#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Điều Trị Bệnh Chân Tay Miệng Uống Thuốc Gì Cho Mau Khỏi

Phòng Và Trị Bệnh

Bệnh chân tay miệng uống thuốc gì để mau khỏi bệnh” là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Vì từ lâu, căn bệnh này đã trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe con em mình. Bệnh dễ nhận thấy bằng mắt thường và có thể tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể được kiểm soát nếu chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh, cách chữa trị và bệnh tay chân miệng uống thuốc gì để mau khỏi bệnh.

QC

Điều trị bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?

Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh truyền nhiễm nhẹ, với biểu hiển thường thấy là các nốt phát ban ở tay chân và miệng.

Tay Chân Miệng là một bệnh lý gây ra do virus, do đó, bệnh này không có thuốc đặc hiệu để điều trị. Đến nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin để phòng tránh, tuy  nhiên đây là căn bệnh có thể tự khỏi được. Các loại thuốc chữa trị sẽ làm giảm thiểu các triệu chứng và giúp bé chóng khỏi bệnh nhanh hơn.

Hạ sốt

Khi trẻ phát sốt cao (từ 38 độ C trở lên), bố mẹ cần phải hạ sốt cho trẻ kịp thời. Phổ biến là cho trẻ uống thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol) với liều lượng thích hợp. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể chườm khăn, giải nhiệt hoặc dùng thuốc nhét hậu môn hạ sốt để làm dịu cơn đau của trẻ.

Thuốc hạ sốt Panadol 

Thuốc Panadol
Panadol với thành phần Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng, giúp bé bớt khóc quấy và khó chịu.

Panadol với thành phần Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh chóng, thường được dùng trong các trường hợp đau nhẹ đến vừa như đau đầu, cảm, sốt, đau họng,… Thuốc có tác dụng nhanh từ 15 – 30 phút sau khi uống và tác dụng kéo dài từ 3 – 4 tiếng.

Thuốc nhét hậu môn 

thuốc nhét hậu môn hạ sốt
Thuốc Efferalgan có khả năng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể người (37 độ C), dễ dàng thấm qua thành hậu môn và hạ sốt nhanh.

Thuốc nhét hậu môn hạ sốt có chứa paracetamol với phương pháp điều chế đặc biệt. Loại thuốc này kết hợp giữa paracetamol và một số tá dược khác, có khả năng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể người (37 độ C). Do đó, thuốc dễ dàng thấm qua thành hậu môn và tác dụng hạ sốt nhanh chóng.

Thuốc Oresol bù nước, bù điện giải

oresol
Thuốc Oresol giúp bù nước và chất điện giải một cách hiệu quả.

Giai đoạn bệnh phát, trẻ có thể bị mất nước do tiêu chảy, nóng sốt, nôn mửa, thiếu hụt chất điện giải. Bổ sung thêm nước và chất điện giải cho trẻ là điều rất cần thiết. Oresol là một giải pháp hợp lý với thành phần gồm nhiều muối khoáng giúp bù nước, bù khoáng hiệu quả. 

Bổ sung Vitamin, khoáng chất

bổ sung vitamin
Bạn có thể tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các vitamin, khoáng chất qua hoa quả tươi hoặc viên sủi vitamin.

Bạn có thể tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin C (có trong nước cam, thực phẩm chức năng), ZinC (có trong thịt cá, hải sản, thực phẩm chức năng). Việc này nhằm hỗ trợ tạo kháng nguyên, kháng thể giúp làm lành nhanh chóng các vết loét ở tay chân miệng.

Viên sủi với các loại vitamin, vitamin tổng hợp: vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, ZinC, Cu, Mg,…đáp ứng nhu cầu cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp hồi phục sức khỏe.

Bệnh Tay Chân Miệng bôi thuốc gì?

Dung dịch sát khuẩn

Các vết loét ngoài da

thuốc xanh methylen
Các loại thuốc sát khuẩn như thuốc tím, xanh methylen, thuốc đỏ với giúp vết thương chóng lành, tránh nhiễm khuẩn.

Các loại thuốc sát khuẩn như thuốc tím, xanh methylen, thuốc đỏ với tác dụng sát khuẩn có thể được dùng để bôi các vết loét ở ngoài da. Điều này giúp giảm thiểu sự lây lan trên da, giúp tránh nhiễm khuẩn và tăng tốc độ chữa lành vết thương.

Các vết loét ở khoang miệng 

dung dịch sát khuẩn
Có thể sử dụng các loại thuốc rơ miệng và nước muối sinh lý nhằm sát khuẩn, giúp bé ăn ngon miệng hơn, giảm cơn đau.

Đối với các vết loét ở bên trong khoang miệng, bố mẹ nên cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn. Bên cạnh đó, bạn nên dùng các loại thuốc rơ miệng để giảm đau tạm thời và sát khuẩn miệng vết thương.

Kamistad – Gel N

Thuốc Kamistad – Gel N chứa thành phần dịch chiết hoa cúc có hoạt tính giảm đau, chống viêm và sát trùng tại chỗ. Thuốc thường được dùng cho các trường hợp cần giảm đau nhanh chóng. 

Kamistad Gel-N
Kamistad Gel-N là loại thuốc có tính sát khuẩn tốt, nhẹ dịu cho da và được ứng dụng rất nhiều trong y tế.

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý 0,9% là sản phẩm được pha chế với 1 lít nước với 9g muối tinh khiết. Dung dịch có thể dùng được ở tất cả các độ tuổi, giúp sát khuẩn vết thương hở, niêm mạc miệng dịu nhẹ, an toàn, không gây đau rát. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nước muối sinh lý còn được dùng để uống nhằm bổ sung khẩn cấp nước cũng như chất điện giải cho cơ thể. 

Dung dịch có thể dùng được ở tất cả các độ tuổi, giúp sát khuẩn vết thương hở, niêm mạc miệng dịu nhẹ, an toàn,hoặc để uống nhằm bổ sung nước khẩn cấp.

Với các trường hợp bệnh trở nặng hoặc dai dẳng, không có chuyển biến tốt, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ điều trị kịp thời.

Vậy bệnh chân tay miệng là gì?

Tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Bệnh được gây ra bởi virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae, phổ biến với các chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus (nhóm A16).

Bệnh có các biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay- chân và bên trong khoang miệng. Bệnh tay chân miệng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của trẻ em, đặc biệt là các bé từ độ tuổi dưới 5 đến 10 tuổi. Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người qua tiếp xúc. Kể cả người lớn và thanh thiếu niên cũng có khả năng nhiễm loại bệnh này. 

Virus gây bệnh
Bệnh được gây ra bởi virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae, phổ biến với các chủng Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus (nhóm A16).

Bệnh lây lan như thế nào?

Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua dịch tễ như nước bọt, dịch tiết từ mũi, họng, dịch ở mụn nước.

Cụ thể, bệnh Tay Chân Miệng lây lan qua 2 đường, chủ yếu là qua đường hô hấp (gián tiếp) và đường tiêu hóa (trực tiếp). Virus gây ra bệnh tồn tại trong dịch nhầy mũi – họng, phân, nước bọt. Do đó, bệnh dễ dàng lây lan từ người này sang người khác trong phạm vi gần. 

Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi rất dễ mắc bệnh. Ở độ tuổi này, trẻ năng động, tiếp xúc với các bạn cùng tuổi, ngậm mút đồ chơi nhưng không được vệ sinh sạch sẽ, hệ miễn dịch còn yếu. Vì vậy, bố mẹ cần phải cẩn thận hơn trong việc chăm trẻ.

lây lan bệnh
Bệnh lây lan trực tiếp qua tiếp xúc giữa người với người, hoặc gián tiếp (hệ tiêu hóa). Virus gây bệnh tồn tại trong dịch nhầy mũi, nước bọt, chất thải của người bệnh.

Biện hiện của bệnh

Biểu hiện bệnh lý.

Bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện rõ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong khoang miệng và có thể quan sát bằng mắt thường. Đặc trưng là những nốt phỏng nước, bọc nước hay tổn thương, viêm loét niêm mạc miệng.

Bệnh có triệu chứng ban đầu là sốt (37.5 – 39 độ C) và có thể kèm theo đau họng, đau rát miệng, biếng ăn và tiêu chảy. Giai đoạn tiếp theo, trẻ xuất hiện phỏng nước, mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, tay, chân, đầu gối, mông. Miệng xuất hiện các vết loét gây đau rát, dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng.

Biểu hiện bệnh rõ nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong khoang miệng với đặc trưng là những nốt phỏng nước, hoặc viêm loét.

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi không?

Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 8 đến 10 ngày tự điều trị ở nhà. Sức khỏe được hồi phục hoàn toàn nếu được chăm sóc đúng cách. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng như sốt cao, khó thở, co giật,… cần có sự theo dõi điều trị của bác sĩ.

Trẻ em đã khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm không?

Trẻ em sau khi khỏi bệnh sẽ có khả năng miễn dịch và không bị tái nhiễm. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể mắc bệnh nếu gặp chủng virus khác với chủng virus đã nhiễm trước đó.

Biến chứng của bệnh

Bệnh Tay Chân Miệng chủ yếu gây tổn thương da và niêm mạc dưới da, loét niêm mạc miệng, gây cảm giác đau rát cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng, bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này và thậm chí là tính mạng của trẻ.

Các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ bệnh, nếu thấy các biến chứng bất thường thì phải đưa trẻ đến cơ quan y tế nhanh chóng. Các dấu hiệu bao gồm: trẻ sốt cao nhiều ngày liền, ói mửa nhiều, trẻ khóc quấy, nói nhảm, hốt hoảng, lên cơn sảng, huyết áp tăng lên, thở dốc, khó thở, co giật.

Mặc dù đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu thấy bé có bất kỳ triệu chứng tiến triển nặng hơn thì phải đưa trẻ đến bác sĩ. Vì có thể xuất hiện các biến chứng.

Điều trị bệnh ở đâu?

Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh phổ biến ở trẻ em, do đó, bố mẹ không cần quá lo lắng khi con em bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể được điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Ở một vài trường hợp, dù bé đã được chăm sóc và điều trị tại nhà nhưng bệnh vẫn có thể kéo dài hoặc chuyển biến nặng. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời, tránh chuyển biến xấu. 

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị chân tay miệng

Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ
Khi chăm sóc và dùng thuốc cho trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý cẩn thận để tránh làm tình trạng của bé nặng hơn.

Trong việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Nước muối sinh lý dùng để súc miệng sát khuẩn cần phải đúng nồng độ 0,9%, nồng độ cao hoặc thấp hơn sẽ gây cho trẻ cảm giác xót và đau đớn, hoặc không đạt hiệu quả sát khuẩn.
  • Tránh việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, sử dụng quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ, của dược sĩ và nhà thuốc. Việc kết hợp các loại thuốc khác nhau cần phải hỏi ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp phản ứng thuốc, kích ứng không đáng có.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc chân tay miệng

Đối với trẻ đang mắc bệnh tay chân miệng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ đang bệnh tay chân miệng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh chân tay miệng của trẻ.

Câu trả lời là các loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như súp, cháo. Vì những loại thực phẩm này giúp trẻ dễ ăn cũng như dễ tiêu hóa, không gây đau rát với vết thương hở trong miệng.

Ngoài ra, thức ăn có tính mát, điều hòa thân nhiệt cũng giúp ích cho trẻ trong giai đoạn nhiễm bệnh dễ bị mất nước và nóng trong. Ví dụ như sắn dây, nước cam, các loại sinh tố trái cây sẽ giúp trẻ làm mát cơ thể, bổ sung vitamin, giúp giảm bớt tình trạng loét miệng và mau lành vết thương.

Phòng bệnh như thế nào

Để hạn chế khả năng nhiễm bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần phải rèn luyện cho trẻ em thói quen vệ sinh sạch sẽ: 

  • Rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, cầm nắm đồ chơi và trước khi ăn uống.
  • Không được mút tay, ngậm mút đồ chơi hay cho tay vô miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc, sờ nắm lang cang cầu thang, khóa cửa nơi công cộng.
phòng bệnh thế nào
Để phòng ngừa bệnh chân tay miệng cho trẻ, các phụ huynh cần giữ vệ sinh môi trường sống và tập cho bé những thói quen tốt và sạch sẽ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải vệ sinh không gian sống thường xuyên, chú ý đến vệ sinh cá nhân trước khi chơi đùa, tiếp xúc với trẻ:

  • Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn không gian sống, nhà ở, đồ chơi và các đồ dùng của trẻ bằng các chất vệ sinh có tính kháng khuẩn, diệt khuẩn an toàn cho trẻ.
  • Khăn giấy, tã lót đã qua sử dụng cần phải bỏ bọc kín và vứt vào thùng rác.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Cần phải phát hiện kịp thời các triệu chứng để có thể chẩn đoán và đưa đến bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh lây lan.

Kết luận

Mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng bệnh tay chân miệng vẫn là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm vì có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến trẻ. Vì thế, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và sử dụng các loại thuốc phù hợp cho trẻ nhanh khỏi bệnh. Đồng thời, phụ huynh cần nắm những kỹ năng chăm sóc trẻ hợp lý để có thể phòng và trị bệnh hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ của VIVITA.VN trên đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời cho câu hỏi bệnh chân tay miệng uống thuốc gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900.2061 để được các Dược sĩ giải đáp.

Xem thêm: Thuốc bôi chân tay miệng

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)