#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Chế độ ăn cho người tiểu đường và những sai lầm thường gặp

Chế độ ăn cho người tiểu đường rất quan trọng giúp kiểm soát ổn định đường huyết. Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cân bằng vừa đảm bảo duy trì sức khỏe cho người bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng. Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về nguyên tắc ăn uống cho người tiểu đường và thực phẩm nên tránh.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường là nền tảng cơ bản để điều trị bệnh. Vì vậy, Người tiểu đường cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng giữa các loại thực phẩm theo các nội dung sau đây.

Ăn cân bằng các chất dinh dưỡng

Trong mỗi thực phẩm có chứa hàm lượng dưỡng chất khác nhau và không có thực phẩm nào là có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần cân bằng các bữa ăn với đầy đủ các nhóm chất.

  • Cần cung cấp đủ nước 40ml/kg/ngày.
  • Duy trì chế độ ăn đúng giờ, không để đói quá hay no quá sẽ rất khó kiểm soát đường huyết.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và ăn kèm các bữa phụ buổi tối.
  • Không nên ăn kiêng khem quá mà vẫn phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
  • Tăng cường ăn các loại đạm thực vật. 

Nhóm dầu mỡ, các loại hạt có dầu

  • Cung cấp chất béo, năng lượng cao.
  • Tăng cường ăn các loại dầu thực vật. 
  • Hạn chế dùng mỡ, bơ, các nội tạng.

Nhóm rau, củ

  • Cung cấp các chất xơ, vitamin, axit amin có trong rau, củ, quả.
người tiểu đường nên kiêng gì
Người tiểu đường nên kiêng gì

Chia nhỏ bữa ăn

  • Chia nhỏ mỗi bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để hạn chế hạ đường huyết, ổn định đường huyết.

Đa dạng các loại thực phẩm

Nhóm ngũ cốc, khoai củ, các loại hạt

  • Đây là nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng, giàu đường bột, có rất ít vitamin C, A, D, chất béo. Vì vậy, nên ăn vừa đủ theo nhu cầu năng lượng cơ thể. 
  • Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt.

Nhóm sữa, thịt, cá trứng, đậu đỗ, các chế phẩm

  • Cung cấp protein, sắt, vitamin. Với người thừa cân chọn ăn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ, thịt gà bỏ da. Cần chế biến đơn giản như hấp, luộc,..

Chế độ ăn của người tiểu đường

Theo viện dinh dưỡng quốc gia đã nghiên cứu và cho biết tỉ lệ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cần đạt ở mức ổn định.

  • Protein: Cần cung cấp 1- 1,2g/kg/ngày đối với người lớn, tương đương với 15 – 20% năng lượng trong khẩu phần.
  • Lipid: Tỉ lệ chất béo khoảng 25% trong tổng số năng lượng, không nên vượt quá 30%.
  • Gluxit: Tỉ lệ năng lượng cần đạt từ 50% – 60% trong khẩu phần của bệnh tiểu đường. 

Nhóm tinh bột: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt

  • Gạo lứt: Trong gạo lứt giàu chất xơ, vitamin nhóm B, khoáng chất. Đặt biệt, chỉ số đường huyết có trong gạo lứt thấp hơn trong gạo trắng. Cho nên, vừa giúp no lâu và ổn định đường huyết.
  • Yến mạch nguyên chất: Trong yến mạch có giàu beta-glucan giúp giảm cholesterol, ổn định đường huyết. Có thể dùng yến mạch để ăn vào bữa sáng.
  • Các thực phẩm như: Khoai lang, bánh mỳ, ngô, hạnh nhân,..Đây là những thực phẩm giàu chất xơ nhưng cần có chế độ ăn uống cân bằng.

Nhóm đạm: Thịt nạc, cá, đậu phụ

Nhóm đạm là nguồn dinh dưỡng quan trọng thiết yếu để duy trì cơ bắp, hỗ trợ ổn định huyết áp. Tuy nhiên, cần xây dựng chế độ ăn hợp lý giữa các nhóm thực phẩm.

  • Thịt nạc: thịt gà (chứa protein), thịt lợn thăn, thịt bò nạc (giàu kẽm). Nên ăn 2 – 3 lần/tuần và chỉ nên hấp, luộc, áp chảo.
  • Cá: Cá ngừ, cá thu, cá hồi (giàu omega-3), cá rô, cá chép ít chất béo, dễ tiêu hóa.
  • Trứng chỉ ăn tối thiểu 1 quả/ngày (hấp, luộc).
  • Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng,..

Rau củ và trái cây có chỉ số GI thấp

Đối với các loại rau củ, trái cây nên chọn các thực phẩm có Gl < 55. Có trong các loại rau như: Rau lá xanh, súp lơ xanh, cà chua, cà tím, táo, bưởi, dâu tây,… Ngoài ra, trái cây nên ăn sau bữa ăn 30 phút. Đặc biệt, khuyến khích chế biến món ăn như hấp, luộc và hạn 

Cần có chế độ ăn cho người tiểu đường

Thực phẩm người tiểu đường nên tránh

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu không biết kiểm soát là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống khoa học và nên tránh các thực phẩm sau.

Đường và thực phẩm nhiều đường

Nên tránh các thực phẩm chứa đường và nhiều đường có trong các loại nước ngọt như: coca, pepsi,… Vì trong các loại đồ uống này có chứa fructose một loại đường đơn sẽ nhanh chóng đi vào máu, có thể kháng insulin. Bên cạnh đó, các loại nước ngọt còn làm tăng lượng mỡ nội tạng, gan nhiễm mỡ.

Thực phẩm chế biến sẵn

Đây cũng là nhóm thực phẩm nên hạn chế tối đa. Bởi trong các thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất béo bão hòa, tin bột tinh chế, muối natri, phụ gia. Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Gà rán, bánh mì sandwich công nghiệp, mì gói, nui, bim bim, trà sữa đóng chai, nước ép đóng hộp, nước sốt,..

Rượu, bia và đồ uống có cồn

Đây là loại thức uống mà người tiểu đường nên tránh vì sẽ ảnh hưởng mạnh đến đường huyết. 

  • Đối với rượu bia và đồ có cồn: Người tiểu đường uống rượu bia sẽ có thể gây tụt đường huyết hoặc tăng đường huyết nên cao. Từ đó, làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường trong máu, huyết áp, mỡ máu, thần kinh và tim mạch.

Câu hỏi thường gặp

Với người bị tiểu đường thường có một số câu hỏi thắc mắc về chế độ ăn có nên kiêng hoàn toàn không? Vậy cùng tham khảo giải đáp như sau:

Có cần kiêng hoàn toàn đường không?

Đối với người tiểu đường không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn đường nhưng cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt, nên ưu tiên nguồn đường tự nhiên, hấp thu chậm. 

  • Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Trong cơ thể cần có một lượng đường nhỏ để cung cấp năng lượng cho não và cơ bắp. Vì vậy, việc ăn đường như thế nào? Ăn bao nhiêu? Thời điểm nào mới quan trọng.
  • Khuyến khích nên ăn thực phẩm có chứa đường từ tự nhiên có trong trái cây. Nhưng phải đảm bảo lượng đường thấp Dl<50. Tránh các loại đường tinh luyện có trong bánh kẹo, nước ngọt, sữa đặc,..Vì vậy, cần hạn chế đường tối đa và chọn đúng thực phẩm, ăn uống đúng cách.
  • Bên cạnh đó, nên chọn thực phẩm và tính toán lượng đường tinh bột có trong đó. Tránh các loại trái cây sấy khô, đóng hộp. Vì trong thực phẩm này có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho sức khỏe.
Chế độ ăn cho người bị tiểu đường

Bao lâu nên kiểm tra đường huyết một lần?

Tần suất kiểm tra đường huyết còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và phác độ điều trị của mỗi người.

  • Đối với người tiểu đường tuýp 2 (không dùng insulin): Nên kiểm tra đường huyết 1 -2 lần/ngày hoặc vài tuần cần kiểm tra một lần. Tùy thuộc vào mức độ ổn định của bệnh. Nên kiểm tra vào buổi sáng khi đói hoặc sau ăn 1 – 2 tiếng.
  • Người tiểu đường tuýp 2 (có dùng thuốc hoặc insulin): Nên kiểm tra 2 – 4 lần/ngày. 
  • Người tiểu đường tuýp 1 phải dùng insulin hằng ngày nên kiểm tra đường huyết 4 – 6 lần/ngày vào trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ.

Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu bất thường như vã mồ hôi, run, chóng mặt, có chế độ ăn uống thay đổi, căng thẳng thì cần phải kiểm tra đường huyết.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về chế độ ăn cho người tiểu đường. Mong rằng sẽ giúp ích cho người tiểu đường biết cách xây dựng chế độ ăn uống cân bằng để kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, để tư vấn mua các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường vui lòng liên hệ Nhà Thuốc Vivita hotline: 1900 2061 để được hỗ trợ chi tiết hơn.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version