#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Biểu hiện, dấu hiệu của bệnh gai cột sống

Cơ Xương Khớp

QC

Gai cột sống là gì? 

Bệnh gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các gai xương ở phía ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Bản chất của sự hình thành gai xương là hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương. Nguyên nhân là cơ thể thực hiện tự tu bổ, cải thiện sụn khớp sau khi bị tổn thương do viêm xương khớp, chấn thương dây chằng hoặc thoái hóa cột sống,..

Thực tế cho thấy khi con người già đi, đĩa đệm sẽ bị mòn và xẹp dần, dây chằng cố định xương sống cũng trở nên lỏng lẻo, hai đốt sống liền kề cọ xát vào nhau, theo thời gian sẽ tạo thành gai xương.

Có 2 loại gai cột sống thường gặp nhất, đó là:

  • Gai đốt sống cổ: là tình trạng gai xương xuất hiện ở vùng đốt sống cổ.
  • Gai đốt sống thắt lưng: Gai xương mọc ra ở vùng đốt sống thắt lưng do trọng lượng cơ thể gây ra áp lực rất lớn lên vùng này nên dễ dẫn đến tổn thương và hình thành gai xương.
ban-chat-cua-su-hinh-thanh-gai-xuong-la-hien-tuong-lang-dong-canxi
Bản chất của sự hình thành gai xương là hiện tượng lắng đọng canxi

Triệu chứng gai cột sống lưng

  • Xuất hiện các cơn đau nhẹ, đột ngột ở thắt lưng và nhanh chóng hết ngay sau đó.
  • Trong trường hợp gai xương ở lưng chèn ép lên dây thần kinh toạ sẽ gây ra những cơn đau ở vùng lưng, kéo xuống các vị trí như thắt lưng, hông, mông, đùi và chân. Vậy dây thần kinh toạ là gì? Đây là dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, nó chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Dây thần kinh toạ chi phối hoạt động của cả lưng và chân. Chính vì vậy, việc bảo vệ dây thần kinh toạ khỏi sức ép, áp lực sẽ giúp bảo vệ phần lưng và thân dưới khỏi những cơn đau.
  • Xuất hiện các cơn đau dữ dội khi hoạt động mạnh, bê vác đồ nặng, chạy nhảy,…
trong-truong-hop-gai-xuong-o-lung-chen-ep-len-day-than-kinh-toa-se-gay-ra-nhung-con-dau-o-vung-lung
Trong trường hợp gai xương ở lưng chèn ép lên dây thần kinh toạ sẽ gây ra những cơn đau ở vùng lưng

Triệu chứng gai cột sống cổ

Gai xương xuất hiện phổ biến ở mặt trước và mặt bên của thân đốt sống, rất hiếm khi xuất hiện ở phía sau, gây chèn ép tủy và dây thần kinh. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân gai cột sống cổ:

  • Xuất hiện liên tục các cơn đau ở vùng cổ gây ê ẩm 
  • Các cơn đau có xu hương lan dần sang các vùng vai gáy, từ đó gây ra chứng nhức mỏi bả vai.
  • Tình trạng tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, có thể lan xuống các ngón tay.
  • Khớp cổ thường bị cứng mỗi buổi sáng khi thức dậy, không quay đầu sang trái hoặc sang phải được mà phải xoay luôn cả người.
  • Một số biểu hiện khác của bệnh như gây chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Bệnh nhân có thể bị đau nửa đầu, đau buốt lên đỉnh đầu.
  • Nếu người bệnh có tiền sử thoát vị đĩa đệm vùng cổ có thể chèn ép nặng các rễ thần kinh, gây nên bại liệt một hoặc cả hai cánh tay, rối loạn cảm giác tứ chi thần kinh thực vật.
  • Xuất hiện các cơn đau vùng gáy, vùng giữa 2 bờ bả vai thái dương. Các cơn đau có thể xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hoặc do cử động, sinh hoạt trong ngày.
neu-nguoi-benh-bi-gai-dot-song-co-c5-co-the-co-cam-giac-nhuc-dau-chong-mat-u-tai
Nếu người bệnh bị gai đốt sống cổ C5 có thể có cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai
  • Nếu gai xương xuất hiện ở đốt sống cổ C5 thuộc vào đoạn chuyển động từ C4-C7, do đó còn gây ra các ảnh hưởng đến cánh tay như đau dữ dội vùng từ cổ tới tai.
  • Vận động khó khăn khi quay cổ hoặc cầm nắm đồ vật, nghiêm trọng hơn có thể bị teo cơ chi trên khiến không nhấc được lên.
  • Nếu người bệnh bị gai đốt sống cổ C5 có thể có cảm giác nhức đầu, chóng mặt, ù tai bệnh còn đau dai dẳng, kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Xuất hiện những tiếng lạo xạo khi thực hiện các động tác xoay cổ, vai gáy.

Nguyên nhân gây gai cột sống

  • Chấn thương: Gai cột sống có thể là kết quả của quá trình xương tự tu bổ, hồi phục sau khi gặp chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép,..
  • Đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ngồi không đúng tư thế, ít vận động.
  • Chất kích thích như hút thuốc, rượu bia nếu sử dụng quá nhiều mà không vận động cũng sẽ khiến quá trình thoái hóa hình thành gai diễn ra nhanh hơn.
  • Thoái hóa cột sống: quá trình biến đổi hình thái về cột sống cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm có thể khiến gai xương hình thành và phát triển. Để tránh hiện tượng gai xương, bệnh nhân thoái hoá cột sống phải biết cách điều trị và kiểm soát được tình trạng bệnh.
  • Lắng đọng canxi: Đĩa đệm cột sống khi bị xẹp xuống sẽ khiến dây chằng tại các đốt sống bị chùng giãn, lỏng lẻo. Cùng lúc đó, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng bị dày lên để có thể chịu lực và giữ vững cột sống.
  • Không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng có khả năng mắc bệnh. Kali, canxi, magie là các chất cần thiết cho hệ xương khớp.
dac-thu-cong-viec-phai-ngoi-nhieu-it-van-dong-lam-tang-nguy-co-gai-cot-song
Đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ít vận động làm tăng nguy cơ gai cột sống

Chẩn đoán bệnh gai cột sống

Việc chẩn đoán kịp thời đóng vai trò rất quan trong để người bệnh có thể có quá trình điều trị hiệu quả. Đối với bệnh gai cột sống, để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được chỉ định các xét nghiệm hình ảnh như chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ. Cùng tìm hiểu về các xét nghiệm hình ảnh này: 

Chụp Xquang gai cột sống

Chụp thẳng, nghiêng cột sống cổ, lưng: Hình ảnh kết quả giúp phát hiện các dấu hiểu đầu tiên của bệnh thoái hoá cột sống, xẹp trượt hoặc vỡ thân đốt… do chấn thương, các dị tật bẩm sinh (gai đôi, cùng hoá, thắt lưng hoá, trượt thân đốt và hở eo, dính thân đốt, gù vẹo bẩm sinh…), các hình bệnh lý (u, lao hoặc di căn ung thư , Bechterew…).

Chụp chếch 3/4 cột sống cổ với mục đích để phát hiện hẹp lỗ ghép trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép động mạch sống của cột sống cổ.

Chụp tủy cản quang (myelography) và chụp bao rễ thần kinh (saccoradiculography): để phát hiện hẹp tắc ống tuỷ, chèn ống tủy, chèn ép bao rễ thần kinh do u tủy, thoát vị đĩa đệm.

hinh-anh-x-quang-giup-phat-hien-cac-dau-hieu-dau-tien-cua-benh-gai-cot-song
Hình ảnh X quang giúp phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh gai cột sống

Chụp cắt lớp vi tính (CT – Scanner)

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính có lợi thế trong tạo ảnh cấu trúc xương của cột sống, được chỉ định trong chẩn đoán lao cột sống, gai cột sống, u cột sống… Tuy nhiên phương pháp này ít được sử dụng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm vì không hiện hình trực tiếp được đĩa đệm.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực tạo ảnh cột sống, tủy sống ở thời điểm hiện tại. Nó cho hình ảnh rõ nét về ống sống, đĩa đệm, tủy và ống tủy, rễ thần kinh và hệ thống các dây chằng, được chỉ định trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, u tủy, gai cột sống và các bệnh lý khác ở cột sống.

Các cách phòng ngừa gai cột sống

  • Hạn chế mang vác vật nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, chạy, đá banh,… thay vào đó nên tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như yoga, bơi lội,…
  • Giữ sức khoẻ cột sống thông qua việc giữ các tư thế tốt nhất, không ngồi quá lâu hoặc sai tư thế, thỉnh thoảng cần vận động trong khi làm việc. 
  • Lựa chọn nệm không quá cứng kết hợp với tư thế ngủ chuẩn, không cong vẹo cột sống,…
tang-cuong-bo-sung-cac-loai-thuc-an-giau-canxi-giup-nuoi-duong-xuong-khoe-manh
Tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Ngoài ra, cần bổ sung các loại thức ăn giàu protein từ thịt và cá, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải sức ép lên cột sống.

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về biểu hiện, dấu hiệu của bệnh gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Hy vọng bài viết sẽ bổ sung kiến thức, giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về bệnh để có những điều chỉnh trong sinh hoạt cuộc sống để ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như có thể chẩn đoán được kịp thời và điều trị hiệu quả căn bệnh gai cột sống này.  

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)