#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

 Bí quyết giảm ho hiệu quả: Kiêng 7 loại thực phẩm phổ biến

Ho là triệu chứng, phản xạ thường gặp bởi các bệnh về đường hô hấp. Ho kéo dài vừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe và để lâu ngày sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc điều trị ho thì mọi người cần kiêng các thực phẩm giúp khỏi bệnh tốt hơn. Vậy bị ho kiêng ăn gì? Ho nên ăn gì cho nhanh khỏi? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây ho thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân và xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân xảy ra ho chủ yếu là do nhiễm trùng. Các vi khuẩn, virus đang xâm nhập vào cơ thể gây ra các phản ứng để loại bỏ tác nhân kích thích. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ho thường gặp.

  • Không khí ô nhiễm: Môi trường không khí bị ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc khiến cho hệ hô hấp dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây ra các bệnh về tai mũi họng.
  • Do virus: Khi cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm sự thay đổi thời tiết, môi trường thay đổi đột ngột sẽ gây ra các phản ứng ho để giảm bớt virus xâm nhập ra khỏi hệ hô hấp.
  • Sử dụng chất kích thích: Khi sử dụng thuốc lá, rượu bia,…cũng gây ra các phản ứng ho.
  • Viêm phổi, viêm phế quản: Virus, vi khuẩn tấn công gây ra viêm, bí tắc đường thở, kích thích niêm mạc họng gây ra các cơn ho.
  • Hen suyễn: Người bị bệnh này có hệ thống hô hấp bị hẹp lại. Do đó, sẽ càng làm tăng nguy cơ bị các cơn ho. Nhất là khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi, khói,..
  • Bệnh cúm: Virus tấn công vào hệ hô hấp, chất nhầy chảy xuống cổ họng từ mũi gây ra các phản ứng ho.
  • Suy tim: Khi tim không được hoạt động đúng có thể xảy ra các cơn ho và kèm theo chất nhầy.
  • Ung thư phổi: Ho cũng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Nhất là dấu hiệu bị ho ra máu.

Do đó, để điều trị ho hiệu quả cần xác định được chính xác nguyên nhân ho do đâu. Vì vậy, mọi người cần thăm khám để được biết tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

nguyên nhân ho
Ho do vi khuẩn, virus tấn công

Bị ho kiêng ăn gì?

Tình trạng ho kéo dài không dứt sẽ làm mọi người khó chịu, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe. Vì vậy, để cơn ho nhanh chóng thuyên giảm thì mọi người bị ho cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, bị ho kiêng ăn các thực phẩm sau.

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Bị ho nên kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Vì khi bị ho niêm mạc họng đang bị tổn thương và rất dễ bị các triệu chứng nặng hơn. Ngoài ra, khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng vừa khó tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng tiết dịch đờm nhiều hơn khiến cho tình trạng ho kéo dài.

Thực phẩm lạnh, đồ uống có đá

Hầu hết, cơn ho đều do cơ thể bị nhiễm lạnh như nước đá lạnh, kem, đồ ăn lạnh chưa qua hâm nóng,…Vì khi sử dụng các thực phẩm này vừa tăng nguy cơ tổn thương đường dẫn khí, không tốt cho phổi, hệ hô hấp. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Các loại hạt, đồ ăn khô cứng

Không nên ăn các loại hạt và đồ ăn khô cứng bởi khi bị ho niêm mạc họng đang bị tổn thương mà các thực phẩm này có thường khô và góc cạnh dễ làm tổn thương niêm mạc họng nặng hơn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Khi bị ho đang cần tiêu đờm dịch nhầy mà theo một vài nghiên cứu cho rằng: Có một số loại sữa làm kích thích tạo ra chất nhầy ở đường hô hấp. Protein từ việc tiêu hóa sữa sẽ làm sản sinh ra chất nhầy dư thừa trong ruột. Do đó, nếu cơ thể đang bị ho, nhiễm trùng nên tạm ngưng uống sữa để cơ thể nhanh hồi phục.

Đồ ăn ngọt, nhiều đường

Các thực phẩm quá ngọt, nhiều đường có thể gây cản trở hệ miễn dịch khiến cho tế bào bạch cầu khó tiêu diệt được các vi khuẩn hiệu quả. Đặc biệt, ở trong đường còn chứa arginine giúp các vi sinh vật dễ dàng phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó, đồ ăn ngọt cũng làm tăng tiết nhầy ở cổ họng nhiều hơn khiến cho tình trạng ho lâu khỏi.

Các loại đồ uống có cồn, chất kích thích

Ho sẽ khiến cho cổ họng đau rát khó chịu, niêm mạc cổ họng tổn thương. Trong khi đó, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích chứa Ethanol và Caffeine gây mất nước trong cơ thể làm cho cổ họng càng khô khiến cho tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để giảm ho có thể uống nhiều nước ấm sẽ giúp dịu cơn ho.

Một số loại trái cây nên hạn chế

Khi bị ho cần nên tránh một số loại trái cây chứa nhiều axit gây kích thích các cơn ho nhiều hơn như: Nhãn, Dứa, Cam, Bưởi,…sẽ làm nóng rát cổ họng, gây kích ứng các cơn ho kéo dài.

Ho nên kiêng thực phẩm cay nóng

Món ăn trị ho cho người lớn, trẻ em

Bên cạnh những thực phẩm không nên ăn khi bị ho thì cũng có rất nhiều món ăn trị ho cho người lớn, trẻ em tốt cho sức khỏe, giảm ho hiệu quả. Cùng tìm hiểu một số thực phẩm bên dưới đây.

Mật Ong

  • Mật Ong giúp giảm làm dịu và giảm ho rất tốt. Bởi trong Mật Ong có chứa Hydrogen Peroxide có khả năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể. Ngoài ra, hợp chất này có đặc tính kháng viêm cực tốt sẽ giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp và giảm các triệu chứng ho, rát cổ họng. 
  • Mật Ong còn tạo ra lớp màng bảo vệ ở niêm mạc họng. Lớp màng này sẽ giúp làm dịu các mô bị kích ứng, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc họng, giảm đau rát cổ họng, giảm sưng viêm. Bên cạnh đó, Mật Ong còn làm loãng dịch đờm trong cổ họng, giảm tần suất ho. 
  • Mật Ong không chỉ có tác dụng đến đường hô hấp mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất trong Mật Ong sẽ giúp sản sinh ra tế bào miễn dịch giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh.
Mật Ong giúp làm dịu các cơn ho

Mọi người có thể áp dụng Mật Ong kết hợp với Chanh, Gừng, Quất, Tỏi, Ngâm với Hoa Đu Đủ Đực, Nghệ,..để điều trị ho. Dưới đây là gợi ý một vài thực phẩm kết hợp cùng Mật Ong để trị ho.

Mật Ong, Gừng: 

– Chuẩn bị Gừng tươi rửa sạch, để ráo nước, một lọ thủy tinh, Mật Ong. Sau đó, đập dập gừng cho vào lọ thủy tinh và đổ Mật Ong ngập lọ, đậy nắp kín. Để trong khoảng 15 ngày – 1 tháng là có thể sử dụng được. 

Cách dùng: Khi dùng, mọi người pha 1 thìa Mật Ong Gừng cùng với nước ấm và uống ngày 2- 3 lần.

Mật Ong, Tỏi: Bị ho ăn gì thì có thể dùng Mật Ong Tỏi. Đây là một trong những thực phẩm kết hợp giúp trị ho rất hiệu quả cho người lớn và trẻ em.

– Chuẩn bị: Mọi người cần chuẩn bị  Tỏi, Mật Ong, lọ thủy tinh. Sau đó, bóc hết lớp vỏ Tỏi, rửa sạch để ráo. Tiếp đến, cho hết Tỏi vào bình thủy tinh và cho Mật Ong vào ngâm 2- 3 tháng. Càng ngâm lâu thì hoạt chất trong Tỏi sẽ càng tốt. 

– Cách dùng: Lấy nước cốt Mật Ong Tỏi pha loãng với nước ấm uống vào buổi sáng, trưa, tối.

Gừng

Trong Đông Y, Gừng có tính ấm, vị cay có tác dụng tán phong, giữ ấm, đào thải độc tố trong cơ thể, trị cảm lạnh, giảm ho, tăng hệ miễn dịch. 

  • Trong Gừng có chứa Gingerols, Zingerone giúp tiêu diệt vi khuẩn, lưu thông máu, làm ấm cơ thể, chống viêm,…
  • Gừng có một hàm lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. 
Gừng hỗ trợ giảm ho hiệu quả

Dưới đây là một số cách làm Trà Gừng Mật Ong trị ho. Mọi người tham khảo và thực hiện để giảm ho.

Trà Gừng, Mật Ong, Chanh:

– Chuẩn bị: Gừng, nước cốt Chanh, 2 thìa Mật Ong. Sau đó, Gừng mang đi rửa sạch, thái lát mỏng. Tiếp đến, đun sôi nước và thả Gừng vào để khoảng vài phút cho tinh chất có trong gừng tiết hết ra. Cuối cùng, cho thêm 1 – 2 thìa Mật Ong kèm nước cốt chanh.

– Cách dùng: Uống khi ấm và nên uống không quá 3 ly mỗi ngày.

Trái cây giúp giảm ho      

 Bên cạnh, những món ăn trị ho đờm trong chế độ ăn uống hàng ngày thì trái cây cũng rất tốt trong việc điều trị ho. Dưới đây là một số trái cây giảm ho hiệu quả.

Quả Nho: Trong Nho có chứa nhiều vitamin B1, B2, B6. Có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường đề kháng, giảm ho khan, ho có đờm. Mọi người có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống.

Việt Quất: Các dưỡng chất vitamin, khoáng chất như Vitamin A, B, C D, E, sắt, kẽm,..Đặc biệt, hoạt chất Flavonoid giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ho.

Dứa: Các khoáng chất và vitamin như: Đồng, folate, mangan và vitamin C sẽ giúp kháng viêm, lành vết thương, trị ho tốt.

Lựu: Trong Đông Y, đây là loại quả có vị cay, ấm có tác dụng khai thông cổ họng, giảm khô họng, giảm ho khan, ho có đờm. Ngoài ra, hợp chất Polyphenol cùng các vitamin còn giúp tăng cường sức đề kháng.                                                                                     

Trà thảo mộc

Ngoài việc, sử dụng các thực phẩm để giảm các triệu chứng ho thì mọi người có thể kết hợp cùng các loại trà thảo mộc như: Trà Chanh, Trà Gừng, Dược Trà Hòa Tan Gừng Mật Ong Hygie And Panacee,…

Lời khuyên từ chuyên gia giúp giảm ho

Theo các chuyên gia cho biết, để giảm ho ngoài chế độ ăn uống kết hợp các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho thì cần thực hiện những điều sau đây:

  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao ở ngoài trời nhiều hơn để tăng đề kháng.
  • Luôn sử dụng khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người giảm nguy cơ nhiễm trùng lây bệnh.
  • Vệ sinh họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, xông và rửa mũi hàng ngày.
  • Vệ sinh môi trường sống tránh bụi bẩn, giữ môi trường sống trong lành bằng cách sử dụng thiết bị lọc không khí.
  • Uống nhiều nước ấm mỗi ngày, kèm thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh ăn quá no vào buổi tối sẽ gây trào ngược thực quản sinh ra ho nhiều hơn.
  • Không hút thuốc lá.
  • Cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

Kết Luận

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bị ho kiêng ăn gì? Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mọi người biết cách lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo sản phẩm điều trị ho tại Nhà Thuốc Vivta theo hotline 0888 533 350 để được hỗ trợ tư vấn. 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version