#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nên xem

Cơ Xương Khớp

Hiện nay viêm khớp dạng thấp đang dần phổ biến và xuất hiện trên nhiều đối tượng. Căn bệnh này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Vậy bệnh này có nguy hiểm gì không và cần điều trị như thế nào cho hiệu quả? Ngay sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu để có cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất.

QC

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng biến đổi của màng hoạt dịch khớp và gây viêm, đau nhức ở một số khớp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Bệnh được hình thành bởi tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể và xuất hiện thường xuyên vào những ngày trời lạnh. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

bệnh viêm khớp dạng thấp là gì

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp khác nhau. Cần xác định để có được phương pháp chữa trị hiệu quả.

– Do virus, vi khuẩn có hại: Các loại virus, vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo ra phản ứng viêm tại khớp và gây viêm nhiễm. Hoạt động này theo cơ chế tự miễn dịch của cơ thể để chống lại các loại virus, vi khuẩn để bảo vệ cơ thể.

– Bệnh viêm khớp dạng thấp do chấn thương: Các tổn thương từ tai nạn, va chạm,… trong cuộc sống hằng ngày nhưng không được điều trị dứt điểm sẽ gây viêm nhiễm tại khớp. Vấn đề này cũng khá được phổ biến trong đời sống của chúng ta nên cần chú ý.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Bị viêm khớp dạng thấp có thể do thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá, cafe,… sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thúc đẩy khả năng mắc bệnh. Do đó cần xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh để đảm bảo tránh các vấn đề bệnh xương khớp.

– Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các gia đình có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với những gia đình bình thường khác. Do đó các bạn cẩn lưu ý để phát hiện nguyên nhân bệnh cho chính xác.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như stress, mắc bệnh truyền nhiễm, cảm lạnh, hậu phẫu,… Đây là một trong những nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao nhất.

nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp

3. Dấu hiệu nhân biết bệnh viêm khớp dạng thấp

Giai đoạn khởi phát

– Ở giai đoạn khởi phát bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ có dấu hiệu đau nhức âm ỉ tại các khớp tay, đầu gối,… Tuy nhiên cơn đau không kéo dài mà sẽ tự khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.

– Đau nhức tăng dần khi vận động mạnh và giảm ngay sau khi nghỉ ngơi.

– Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp còn có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ vào buổi chiều, ra nhiều mồ hôi dù không làm việc nặng nhọc, khô miệng.

– Đau nhức toàn thân và cảm thấy khso chịu mặc dù không vận động mạnh trước đó.

Giai đoạn toàn phát

– Ở giai đoạn này thì các khớp cơ cứng sau khi thức dậy vào buổi sáng, phải mất từ 10 – 15 phút thì khớp mới trở lại bình thường.

– Người bệnh viêm khớp dạng thấp khi bệnh toàn phát sẽ gây sưng đau các khớp có tính đối xứng. Khớp cổ tay, chân, đầu gối sưng tấy đỏ và bên trong có chứa dịch khớp, ấn vào đau dữ dội.

– Một dấu hiệu khá dễ biết đó là vùng da chứa khớp bị viêm sẽ ấm nóng và có màu ửng đỏ hơn phần da xung quanh.

– Bệnh nhân sẽ bị hạn chế trong quá tình vận động, khớp bắt đầu biến dạng.

– Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ có một số triệu chứng cận khớp như xuất hiện các hạt nhỏ dưới da, sờ vào da cảm thấy rắn nhưng không đau; khớp bị lỏng lẻo và ban đỏ ở gan bàn chân, lòng bàn tay,…

dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp

4. Đối tượng bị bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi, giới tính nào kể cả trẻ em. Nhưng theo chuyên gia xương khớp, phụ nữ thường sẽ có nguy cơ bị viêm cao gấp 3 lần so với nam giới. Ở nữ giới, độ tuổi 30 đến 60 là khoảng thời gian dễ xảy ra tình trạng viêm khớp dạng thấp nhất. Những người mà gia đình có tiền sử mắc bệnh cũng sẽ có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn so với người bình thường.

5. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm khớp dạng thấp

Thông thường, bệnh nhân được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc sau:

– Thuốc chống viêm không steroid có thể giảm đau: Tác dụng phụ có thể là kích ứng dạ dày, vấn đề tại tim, tổn thương thận, tăng nguy cơ xuất huyết.

– Thuốc chống thấp khớp làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, giúp các mô và các khớp thoát khỏi tổn thương vĩnh viễn. Tác dụng phụ của nhóm này có thể là tổn thương gan, ức chế tủy xương hoặc nhiễm trùng phổi.

– Thuốc sinh học là thuốc ức chế tế bào B hoặc tế bào T, đem lại hiệu quả cho trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác

phác đồ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Sử dụng thuốc Nam để điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc Nam được rất nhiều người lựa chọn để điều trị viêm khớp dạng thấp thấp nhờ sự an toàn, lành tính, cách thực hiện đơn giản mà hiệu quả đem đến cũng rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng cho người bệnh tham khảo:

  • Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp từ quả đu đủ và mễ nhân: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 quả đu đủ, 30g mễ nhân sống. Rửa sạch đu đủ, thái nhỏ và cho vào nồi đun sôi cùng mễ nhân, đường trắng đến khi các loại nguyên liệu cùng chín thì bắc ra. Người bệnh sử dụng 3 lần/ngày.
  • Mật ong và bột quế: Bài thuốc này khá đơn giản chỉ cần lấy 1 thìa cafe mật ong trộn đều cùng 1 thìa cafe bột quế, chia uống 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Sử dụng 50g lá lốt tươi, rửa sạch và đun cùng nước uống hàng ngày thay cho nước lọc.

điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp

Trường hợp các thuốc không đáp ứng trong điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc không thể ngăn ngừa hay làm chậm các tổn thương khớp, các bác sĩ sẽ xem xét áp dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh. Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp. Có thể thực hiện tại các khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.

Phẫu thuật sửa chữa gân: Theo thời gian, các viêm và tổn thương ở khớp có thể làm cho gân quanh khớp bị vỡ ra, cần được phẫu thuật.

Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp điều chỉnh khớp và giảm đau.

Thay toàn bộ khớp: Là phương pháp loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và thay thế bằng khớp nhân tạo kim loại hoặc nhựa. Phương pháp này thường được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp hông và khớp đầu gối.

Bài tập cơ bản giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp

– Động tác đứng lên – ngồi xuống: Động tác này giúp cho khớp chân linh hoạt và cần kết hợp trong quá trình điều trị bệnh. Bệnh nhân ngồi trên ghế sau đó đặt 2 tay lên thành ghế và đứng lên ngồi xuống 10 lần để tập các khớp chân sao cho chúng trở nên linh hoạt hơn.

– Bài tập cuộn ngón tay để chữa viêm khớp dạng thấp: Người bệnh đặt cẳng tay nằm trên mặt bàn, cuộn thành nắm đấm rồi lại duỗi thẳng ra khoảng 10 – 15 lần để khớp tay linh hoạt và nhanh khỏi hơn.

6. Cách phòng tránh bệnh viêm khớp dạng thấp

Chủ động cải thiện sức khỏe chung là cách phòng bệnh viêm khớp dạng thấp tốt nhất: Tích cực vận động thể thao, dinh dưỡng hợp lý (giảm chất bột, đường, tăng cường chất xơ từ rau quả), điều trị các bệnh lý kèm theo (béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…).

Khi có dấu hiệu sưng đau khớp, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị chính xác, tránh việc dùng thuốc bừa bãi, không rõ nguồn gốc, thuốc truyền miệng, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị.

cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Các bạn thân mến, trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp. Các bạn có thể tham khảo để có phương pháp phòng tránh và điều trị tốt nhất. Cần hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)