Bị̣ thoái hóa cột sống nên ăn gì là tốt nhất?
Xem nhanh nội dung bài viết
Định nghĩa thoái hoá cột sống
Cột sống gồm có 33 đốt xương kéo dài từ dưới hộp sọ đến xương chậu và được xếp chồng thành khối. Các đốt sống được liên kết với nhau bằng các đĩa đệm. Cột sống có vai trò như một trụ cột giữ cơ thể được đứng thẳng và bảo vệ các dây thần kinh và nội tạng.
Thoái hoá cột sống là tình trạng vùng cột sống (gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương) bị hao mòn, tổn thương, bị mất dần cấu trúc và chức năng của chúng.
Có 2 vị trí cột sống dễ bị thoái hóa gồm:
- Thoái hóa cột sống cổ: Là bệnh xương khớp mãn tính, thường có nguyên nhân chính là tuổi tác cao kèm lão hoá từ đó gây thoái hóa các đĩa đệm và sụn khớp. Bệnh có diễn biến phức tạp, trải qua nhiều cấp độ với những dấu hiệu khác nhau, nhưng đa phần là xuất hiện các triệu chứng như đau cổ, lan dần xuống vai gáy và cứng khớp kéo dài. Vị trí thường bị thoái hoá nhất là C5-C6-C7.
- Thoái hóa cột sống lưng: Bệnh xuất hiện kèm theo những biến đổi hình thái ở đốt sống lưng, từ đó làm đường cong sinh lý của cột sống thắt lưng không còn bình thường. Các vị trí thường bị thoái hoá là L5-S1 và L4-L5.
Nguyên nhân gây thoái hoá cột sống
Thoái hóa cột sống xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Lão hóa tự nhiên: Khi bạn càng già đi thì cột sống cũng sẽ bị thoái hóa dần, đây là một quy luật của tự nhiên. Tình trạng loãng xương, bào mòn sụn khớp xuất hiện khi bạn bắt đầu bước qua độ tuổi 30.
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu một chỗ, nằm ngủ hoặc quan hệ tình dục sai tư thế cũng là những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.
- Đặc thù công việc: Khi thường xuyên mang vác đồ nặng hoặc cúi gập người, xoay cổ, ngửa cổ nhiều cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống.
- Chế độ dinh dưỡng: Khi chế độ dinh dưỡng bị thiếu những chất như canxi, magie, vitamin, … dẫn đến cột sống bị mài mòn, làm giảm khả năng tái tạo xương.
- Yếu tố di truyền: Nguyên nhân thoái hóa cột sống còn có thể do những bệnh lý bẩm sinh di truyền như hẹp đốt sống, gai đôi cột sống, gù hay bị vẹo cột sống, …
- Chấn thương do té ngã, tai nạn: Những chấn thương cột sống trong quá trình sinh hoạt và lao động cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống nếu không được điều trị dứt điểm.
- Do biến chứng của bệnh lý: Thoái hóa cột sống cũng có thể xuất hiện như một dạng biến chứng của các bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…
Bị̣ thoái hóa cột sống nên ăn gì là tốt nhất?
Thực phẩm giàu Vitamin D
Vitamin D có thể được tổng hợp từ việc da của chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D vào cơ thể sẽ hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi bổ trợ hệ xương khớp. Những loại thực phẩm giàu vitamin D là: Ngũ cốc, đậu nành, các loại nấm, lòng đỏ trứng, tôm, cua,…
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là chất hỗ trợ kháng viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Những bệnh nhân xương khớp cần dung nạp lượng Omega-3 cao gấp 3 lần người thường để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Một số thực phẩm giàu Omega-3 như các loại cá biển; bột ngũ cốc; hạt lanh; quả óc chó;…
Những loại thực phẩm giàu canxi
Khi xương bị lão hóa nghĩa là khả năng tái tạo xương, sụn giảm, xương giòn xốp, dễ gãy. Trong khi các chất canxi lại có vai trò giúp xương chắc khỏe, tăng tái tạo sụn khớp. Do đó, việc bổ sung canxi cho những người bị thoái hóa cột sống là điều thiết yếu. Các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi là: Sữa, các chế phẩm từ sữa, nước hầm xương ống, xương sườn,…
Trái cây, rau củ
Người bị thoái hóa cột sống nên sử dụng nhiều các loại trái cây như ổi, đu đủ, dứa, táo, lê, nho, dưa hấu… vì trong thành phần các loại quả này có chứa nhiều muối kali, nước, vitamin C, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng khá tốt, bảo vệ bao khớp và đầu xương cũng như tăng khả năng bài tiết lượng acid uric qua đường tiết niệu ở người bệnh gout. Trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, giúp ngăn chặn sự tiến triển của quá trình thoái hóa xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống thắt lưng. Thậm chí, một số loại trái cây còn hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng viêm sưng ở đốt sống lưng rất tốt. Mỗi ngày, bệnh nhân nên bổ sung ít nhất 400g trái cây. Ngoài ra, người bệnh thoái hóa cột sống lưng có thể uống nhiều nước ép hoa quả tươi khác. Bên cạnh đó, Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe. Cà chua, cải xoăn, đậu bắp, súp lơ, cải thìa là những loại rau quả rất tốt cho người bị bệnh thoái hóa cột sống. Đối với bệnh thoái hóa cột sống lưng, chúng ta nên bổ sung rau xanh vào tất cả các bữa ăn hàng ngày.
Thực phẩm giàu Magie
Người bị thoái hóa cột sống cũng nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều chất magie. Vì magie là một chất khoáng có vai trò quan trọng cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Những thực phẩm giàu magie bao gồm: Các loại rau lá xanh, cá, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, chuối và socola đen.
Thực phẩm có chứa glucosamine và chondroitin
Thoái hóa xương khớp đồng nghĩa với việc các mô sụn ở đầu các khớp bị xói mòn. Các mô sụn này có vai trò làm cho khớp hoạt động trơn tru và linh hoạt. Nếu các mô sụn này biến mất, khi các khớp vận động, hai đầu xương cọ xát vào nhau gây ra cảm giác đau nhức và có tiếng kêu lạo xạo. Vì vậy, những người bị thoái hóa xương khớp đặc biệt là thoái hóa cột sống hoạt động rất khó khăn hơn người bình thường. Chính vì vậy, việc bổ sung thực phẩm có chứa nhiều glucosamine và chondroitin vào bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng. Những chất này khi vào trong cơ thể, sẽ giúp cơ thể tăng tái tạo sụn khớp. Nhờ đó mà giảm đi đáng kể các triệu chứng đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra. Các món xương động vật hầm, sụn bò, sụn bê,… là những thực phẩm chứa nhiều glucosamine và chondroitin mà bạn cần bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của mình.
Đậu nành
Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Bổ sung thực phẩm giàu đạm
Thiếu đạm, lượng canxi ở trong máu cũng sẽ giảm xuống. Điều này sẽ làm giảm quá trình phát triển và tái tạo xương khớp. Vì thế, người bị thoái hóa xương khớp cần phải chú trọng bổ sung đầy đủ lượng chất đạm cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Các thực phẩm có nhiều đạm: Các loại cá biển, thịt gà, thịt lợn,…
Uống nhiều nước
Đây là biện pháp mà bạn nên áp dụng trong điều trị bất cứ căn bệnh nào, ngay cả khi khỏe mạnh. Nước thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cho việc điều trị bệnh đạt kết quả cao hơn. Bạn có thể dùng xen kẽ nước lọc với các loại nước trái cây, nước ép… để cân bằng dinh dưỡng.
Trên đây là tất cả những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoái hoá cột sống. Hãy cùng tìm hiểu và thêm chúng vào thực đơn hàng ngày của bạn và gia đình để tăng cường sức khoẻ xương khớp, phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh thoái hoá cột sống nhé!