#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? [2022]

Đa số mọi người đều cho rằng ăn hoa quả sẽ làm tăng đường huyết. Đây vốn là một quan niệm sai lầm! Trái cây thực sự tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường nếu ăn đúng cách. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

#1 Bưởi

Bưởi là loại quả rất tốt cho người bị tiểu đường. Nhiều nghiên cứu chứng minh, bưởi có khả năng làm hạ đường huyết, giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường chức năng huyết quản. Bên cạnh đó bưởi còn có thể làm giảm cholesterol và triglycerid, tốt cho tim mạch.

Xem thêm: Hypoly – Phương Pháp Từ Thiên Nhiên Hỗ Trợ Ổn Định Chỉ Số Đường Huyết

benh tieu duong nen an trai cay gi 1

Đặc biệt, chất tạo nên vị đắng trong bưởi có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh tiểu đường, giúp cơ thể người bệnh mẫn cảm đối với insulin. Thường xuyên ăn bưởi giúp bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và các biến chứng nguy hiểm.

Hơn thế nữa, bưởi còn có nhiều vitamin C, Kali và các khoáng chất thiết yếu giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và bệnh ung thư. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn 2-4 múi bưởi mỗi ngày để cải thiện lượng đường huyết.

#2 Cam

Cam được coi là thực phẩm an toàn dành cho bệnh nhân tiểu đường. Với hàm lượng vitamin C cao và giàu chất xơ, vitamin A, canxi, axit folic… Cam là thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển xương, cơ, ổn định huyết áp, tăng cường miễn dịch.

benh tieu duong nen an trai cay gi 2

Hàm lượng đường trong cam cũng thấp nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, quả cam còn giúp người bệnh tiểu đường giảm các nguy cơ biến chứng nguy hiểm như tim mạch, ung thư.

#3 Lê

Lê là loại quả ít đường nhưng giàu chất xơ và vitamin K, rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Lê là loại quả hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường vì chúng tạo cảm giác no và làm giảm dao động đường huyết.

benh tieu duong nen an trai cay gi 3
Lê rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Ngoài ra, trong lê còn chứa dưỡng chất thực vật có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim bên cạnh bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể bổ sung lê vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày mà không lo ngại đến việc tăng trị số đường huyết.

#4 Táo

Táo chứa nhiều chất oxy giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch. Táo giúp loại bỏ các chất thải nguy hại ra khỏi cơ thể và làm giảm đến 35% nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường.

benh tieu duong nen an trai cay gi 4
Táo là trái cây mà người tiểu đường nên ăn

Trong táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo có trong cơ thể. Mặt khác, táo còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và tránh các bệnh về mắt ở người bệnh tiểu đường.

#5 Qủa đào

Đào là một thức quả không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị GI thấp nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Quả đào chứa hàm lượng carbohydrate thấp nhưng rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin C, A và kali.

Người bệnh tiểu đường ăn đào vừa giúp bổ sung dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe vừa giúp hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả.

#6 Mận

Trong quả mận có nhiều vitamin C, A, E, kali cùng với lượng carbohydrates ít. Do đó, mận có tác dụng làm ổn định lượng đường huyết trong máu. Đây là loại trái cây rất tốt đối với người bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngừa tình trạng đi tiểu nhiều.

benh tieu duong nen an trai cay gi 5
Mận có tác dụng làm ổn định lượng đường huyết trong máu

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có thể lấy hạt quả mận đem đi phơi khô và tán thành bột để uống với nước. Đây là một bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh tiểu đường rất tốt và đã được nhiều người áp dụng thành công.

#7 Quả lựu

Quả lựu có một điểm đặc biệt là đường ở trong quả lựu được liên kết với các chất chống oxy hoá. Đây là những chất chống oxy hoá thuộc nhóm ellagitannin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Chúng còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và xơ cứng động mạch.

Đối với người bệnh tiểu đường, các chất chống oxy hoá có trong quả lựu còn có thể làm giảm quá trình oxy hóa. Bên cạnh đó là làm giảm tình trạng stress oxy hoá các tế bào, ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Mức cholesterol xấu LDL trong máu cao là một yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy, nước ép lựu có thể giúp làm giảm lượng cholesterol xấu LDL mà không ảnh hưởng đến mức cholesterol tốt HDL.

#8 Đu đủ

Đu đủ là một loahi trái cây có hàm lượng chất dinh dưỡng (vitamin, chất khoáng) tương đối cao nhưng lượng đường lại rất thấp. Ăn đu đủ là một cách hỗ trợ bài tiết insulin để ấp thu đường vượt ngưỡng.

Đu đủ là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp GI=23. Khi ăn đu đủ, lượng đường tự nhiên sẽ được giải phóng từ từ và không làm tăng quá nhanh lượng đường trong máu. Nên người bệnh tiểu đường có thể hoàn toàn yên tâm khi ăn đu đủ hàng ngày.

Hãy bổ sung đu đủ trong khẩu phần ăn hằng ngày để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Sử dụng đu đủ để làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ nên ăn 1 miếng đủ đủ đã cắt miếng.

#9 Dâu tây

Dâu tây cũng là một loại quả mọng có tác dụng tuyệt vời đối với bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng carbohydrate trong dâu tây rất thấp nên bạn có thể an tâm dùng hằng ngày mà không lo ngại đến việc tăng trị số đường huyết.

Trong dâu tây còn chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ các biến chứng về tim mạch cho người tiểu đường. Vì các chất này giúp là giảm cholesterol xấu, cải thiện cholesterol tốt và làm giảm huyết áp. Hàm lượng vitamin C và flavonoid có trong dâu tây còn giúp làm tiêu viêm và giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến viêm như ung thư, các bệnh tự miễn…

benh tieu duong nen an trai cay gi 6

Do đó, người bệnh tiểu đường đừng quên bổ sung dâu tây vào thực đơn hàng ngày. Với 1/4 cốc dâu tây thì có hàm lượng cacbonhydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món sữa chua tráng miệng.

#10 Qủa thơm (dứa)

Quả thơm là một loại hoa quả giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan tự nhiên, chứa ít calo và chỉ số đường huyết thấp. Thành phần trong dứa còn chứa nhiều vitamin A, C, B và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.

Có một vài nghiên cứu cho thấy ăn thơm có tác dụng giảm cholesterol trong máu. Do đó, những bệnh nhân tiểu đường bị béo phì nên bổ sung dứa vào thực đơn để làm giảm nguy cơ biến chứng các bệnh liên quan đến tim.

Tuy nhiên, để kiểm soát được đường huyết thì người bệnh tiểu đường không được ăn quá 1/2 quả dứa một ngày. Nên ăn trực tiếp thay vì xay sinh tố hoặc uống nước ép để cơ thể tiếp thu lượng chất xơ dồi dào có trong dứa.

Trên đây là những thông tin về người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì. Qua đó, bạn có thể lựa chọn loại trái cây phù hợp giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm tăng chỉ số đường huyết.

>>XEM THÊM: Hypoly – Hỗ Trợ Ổn Định Chỉ Số Đường Huyết & Ngừa Biến Chứng Đái Tháo Đường

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)