#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Uống Thuốc Không Nên Uống Nước Gì? 6 Loại Nước Uống Cần Tránh

Phòng Và Trị Bệnh

Việc bồi bổ sức khỏe khi cơ thể mang bệnh là điều cần thiết để cơ thể có sức đề kháng hơn. Tuy nhiên uống thuốc như thế nào mới là đúng? Hãy cùng Vivita tìm hiểu Uống thuốc không nên uống nước gì bạn nhé.

QC

Uống thuốc không nên uống nước gì?

Bia, rượu và thức uống có cồn

Uống thuốc không nên uống với rượu, bia và thức uống có cồn
Uống thuốc không nên uống với rượu, bia và thức uống có cồn

Về bản chất, bia, rượu hay thức uống có cồn nói chung nếu sử dụng ở mức độ hợp lý vẫn đem lại những tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi đang là một bệnh nhân và đang dùng thuốc, thức uống có cồn đôi khi có thể làm tăng những nguy cơ cho sức khỏe.

Tương tác thuốc:

Thành phần chính của bia, rượu và thức uống có cồn là Ethanol – 1 chất có tác dụng cảm ứng men gan (CYP 2E1). Điều này có nghĩa là khi bạn đang sử dụng các thuốc cũng được chuyển hóa qua loại men gan này, men gan sẽ chuyển hóa mạnh mẽ thuốc này hơn bình thường. Làm ảnh hưởng lớn đến tác dụng của thuốc trên cơ thể, thậm chí là độc tính.

Tăng nguy cơ tác dụng phụ:

Bia, rượu hay thức uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng có hại của nhiều thuốc như: metformin (thuốc trị đái tháo đường), paracetamol (thuốc giảm đau hạ sốt), methotrexat (thuốc chống ung thư), thuốc gây mê, …

Người uống rượu khi dùng paracetamol làm tăng nguy cơ suy gan (cấp tính – liều cao, mạn tính – liều thấp dài ngày). Thức uống này sử dụng với metformin làm tăng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa. Bệnh nhân cũng cần phải tăng liều thuốc gây mê nếu có tiền sử nghiện rượu, do đó tăng nguy cơ suy hô hấp

Vì vậy, hãy kể cho bác sĩ về tình trạng sử dụng rượu, bia và thức uống có cồn của bạn và hạn chế tối đa việc dùng loại nước này khi đang dùng thuốc.

Nước ngọt có ga

Sự hấp dẫn của nước ngọt có ga là không thể phủ định. Chúng giúp chúng ta ăn ngon miệng, tận hưởng các bữa tiệc và sảng khoái hơn. Tuy nhiên uống chung nước có ga là điều cần tránh. Do trong nước ngọt có ga chứa lượng lớn khí CO2, làm nước có tính kiềm. Tính kiềm này làm ảnh giảm sự hấp thu của các thuốc có tính acid như aspirin, barbiturat,…

Nước ngọt có ga sau khi uống thường gây ợ hơi, làm tăng nguy cơ trào thuốc lên thực quản, có thể làm tăng nguy cơ loét thực quản của alendronat. Cũng do tính kiềm, nước ngọt có ga làm ảnh hưởng đến tốc độ làm rỗng dạ dày, khiến ảnh hưởng lớn tới sự hấp thu của rất nhiều thuốc.

Sữa

Uống thuốc không nên uống với sữa
Uống thuốc không nên uống với sữa

Sữa dường như là thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đình. Một thành phần quan trọng có trong sữa là Canxi – giúp cho sự phát triển xương. Tuy nhiên chính Canxi lại là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất khi sử dụng sữa chung với thuốc.

Do canxi là kim loại đa hóa trị, có khả năng tạo phức chelat với rất nhiều thuốc – 1 phức bền không tan, không hấp thu. Điển hình trong số các thuốc tạo phức chelat với canxi như: kháng sinh (quinolon, tetracyclin), thuốc trị Parkingson (levidopa, carbidopa), thuốc chống hủy xương (alendronat), …

Hầu hết các ảnh hưởng của sữa lên việc sử dụng thuốc chỉ ở giai đoạn hấp thu. Do đó bạn vẫn có thể uống sữa sau khi uống thuốc từ 2 – 4 giờ.

Cà phê

Caffeine trong cà phê là hợp chất được quan tâm nhờ vào tác dụng làm tăng sự tỉnh táo cho người dùng. Tuy nhiên cũng do tác dụng trên thần kinh này, caffeine tương tác với rất nhiều thuốc.

Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần gây ngủ, các thuốc vận mạch,… dùng chung với caffeine làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp,…

Nước trà

Trong trà tương tự với cà phê cũng chứa một hàm lượng cao caffeine, do đó các ảnh hưởng của trà cũng tương tự. Tuy nhiên trà còn có thêm 1 thành phần đáng chú ý là tannin – một polyphenol thực vật đem lại tác dụng chống oxi hóa cho trà. 

Tuy nhiên cũng chính bởi thành phần hợp chất này, khi uống các thuốc có chứa kim loại đa hóa trị như: sắt, kẽm (trong các viên uống bổ sung), nhôm, magie (trong thuốc trung hòa acid dạ dày),… Các ion kim loại sẽ tạo phức chelat với tannin trong trà làm kém hấp thu thuốc.

Nước trái cây

Uống thuốc không nên uống với nước trái cây
Uống thuốc không nên uống với nước trái cây

Nước trái cây nhìn chung đều là những thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần có một số lưu ý khi dùng thuốc uống cùng nước trái cây. Do nước trái cây có chứa các acid hữu cơ tự nhiên như: acid ascorbic, acid lactic,… do đó pH nước trái cây thấp.

Vì vậy, các thuốc bị ảnh hưởng hấp thu do pH sẽ không được uống với nước trái cây. Nổi bật nhất là nhóm thuốc PPI – thuốc kháng tiết acid dạ dày. Thuốc thuộc nhóm PPI như: omeprazol, esomeprazol,… sẽ bị phân hủy rất nhanh chóng khi gặp môi trường acid. 

Bên cạnh PPI, các thuốc kháng sinh có vòng beta lactam như amoxicilin, cefuroxim, cefpodoxim,… cũng là các thuốc có sức chống chịu yếu ớt trước pH tiêu hóa thấp.

Giải Đáp Một số thắc mắc về uống nước với thuốc khác

Uống thuốc không nên uống với nước gì
Uống thuốc không nên uống với nước gì?

Uống thuốc bao lâu thì được uống nước ngọt?

Do tương tác chủ yếu ở giai đoạn hấp thu, do đó bạn hãy chờ cho thuốc được hấp thu xong (trong vòng 2 – 4 giờ tùy lượng thức ăn) rồi uống nước ngọt nhé. 

Uống thuốc rồi uống nước chanh có sao không?

Nước chanh không chỉ có thành phần acid citric làm giảm pH dịch tiêu hóa mà còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ có khả năng tạo phức chelat với ion kim loại. Việc pH dịch tiêu hóa biến đổi sẽ làm thuốc bị ảnh hưởng tới mức độ hấp thu, do đó hãy đợi 2 – 4 tiếng sau uống thuốc rồi uống nước chanh nhé.

Uống thuốc xong không nên làm gì?

Tùy từng loại thuốc đang sử dụng mà có các lưu ý khác nhau sau khi uống. Điểm chung là không vận động mạnh, hay nằm ngay do có thể làm trào ngược dịch dạ dày. 

Một số thuốc có lưu ý đặc biệt, ví dụ Alendronat – thuốc chống hủy xương. Người bệnh uống alendronat phải uống cùng với 1 cốc nước lớn, sau khi uống ngồi thẳng lưng hoặc đứng khoảng 30 phút đến 1 giờ. Thuốc cũng được uống trước bữa ăn. Lý do để hạn chế tối đa thuốc trào ngược lên thực quản, gây loét thực quản.

Tại sao phải uống thuốc với nước lọc?

Uống thuốc nên uống với nước lọc
Uống thuốc nên uống với nước lọc

Nước lọc dường như là thức uống đơn thuần nhất do chỉ chứ H20 và một số nguyên tố khoáng. Do đó mức độ tương tác của nước lọc với các thuốc rất thấp. Do đó uống thuốc với nước lọc sẽ là phương án an toàn nhất cho việc sử dụng thuốc.

Uống thuốc nên uống nước nóng hay lạnh?

Tùy vào tính chất hợp chất có trong thuốc mà lựa chọn nước nóng hay lạnh. Nước nóng đối với các bệnh nhân đang bị viêm họng sẽ là phương án giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Tuy nhiên một số hợp chất như paracetamol, vitamin C rất kém bền với nhiệt. Do đó không uống nước nóng với các thuốc này.

Nước lạnh có vẻ an toàn hơn trong bảo vệ tính ổn định của các thuốc. Tuy nhiên lưu ý các bệnh nhân đang bị viêm họng, sổ mũi uống nước quá lạnh sẽ làm nặng thêm triệu chứng.

Qua bài viết, hy vọng Vivita đã đem đến cho bạn thêm 1 cẩm nang mới khi giải đáp uống thuốc không nên uống nước gì. Mong rằng bạn sẽ có được những kinh nghiệm để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)