#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Người tiểu đường nên ăn gì? TOP 10 món nên ăn [2022]

Tiểu Đường

Người bệnh tiểu đường thường có xu hướng ăn nhiều hơn khi đồng thời áp dụng việc dùng thuốc và ăn kiêng. Vậy người tiểu đường nên ăn gì để vẫn đảm bảo đường huyết ở mức ổn định? Hãy cùng vivita.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

QC

Người tiểu đường nên ăn gì?

Điều quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý là lực chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Sau đây là một số thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn.

#1 Trái cây

Trái cây có chứa tinh bột đường nên cũng có một ít tác động xấu. Tuy nhiên, nếu biết lựa chọn đúng loại trái cây để thêm vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường sẽ rất tuyệt vời. Trái cây tươi giúp cung cấp năng lượng, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể.

nguoi tieu duong nen an gi 1
Trái cây tươi giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể

Ăn trái cây vào lúc đói, tốt nhất là ăn thay thế hoàn toàn bữa sáng thông thường phở, bún, miến. Khối lượng trái cây nên ăn ít nhất bằng cân nặng x 10g. Ví dụ người 50kg thì nên ăn sáng trái cây ít ngọt tối thiểu là 500g.

#2 Rau quả nhiều chất xơ

Rau quả nhiều chất xơ đặc biệt tốt cho người tiểu đường. Rau quả giúp cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất, rất ít chất đường bột. Đặc biệt, rau quả tươi còn chứa các hoạt tính chất chống oxy hóa và các dược tính kháng viêm.

Khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường nên có 50% là rau không có tinh bột. Nếu bạn thích ăn khoai tây nghiền, hãy thử chuyển sang ăn khoai lang hoặc bông cải trắng nghiền để thay thế.

#3 Gạo lức

Gạo lức là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu bên ngoài mà chưa xát bỏ lớp cám bên ngoài. Đây là loại gạo rất giàu chất dinh dưỡng, chất xơ, vitamin và chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với gạo trắng. Do đó, người bệnh tiểu đường nên ăn gạo lức để thay thế gạo trắng hàng ngày.

Đặc biệt, chất xơ trong gạo lức có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị tiểu đường, lúc này chất xơ giống như một tấm lưới lọc giúp cản trở sự hấp thu của đường vào máu. Nhờ vậy mà bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.

Bên cạnh đó, gạo lức chứa các vitamin nhóm B và các các chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể. Lượng hemoglobin có trong lớp cùi hạt gạo lức còn giúp cải thiện quá trình tổng hợp insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

#4 Qủa óc chó

Quả óc chó là một loại quả rất tốt đối với người bệnh tiểu đường. Trong quả óc chó có chứa thành phần chất béo đa bão hòa giúp hạn chế những cơn thèm ăn không lành mạnh, giảm được cân và kiểm soát mức đường huyết tốt hơn.

nguoi tieu duong nen an gi 2
Quả óc chó rất tốt đối với người bệnh tiểu đường

#5 Qủa hồ đào

Hạt hồ đào là một thực phẩm giàu mangan rất tốt cho người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy các thực phẩm giàu mangan thể hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì nồng độ mangan cao sẽ cải thiện quá trình bài tiết insulin và dung nạp glucose. Hãy bổ sung quả bồ đào vào thực đơn hàng ngày nhé.

#6 Trà xanh

Trong trà xanh rất giàu chất polyphenol rất tốt cho việc giảm stress, hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, giãn mạch và ngừa đông máu. Ngoài ra, trong lá trà xanh còn chứa hàm lượng hoạt chất catechin và polyphenol hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

nguoi tieu duong nen an gi 3
Trà xanh giúp điều hòa tốt lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người uống 6 cốc trà xanh mỗi tuần sẽ giảm được 33% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các hoạt chất chống oxy hóa có trong trà xanh giúp phục hồi tuyến tụy, cải thiện độ nhạy của insulin và tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể điều hòa tốt lượng đường trong máu.

#7 Cá hồi hấp

Nếu bạn đang có ý định thay thế thịt bằng một nguồn thực phẩm giàu chất béo và đạm tốt cho bệnh tiểu đường thì cá hồi hấp chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Cá hồi là một loại thực phẩm vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

#8 Cà phê

Trong cà phê có chứa nhiều hoạt chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh và các biến chứng của bệnh. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cafein có trong cà phê có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh tiểu đường típ 2 tới 60% so với những người không uống.

#9 Nước chanh

Hiệp hội Kiểm soát Bệnh Tiểu đường Hoa Kỳ nhận định, chanh là thực phẩm rất tốt cho bệnh tiểu đường. Uống nước chanh hàng ngày là một cách tuyệt vời để bạn có đủ vitamin C một cách tự nhiên.

nguoi tieu duong nen an gi 4
Chanh là thực phẩm rất tốt cho bệnh tiểu đường

Ngoài chất chống oxy hóa cao như chất xơ hòa tan và vitamin C, chanh còn có chỉ số đường huyết thấp rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.

#10 Nước quế

Nước quế có tác dụng tăng cường sự chuyển hóa đường trong các tế bào chất béo. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy không thực hiện đúng chức năng hoặc không đủ khả năng sản xuất đủ insulin dẫn đến không thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

Nước quế có thể giúp giảm đường huyết và giảm bệnh tiểu đường bằng cách bắt chước khả năng của insulin và tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Ngoài ra, nước quế còn giúp làm giảm lượng đường huyết hiệu quả.

Người tiểu đường không nên ăn gì?

Nếu bệnh tiểu đường không có chế độ ăn phù hợp, không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh thận, bệnh tim, mù lòa… Sau đây là những thực phẩm người tiểu đường không nên ăn.

#1 Gạo trắng

Dùng gạo trắng để nấu cơm là thực phẩm phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết khá cao. Khi ăn cơm trắng đường hấp thu vào máu nhanh chóng. Nhưng tuyến tụy ở người bệnh tiểu đường thường không hoạt động tốt nên khó mà có thể kiểm soát tốt được lượng đường máu tăng cao nạp vào. Từ đó làm tăng cao chỉ số đường huyết sau ăn.

nguoi tieu duong nen an gi 5
Người tiểu đường không nên ăn quá nhiều cơm trắng

Người bệnh tiểu đường có thể thay gạo trắng bằng các loại thực phẩm giàu carbohydrate như mỳ, ngũ cốc và các loại rau củ chứa tinh bột với một liều lượng hợp lý.

#2 Bánh mì

Bánh mì là loại thực phẩm làm từ bột mì đã qua tinh chế sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường. Không chỉ vậy, hàm lượng bột đường trong bánh mì còn làm giảm chức năng não bộ ở những người mắc bệnh tiểu đường và rối loạn tâm lý.

#3 Các loại trái cây sấy khô

Các loại trái cây sấy khô chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh. Vì quá trình sấy khô trái cây đã làm cho trái cây bị mất nước và các chất dinh dưỡng có nồng độ cao hơn. Cũng vì vậy mà là hàm lượng đường cũng trở nên nhiều hơn.

#4 Các loại chất béo bão hòa

Các loại chất béo bão hòa cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Chúng được tạo ra bằng cách thêm hydrogen vào các axit béo chưa bão hòa để làm cho chúng ổn định hơn. Dù chất béo bão hòa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng lại liên quan đến việc gia tăng viêm nhiễm, kháng insulin. Đồng thời nó làm giảm cholesterol tốt và làm chức năng động mạch suy giảm.

Trên đây là những thông tin về việc người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì. Hy vọng sẽ giúp cho người bệnh có thể xây dựng chế độ ăn tốt và kiểm soát được lượng đường trong máu ổn định.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)