#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Các Loại Vitamin Tan Trong Dầu Và Cách Bổ Sung Đúng

Bổ Sung Dưỡng Chất

Vitamin tan trong dầu là một trong những chất không thể thiếu trong việc hỗ trợ bảo vệ thị lực, đông máu, phát triển hệ xương, răng và đặc biệt là ngăn chặn ung thư cho con người. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích chúng ta bổ sung vitamin nói chung và các loại vitamin tan trong dầu nói riêng để đảm bảo sức khỏe.

Vậy có các loại vitamin tan trong dầu nào? Đặc điểm của các loại vitamin này là gì? Bài viết sau đây Nhà thuốc Vivita sẽ giúp bạn đọc giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh chủ đề này nhé!

QC

Vitamin tan trong dầu là gì? 

Vitamin tan trong dầu là loại vitamin hòa tan được trong dầu, chúng chỉ được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng với chất béo. Do vậy, nếu cơ thể không hấp thụ được chất béo thì sẽ bị thiếu hụt những vitamin này.

Có hai loại vitamin đó là vitamin tan trong dầu và nước. Nghe thôi cũng có thể hiểu, vitamin tan trong nước là vitamin không tan trong dầu, mỡ, hoặc có thể hiểu là chúng chỉ tan trong nước. Còn vitamin tan trong dầu thì chỉ hòa tan được trong dầu.

Vitamin tan trong dầu là loại vitamin hòa tan được trong dầu, chúng chỉ được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng với chất béo

Vai trò của vitamin tan trong dầu đối với sức khỏe 

Vai trò của vitamin tan trong dầu chỉ thật sự được khai thác tối ưu khi chúng tiêu thụ cùng với thực phẩm chứa chất béo. Loại vitamin này đóng vai trò thực sự quan trọng với sức khoẻ của chúng ta, cụ thể:

  • Hỗ trợ con người duy trì và bảo vệ thị lực, cải thiện các vấn đề về mắt và ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến mắt
  • Hỗ trợ đông máu, phát triển hệ xương, răng ở trẻ nhỏ, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi.
  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
  • Hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ các axit béo trong màng tế bào khỏi các gốc tự do.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Do đó nếu thiếu loại vitamin quan trọng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp, thị lực, ung thư.

Vitamin tan trong dầu là loại vitamin hòa tan được trong dầu, chúng chỉ được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng với chất béo. Do vậy, nếu cơ thể không hấp thụ được chất béo thì sẽ bị thiếu hụt những vitamin này.

Đặc điểm vitamin tan trong dầu

Đặc điểm vitamin tan trong dầu dễ nhận biết nhất là loại này chỉ được hấp thụ vào cơ thể thông qua các mô mỡ cùng chất béo. Do đó, nếu cơ thể không hấp thụ được chất béo thì chắc chắn sẽ bị thiếu hụt những vitamin này. 

Nguồn gốc của vitamin tan trong dầu tuỳ thuộc vào mỗi loại vitamin khác nhau. Ví dụ nếu vitamin A có nhiều trong bí đỏ, cà rốt, khoai lang thì vitamin D có trong ánh nắng mặt trời, hay vitamin K2 có trong các loại thực phẩm lên men như đậu nành lên men.

Vì quá trình hấp thụ các loại vitamin tan trong dầu cần có axit mật làm chất nhũ hóa, nên để đạt hiệu quả tối ưu, người dùng nên sử dụng các loại vitamin tan trong dầu lúc đang ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Sự khác biệt vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước

Vitamin tan trong dầu và nước đều những chất cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ đóng vai trò khác nhau trong cơ thể:

Nếu vitamin hòa tan trong nước sẽ dễ dàng hấp thu vào các mô của cơ thể và chuyển hóa nhanh hơn, tuy nhiên kết cấu lại kém bền vững, dễ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao hoặc qua các enzyme tiêu hóa. Chính vì vậy, nhóm vitamin tan trong nước ít bị tồn đọng trong cơ thể, dễ bị đào thải nên cần bổ sung thường xuyên.

Thì các loại vitamin tan trong dầu, như đã nói ở trên, chúng chỉ hấp thu khi ở cùng chất béo. Hàm lượng vitamin dư thừa sẽ được lọc qua cầu thận, đào thải qua đường phân.

Tuy nhiên, công đoạn bài tiết này thực sự rất chậm, nếu lượng vitamin dư thừa quá nhiều, chúng sẽ được tích trữ trong các mô mỡ và gan. Việc này gây độc cho sức khỏe khi để lâu trong cơ thể.

Phân biệt vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước
Phân biệt vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước

Các loại vitamin tan trong dầu 

Vitamin A 

Vitamin A thuộc một trong các loại vitamin tan trong dầu. Loại vitamin này còn có tên gọi khác là retinoid, nó tồn tại dưới nhiều dạng.

Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như trái cây, các loại rau củ bao gồm cà rốt, bí đỏ, khoai lang, cải bó xôi, cải xoăn, cà chua… 

Vai trò của vitamin A đối với cơ thể: 

  • Hỗ trợ sức khỏe thị lực: vitamin A giúp chúng ta duy trì các tế bào thụ cảm ánh sáng trong mắt và sự hình thành nước mắt. Ngoài ra, việc hấp thu nhiều vitamin A còn giúp chúng ta cải thiện thị lực hiệu quả.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin A còn hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin A, bạn sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, dễ ốm vặt và vết thường dễ bị nhiễm trùng nếu gặp chấn thương.
  • Tăng trưởng cơ thể: Vitamin A là một thành phần quan trọng trong việc phát triển của tế bào. Thiếu hụt dưỡng chất này có thể làm chậm hoặc ngăn cản sự phát triển ở trẻ em.
  • Hỗ trợ sức khoẻ của tóc: Thiếu hụt vitamin khiến tóc rụng nhiều và mọc rất chậm nên thường gây ra tình trạng hói tóc.
  • Duy trì khả năng sinh sản: Vitamin A duy trì khả năng sinh sản và rất quan trọng cho sự phát triển của bào thai.

Phản ứng của cơ thể khi thiếu vitamin A

Khi bị thiếu hụt hàm lượng vitamin A, cơ thể chúng ta sẽ có một số phản ứng dễ nhận thấy như:

  • Giảm thị lực vào buổi tối (triệu chứng quáng gà). 
  • Tóc gãy rụng nhiều, móng tay yếu, dễ gãy.
  • Tình trạng thiếu hụt vitamin A kéo dài liên tục có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như mất hẳn thị giác, bội nhiễm trầm trọng đường hô hấp..

Chính vì vậy, chúng ta phải luôn quan sát để nhận biết xem cơ thể mình có đang thiếu vitamin A hay không. Hàm lượng tiêu chuẩn vitamin A được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi: 400 – 500 microgam (mcg)/ ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: khoảng 300 mcg/ ngày.
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: khoảng 400 mcg/ ngày.
  • Trẻ em từ 9 – 13 tuổi khoảng 600 mcg/ ngày.
  • Phụ nữ trưởng thành: khoảng 700 mcg/ ngày.
  • Đàn ông trưởng thành: khoảng 900 mcg/ ngày.

Vitamin A thuộc một trong các loại vitamin tan trong dầu. Loại vitamin này còn có tên gọi khác là retinoid, nó tồn tại dưới nhiều dạng.

Vitamin E

Vitamin E là vitamin thứ 2 trong nhóm các loại vitamin tan trong dầu. Vitamin E có nhiều trong các loại rau củ có màu xanh đậm, đậu đỗ nảy mầm, hạt ngũ cốc… 

Vai trò quan trọng của vitamin E phải kể đến như:

  • Vitamin E có vai trò như một hoạt chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống lại các tác nhân gây ung thư.
  • Nếu hoạt động với một hàm lượng lớn, vitamin E cũng hỗ trợ chống loãng máu cục bộ.

Trường hợp thiếu hụt hàm lượng vitamin E ít khi xảy ra, thường chỉ xảy ra với những bệnh nhân kém hấp thu chất béo ở ruột. Nếu thiếu vitamin E trầm trọng trong thời gian dài sẽ dẫn tới một số phản ứng như sau: 

  • Làm giảm sự phối hợp giữa các cơ bắp, giảm phản xạ và cơ bị yếu. 
  • Có thể dẫn tới mù lòa hoặc bị rối loạn nhịp tim trầm trọng.
  • Tuy vậy, nếu dùng quá liều vitamin E có thể dẫn tới các phản ứng nguy hiểm như loãng máu, chảy nhiều máu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo vitamin E tiêu chuẩn với từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ 0 – 6 tháng tuổi: khoảng 4 miligam (mg)/ ngày.
  • Trẻ 7 – 12 tháng tuổi: khoảng 5 mg/ ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: khoảng 6 mg/ ngày.
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: khoảng 7 mg/ ngày.
  • Người 14 tuổi trở lên: Khoảng 15mg/ ngày.
  • Phụ nữ cho con bú: Khoảng 19mg/ ngày.

Vitamin E là vitamin thứ 2 trong nhóm các loại vitamin tan trong dầu. Vitamin E có nhiều trong các loại rau củ có màu xanh đậm, đậu đỗ nảy mầm, hạt ngũ cốc

Vitamin K

Vitamin K cũng thuộc nhóm các vitamin tan trong dầu, đây là vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đông máu. Vitamin K1 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, trứng, ngũ cốc, hoa quả, vitamin K2 được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men. 

Vai trò của vitamin K đối với cơ thể:

  • Hỗ trợ quá trình đông máu. 
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ xương, giúp ngăn ngừa quá trình vôi hóa các mạch máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Phản ứng của cơ thể nếu thiếu vitamin K:

  • Chảy máu không rõ nguyên căn: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng vitamin K, bạn có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu… 
  • Thiếu máu: Nếu thiếu vitamin K, khi bạn bị thương và chảy máu sẽ rất lâu máu mới đông. Hoặc bạn sẽ dễ dàng bị thâm tím, bầm và chảy máu trong thời gian dài.
  • Máu khó đông: Khi cơ thể không đủ hàm lượng vitamin K, dẫn đến hàm lượng prothrombin trong máu bị giảm xuống, bạn có thể bị chảy máu liên tục tại những vết thương hở hoặc vết mổ.

Hiểu được tầm quan trọng của vitamin K là vậy, tuy nhiên khi sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Tránh vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn gây ngộ độc.

Liều dùng khuyến nghị của vitamin K được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mcg/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng: 2,5 mcg/ ngày.
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 30 mcg/ ngày.
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 55 mcg/ ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 60 mcg/ ngày.
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: 75 mcg/ ngày.
  • Phụ nữ trưởng thành: 90 mcg/ ngày.
  • Đàn ông trưởng thành: 120 mcg/ ngày.

Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu loại kháng vitamin K thì tuyệt đối không uống cùng vitamin K. 

Vitamin K cũng thuộc nhóm các vitamin tan trong dầu, đây là vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình đông máu

Vitamin D

Đây là vitamin cuối cùng thuộc nhóm các loại vitamin tan trong dầu. Chúng ta thường nghe nói nhiều về việc vitamin D có trong ánh nắng mặt trời, ngoài ra vitamin D cũng có nhiều trong các thực phẩm hằng ngày như thịt, cá, trứng, tôm… 

Vitamin D có 2 loại là vitamin D2 và vitamin D3. Có nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể con người như:

  • Hỗ trợ duy trì và phát triển sức khỏe của hệ xương: Điều chỉnh lượng canxi và phốt pho trong máu, thúc đẩy quá trình hấp thu khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường.

Thường thì tình trạng thiếu hụt vitamin D xảy ra nhiều ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn cũng không được chủ quan vấn đề này. Bởi những tác hại nếu cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng vitamin D là không nhỏ:

  • Gây ra tình trạng còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hằng ngày của con người.
  • Có thể dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, suy giảm nhận thức ở người cao tuổi hoặc có thể gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin D cần bổ sung mỗi ngày được quy định như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi: 10 mcg/ ngày.
  • Người từ 1 – 70: 15 mcg/ ngày.
  • Người trên 70 tuổi: 20 mcg/ ngày.

Hãy cẩn thận bổ sung đúng hàm lượng tiêu chuẩn, nếu quá liều có thể gây ngộ độc, tăng canxi máu khiến cơ thể sụt cân nghiêm trọng, đau đầu, cao huyết áp. Thậm chí có thể nghiêm trọng hơn là các tổn thương liên quan tới nội tạng như thận, tim. 

Vitamin D là vitamin cuối cùng thuộc nhóm các loại vitamin tan trong dầu.

Bổ sung vitamin tan trong dầu đúng cách

Trước khi bổ sung bất kỳ một loại vitamin nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn, tránh vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn.

Các loại vitamin tan trong dầu đã kể trên có nhiều trong thực phẩm hằng ngày. Do đó, đối với những trường hợp như sau:

  • Không bị rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, tắc mật, loét dạ dày – tá tràng, viêm luỵ… 
  • Không ăn kiêng, có chế độ ăn uống phù hợp, cân đối với đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo chất lượng.

Thì không cần thiết phải dùng thực phẩm bổ sung vitamin. Hoặc nếu có nhu cầu cần bổ sung, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung với liều phù hợp.

Trong trường hợp bị thiếu hụt vitamin nhẹ có thể bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin: 

  • Vitamin A: Gan cá thu, trứng, cá, thịt, sữa, cà chua, cà rốt, bí đỏ, rau xanh có màu đậm. 
  • Vitamin D: Có nhiều trong thức ăn từ động vật như gan, trứng, thịt, sữa, bơ… 
  • Vitamin E: Loại này có nhiều trong dầu thực vật như dầu vừng, dầu đậu phộng, trong các loại rau xanh… 

Bổ sung vitamin tan trong dầu đúng cách

Vậy vitamin tan trong dầu uống khi nào? Trường hợp thiếu các loại vitamin tan trong dầu trầm trọng, không có điều kiện để thay đổi chế độ ăn uống cần bổ sung các loại thực phẩm chức năng dạng uống. Vitamin tan trong dầu uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn là thời điểm thích hợp nhất.

Vitamin tan trong dầu uống như thế nào? Có ít trường hợp bị thiếu đơn lẻ một loại vitamin nào đó, do vậy thường sẽ bổ sung các loại vitamin tan trong dầu ở dạng tổng hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân bị thiếu để lựa chọn và bổ sung cho phù hợp hàm lượng vitamin tiêu chuẩn.

Trường hợp thiếu các loại vitamin tan trong dầu trầm trọng, không có điều kiện để thay đổi chế độ ăn uống cần bổ sung các loại thực phẩm chức năng dạng uống. Vitamin tan trong dầu uống trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn là thời điểm thích hợp nhất.

Điều quan trọng mà Nhà thuốc Vivita muốn nhấn mạnh, đó là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi bổ sung các loại vitamin tan trong dầu bằng đường uống. Bởi nếu để tình trạng vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn kéo dài, chắc chắn cơ thể xảy ra những phản ứng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Và đừng quên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu vi chất để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhé!

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)