#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp cổ chân

Cơ Xương Khớp

Tràn dịch khớp cổ chân là bệnh lý mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải, dễ tái phát và gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh. Bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để đẩy lùi triệu chứng của bệnh, ở những trường hợp nặng thì cần phải tiến hành can thiệp ngoại khoa. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn thấy những dấu hiệu nhận biết dễ dàng của bệnh.

Khớp cổ chân bị sưng phù do tràn dịch là tình trạng tích tụ chất lỏng do màng bao hoạt dịch hoạt động quá mức. Điều trị tràn dịch khớp cổ chân bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, tiêm cortisone, sử dụng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch và phẫu thuật.

QC

Dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp cổ chân

Các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp cổ chân, mắt cá chân thường có sự khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết ra bệnh thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Khớp cổ chân bị sưng đỏ: Đây là triệu chứng rất dễ nhận biết của bệnh tràn dịch khớp cổ chân, lúc này cổ chân bị tổn thương sẽ sưng to, khi sờ vào thấy ấm nóng.
  • Đau nhức khớp cổ chân: Các cơn đau nhức xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ban đầu sẽ là những cơn đau âm ỉ sau đó dần trở nên đau đớn dữ dội. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn vận động hoặc đi lại.
  • Cứng khớp: Dịch tràn ra khớp cổ chân sẽ tích tụ lại, gây co cứng khiến các khớp không còn hoạt động linh hoạt như trước.
  • Suy giảm khả năng vận động: Các cơn đau nhức và cứng khớp do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu và khả năng vận động bình thường cũng bị ảnh hưởng.
  • Bầm tím: Những trường hợp mắc bệnh do chấn thương sẽ có triệu chứng bầm tím và sưng to ở khớp cổ chân.
  • Mệt mỏi, khó chịu và ớn lạnh: Đây là triệu chứng thường gặp ở những trường hợp tràn dịch khớp do nhiễm vi khuẩn, virus.

Các dấu hiệu của tràn dịch khớp cổ chân còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tràn dịch khớp do chấn thương, khớp có thể bị bầm tím hoặc chảy máu. Trong trường hợp nhiễm khuẩn khớp, người bệnh có thể cảm thấy sốt, khó chịu, mệt mỏi và ớn lạnh

Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân

Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân bao gồm xét nghiệm hình ảnh, kiểm tra thể chất và phân tích dịch khớp.

Kiểm tra thể chất

Trước tiên, bác sĩ sẽ chạm vào khớp cổ chân để quan sát các biểu hiện lâm sàng (nóng, đỏ, sưng,…).

Sau đó bạn có thể được yêu cầu thực hiện những động tác cơ bản để bác sĩ quan sát phạm vi chuyển động của khớp cổ chân.

Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh là thủ thuật quan trọng trong chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng trường hợp để chỉ định các xét nghiệm hình ảnh phù hợp.

  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm để biểu thị mô xương và các mô liên kết. Thông qua hình ảnh từ xét nghiệm này, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng viêm ở khớp, gân và dây chằng.
  • X-Quang và CT: Được thực hiện nhằm giúp bác sĩ loại trừ khả năng nứt/ gãy hoặc khối u bên trong xương.
  • MRI: Hình ảnh từ MRI biểu thị rõ ràng tình trạng các mô mềm bên trong khớp.

Phân tích dịch khớp

Phân tích dịch khớp được thực hiện nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn và tìm hiểu nguyên nhân gây tràn dịch. Dịch khớp khỏe mạnh thường có màu trắng và độ nhớt tương tự lòng trắng trứng. Tuy nhiên khi khớp có vấn đề, dịch khớp có thể thay đổi màu sắc hoặc có mùi bất thường.

  • Dịch khớp đục: Có thể do sự gia tăng bất thường của tế bào bạch cầu (thường do viêm khớp dạng thấp hoặc một dạng rối loạn tự miễn gây ra).
  • Dịch màu vàng: Dịch khớp màu vàng có thể do sự tích tụ axit uric ở bệnh nhân gout. Ngoài ra, phân tích dịch khớp còn cho thấy sự tồn tại của các tinh thể muối urat.
  • Dịch màu vàng xanh: Dịch màu vàng xanh là dấu hiệu của nhiễm trùng xương. Trong trường hợp này, dịch khớp sẽ xuất hiện mủ.
  • Dịch có màu hồng hoặc có màu: Là dấu hiệu điển hình của tràn dịch do chấn thương khớp.

Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ có thể nuôi cấy để xác định loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.

tran-dich-khop-co-chan
Bạn cũng cần phải cẩn thận trong việc sinh hoạt, lao động và ăn uống hàng ngày để có thể phòng bệnh tràn dịch khớp cổ chân được tốt nhất

Cách phòng ngừa tràn dịch khớp cổ chân hiệu quả

Các biến chứng như thoái hóa khớp, cứng khớp là khó di chuyển, nhiễm trùng khớp hoặc nặng hơn là có thể phá hủy khớp…Vì vậy mà người bị tràn dịch khớp cổ chân cần phải được tiến hành điều càng sớm càng tốt và cẩn thận.

Bạn cũng cần phải cẩn thận trong việc sinh hoạt, lao động và ăn uống hàng ngày để có thể phòng bệnh tràn dịch khớp cổ chân được tốt nhất.

Những áp lực mạnh lên khớp như cơ thể có số cân quá nặng hay béo phì, mang vác nặng cũng là nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp cổ chân.

Cần phải có một chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho hệ xương và gân để hoạt động được tốt và cũng là một cách để phòng bệnh xương khớp rất tốt.

Khi bạn phát hiện mình bị bệnh tràn dịch khớp cổ chân thì cũng không nên quá lo lắng mà hãy đến bác sĩ để có được hướng điều trị tốt nhất.

Điều trị tràn dịch khớp cổ chân

Điều trị nội khoa

Nghỉ ngơi, chườm đá và sử dụng thuốc là các biện pháp phổ biến trong điều trị nội khoa. Mục đích của các biện pháp này là giảm đau, cải thiện các triệu chứng đi kèm và ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh.

tran-dich-khop-co-chan
Nghỉ ngơi, chườm đá và sử dụng thuốc là các biện pháp phổ biến trong điều trị nội khoa

Dùng thuốc

  • NSAID (thuốc chống viêm không steroid)
  • Tiêm corticosteroid
  • Kháng sinh
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Dựa vào mức độ tổn thương khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đường uống hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch cho từng trường hợp.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng cho bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp bảo tồn.

Mặc dù thủ thuật ngoại khoa có thể tác động đến cơ quan tổn thương và cải thiện triệu chứng do tràn dịch khớp cổ chân, tuy nhiên phương pháp này đi kèm với các rủi ro nên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

  • Chọc hút dịch khớp: Thủ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm để hút dịch nhầy dư thừa bên trong khớp. Chọc hút dịch được xem là thủ tục ngoại khoa ít xâm lấn và hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này không điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh nên có tỷ lệ tái phát cao.
  • Thay khớp cổ chân: Hiện tại, thay khớp cổ chân chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện trong trường hợp khớp bị biến dạng nặng nề. Thủ thuật này sử dụng khớp nhân tạo để thay thế các cơ quan bị tổn thương nhằm giúp người bệnh vận động và di chuyển trở lại.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý để dự phòng các biến chứng như trật khớp, hình thành huyết khối, nhiễm trùng,… Ngoài ra, cần luyện tập vật lý trị liệu thường xuyên để phục hồi khả năng và phạm vi chuyển động của khớp.

Với những thông tin của dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp cổ chân bổ ích mà chúng tôi giới thiệu trên đây, mong rằng quý độc giả đang gặp phải “rắc rối” với căn bệnh này sẽ có thêm một hướng tối ưu trong điều trị bệnh.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)