hiện của bệnh thoái hoá cột sống. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh và có cách phòng ngừa, điều trị tốt nhất, bảo vệ xương khớp cho bản thân và gia đình. Việc có đủ kiến thức và phát hiện sớm sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị dứt điểm căn bệnh thoái hoá cột sống.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)