#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Thầy Thuốc Trị Tiểu Đường – Lương Y Nổi Tiếng Và Bài Thuốc Đông Y Hiệu Quả

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến trên toàn cầu với mức độ gia tăng nhanh chóng về số lượng người mắc ở độ tuổi thanh thiếu niên trong những năm gần đây. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) năm 2020, đây là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao thứ ba ở các quốc gia có dân số đông và tỷ lệ dân trí thấp. Ở Việt Nam có khoảng 8 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chiếm 8% dân số (theo số liệu thu thập được từ Hiệp hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam).

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh lý nguy hiểm này, đồng thời đưa ra một số bài thuốc đông y trị bệnh tiểu đường và giới thiệu thầy thuốc trị tiểu đường đáng tin cậy. Mong rằng thông tin bài viết có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị của bệnh nhân mắc đái tháo đường tốt hơn.

Ai là thầy thuốc trị tiểu đường giỏi ở Việt Nam hiện nay?

Đúng phương thuốc nhưng thiếu sự hướng dẫn, chỉ định từ thầy thuốc thì tỉ lệ thành công để trị tiểu đường rất kém. Sau đây là ba lương y người Việt, được chúng tôi chia sẻ:

Lương y Nguyễn Thị Quế

Là một người con của vùng đất Đà Nẵng, được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống y học, bà dành cả cuộc đời mình cho công trình nghiên cứu, tìm kiếm những bài thuốc hay, để trị liệu tốt nhất cho bệnh nhân. Với tuổi đời hơn 40 năm gắn bó với nghề, bà để lại hai bài thuốc trị tiểu đường gia truyền.

Bài 1: Liều nặng bao gồm các loại dược liệu mang tính hàn kết hợp với nhau (táo, bạch thược, ngũ vị tử,…), mỗi loại 3 chỉ, đun nấu cho đến khi nước còn ⅔ nồi thì có thể dùng được.

Bài 2: Liều nhẹ gồm các loại thuốc như nhục quế, trần bì,… chỉ dừng lại ở hai chỉ, kết hợp nấu cùng một lúc, dùng thường xuyên trong vòng 1 tháng.

Lưu ý: Mỗi người sẽ ưa chuộng mùi vị của một bài thuốc khác nhau, vì vậy có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân.

Lương y Tạ Văn Hắm – Dân tộc Sáu Dìu ở Quảng Ninh

Xuất thân từ gia đình làm nghề bốc thuốc, có niềm đam mê vô tận với công dụng của các loại dược phẩm tồn tại ở miền rừng núi, ông đã nghiên cứu bài thuốc kết hợp giữa cây biến xúc và hạt đậu đỏ. 

Khi sử dụng liệu pháp này, bệnh nhân tiểu đường buộc phải kiêng đường, rau muống và củ cải nếu mong muốn nhận được kết quả tốt nhất.

Lương y Triệu Thị Hòa

Là người dân tộc ở tỉnh Yên Bái, cũng xuất thân từ dòng họ làm nghề Đông y, với tài năng và kinh nghiệm của mình, bà đã cứu sống nhiều người bị bệnh nặng khó trị, trong đó có bệnh lý đái tháo đường.

Bài thuốc trị tiểu đường của bà có độ an toàn cao, ít gây tác dụng phụ, xuất phát trị ở tụy, sau đó duy trì lượng đường huyết ở mức cân bằng.

Đó là một vài thầy thuốc trị tiểu đường nổi tiếng ở Việt Nam, mỗi người sử dụng các liệu pháp khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sử dụng kết hợp một lượng thảo dược vừa đủ, hài hòa công dụng với nhau để trị bệnh tiểu đường.

Một số bài thuốc đông y trị tiểu đường hiệu quả

bài thuốc Đông y trị tiểu đường
Một số bài thuốc Đông y trị tiểu đường hiệu quả

Sau khi đưa ra những thông tin về các thầy thuốc trị tiểu đường nổi tiếng hiện nay, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số bài thuốc đông y trị tiểu đường phổ biến hiện nay.

Hành và tỏi

  • Hai nguyên liệu này tương đối phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng rất tốt cho quá trình hạ đường huyết về mức cân bằng. Theo cơ chế chung, tinh chất có trong hành và tỏi ngăn ngừa phá hủy insulin có trong máu; trong khi đó, tỏi lại tăng cường chuyển hóa glucose có trong tế bào gan, đào thải lượng đường trong máu và trong nước. Nhờ vậy, bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể nhận thấy kết quả rõ rệt khi sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này.
  • Bài thuốc: Điều chế rượu tỏi bằng cách bóc vỏ sạch cho củ tỏi rồi ngâm vào rượu nếp từ 10 – 15 ngày, cho đến khi tỏi chuyển từ màu trắng sang màu vàng nghệ là thể dùng để hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng hai lần mỗi ngày trước bữa sáng và bữa tối.

Bài thuốc bổ thận, dưỡng thận âm

  • Nguyên liệu: đan bì, phụ tử, phục linh, huyền trân, nhục quế, sơn thù du, trạch tả, mạch môn, mỗi loại 20g, cho một liều dùng trong vòng 3 tuần.
  • Thực hiện: Rửa sạch các loại thảo dược vào nồi, đổ nước cao hơn tầm 1-2 cm, khi sôi trên bếp khoảng 15 phút, canh cho lượng nước còn ⅔ là có thể dùng được.

Sử dụng lá dứa trị tiểu đường

  • Lá dứa trong Đông y được biết đến là cây thuốc có nhiều công dụng như: trị viêm phế quản, nhức xương, ổn định đường huyết, và không gây hại nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, do trong lá dứa có chứa diệp lục, axit amin và chất oxy sẽ giúp hạn chế sự phát triển của các gốc tự do, cải thiện tâm trạng.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá dứa, cho vào nồi ngập nước đun sôi, để lửa lớn, sau đó hạ nhỏ đun liên tục cho đến khi nó có màu giống như màu siro dứa là có thể sử dụng được.

Sử dụng lá, quả ổi để trị đái tháo đường hiệu quả

  • Theo nghiên cứu khoa học, cả lá và quả ổi đều có tác dụng cân bằng lượng đường huyết trong máu rất tốt nhờ vào men protein, tyrosine, phosphatase, hạn chế chuyển biến tiêu cực của tiểu đường type 2.
  • Thực hiện: Bệnh nhân bị tiểu đường có thể sắc lá ổi non, nấu thành nước để uống, hoặc sử dụng quả ổi tươi, gọt ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.

Sử dụng cây chuối hột – thầy thuốc trị tiểu đường hiệu quả bất ngờ

  • Theo Đông y, chuối hột có khả năng cải thiện tâm trạng, ổn định lượng  insulin có trong máu, giảm thiểu tác hại của bệnh lý gây cho cơ thể.
  • Thực hiện: Rửa sạch chuối, giã nát hoặc ép thành nước cho bệnh nhân uống, có thể pha loãng nếu có vị chát ngắt.

Bài thuốc thể phế táo vị nhiệt

  • Thành phần: Sinh thạch cao, sinh địa, cam thảo, sa sâm, đẳng sâm, ngọc trúc, mạch môn,.. Tất cả thành phần này phần lớn có chức năng giải nhiệt và cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Thực hiện: Sắc sinh cao trước với nước, khi nước sôi cho tất cả nguyên liệu vào, lọc lấy phần nước đã nấu, sử dụng trong ngày.

Vỏ dưa hấu trị tiểu đường

  • Theo nghiên cứu, dưa hấu có chứa nhiều muối khoáng canxi, sắt, vitamin B1, thậm chí là axit folic, một chất vô cùng thiết yếu cho quá trình tái tạo máu của cơ thể. Ngoài ra vỏ và hạt dưa hấu có tác dụng đặc biệt  như một thầy thuốc trị tiểu đường.
  • Thực hiện: Sắc vỏ dưa hấu cùng với vỏ bí xanh, nấu lấy nước, uống liên tục tròn một tháng để thấy hiệu quả rõ rệt

Khổ qua rừng- Thuốc đắng giã tật

  • Mướp đắng có tính hàn, không độc, cải thiện độ đàn hồi của làn da, giảm bệnh cảm cúm, đồng thời giúp cơ thể tăng cường sản sinh insulin, kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
  • Nấu nước khổ qua, uống trong thời gian dài để trị tiểu đường type 2, có thể chế biến các món ăn từ khổ qua để ổn định đường huyết mỗi ngày.

Liệu chúng ta có thể trở thành thầy thuốc trị tiểu đường tại nhà không ?

Một vài nguyên tắc khi sử dụng thuốc đông y như thầy thuốc trị tiểu đường tại nhà

Mặc dù, chúng ta không có đầy đủ các kiến thức về Y khoa, mỗi người vẫn có thể ngăn ngừa và trị hiệu quả bệnh tiểu đường nếu tuân thủ một vài biện pháp sau:

Người tiểu đường nên ăn gì ?

  • Nên bổ sung vào thực đơn các loại ngũ cốc nguyên hạt được chế biến dưới dạng nguyên thủy.
  • Nên ăn thịt nạc, thịt trắng, các loại đậu,… chế biến bằng phương pháp hấp, luộc.
  • Nên ăn chất béo không bão hòa như dầu olive, dầu cá,…
  • Bổ sung nhiều hơn vitamin từ rau, củ và trái cây.

Người tiểu đường nên hạn chế loại thực phẩm nào ?

  • Hạn chế ăn các loại carb xấu có trong gạo trắng, bánh mì,…
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol,…
  • Kiêng ăn nội tạng động vật, kem tươi, bánh kẹo,…

Nguyên tắc ăn uống điều trị tiểu đường

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn đúng giờ.
  • Không nên ăn quá nhiều, hoặc quá ít, cân bằng bốn nhóm dinh dưỡng.
  • Nên chú ý vận động sau khi ăn để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Lựa chọn bài thuốc phù hợp

Nên dựa vào cơ chế phản ứng của cơ thể mà lựa chọn các thành phần trong bài thuốc đông y cho phù hợp, tránh hiện tượng dị ứng hoặc không tương quan hấp thụ chất dinh dưỡng, có thể gây hệ lụy nghiêm trọng hơn.

Nguyên tắc khi sử dụng phương pháp Đông y như người thầy thuốc trị tiểu đường

Nguyên tắc 1: 

Cơ thể con người với thiên nhiên hòa hợp với nhau, tồn tại song hành trong vũ trụ và cùng nhau tiến hóa, phát triển. Do đó, tác động của tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, cho nên chúng ta cần sử các phương pháp tự nhiên, hòa hợp với môi trường như bấm huyệt, trà dược,.. nhằm cải thiện tối đa tình trạng suy nhược cơ thể do bệnh tiểu đường gây ra.

Nguyên tắc 2:

Mỗi người sẽ có những thể trạng khác nhau, nên phải dựa vào tuổi, các triệu chứng cụ thể để trị liệu cho hiệu quả.

Nguyên tắc 3:

Cơ thể con người gồm nhiều bộ phận đảm nhiệm các chức năng khác nhau nhưng có mối quan hệ thống nhất tạo thành một khối toàn diện. Vì vậy, đái tháo đường dù chỉ bắt nguồn từ hư hỏng trong một cấu trúc tế bào ở cơ quan chuyển hóa thì cũng phải tiến hành điều trị cho toàn bộ cơ thể.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh tháo đường

Xuất hiện khi có tình trạng rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến mức độ đường huyết. Theo Tây y, nguyên nhân phổ biến là do nồng độ insulin trong máu tăng hoặc thấp quá mức cho phép. Theo Đông y, “tiểu đường” được hiểu là chứng tiêu khát, được ghi nhận trong rất nhiều Y thư cổ ở các triều đại khác nhau.

Phân loại tiểu đường

Phân loại tiểu đường

Dựa vào đặc điểm, nồng độ của lượng insulin có trong máu mà Y học phân chia bệnh thành hai loại chính, bao gồm:

Tiểu đường type 1

  • Là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, các tế bào không sử dụng được glucose hoặc insulin và thậm chí là cả hai để cung cấp năng lượng cho não bộ, cơ,.. hoạt động bình thường. Thiếu insulin sẽ cản trở quá trình di chuyển glucose vào các mô, tế bào thiết yếu, hạn chế khả năng trao đổi chất của cơ thể.
  • Triệu chứng:  đói liên tục, ăn nhiều, uống nhiều, đi vệ sinh thường xuyên, khô da, chuột rút và sụt cân liên tục. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đục thủy tinh thể, nhiễm trùng da, đầy bụng, khó tiêu, mất kinh ở phụ nữ.

Tiểu đường type 2

  • Bệnh lý xuất hiện khi lượng glucose trong cơ thể tăng lên đột ngột do cấu trúc tế bào insulin bị phá vỡ. Nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho tế bào chuyển hóa carbohydrate, lipit, tổn thương ở các cơ quan trung ương khác như não, tim, thần kinh, mạch máu và thận.
  • Triệu chứng: tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, đi tiểu nhiều, khát nước, khô môi, thèm ăn liên tục và rất nhanh đói, cân nặng bất thường. Nếu không kiểm tra sức khỏe kịp thời thường dẫn đến các biến chứng về bệnh lý động mạch vành, tổn thương thận, các bệnh thần kinh ngoại vi,…

Khi nào cần đi kiểm tra đái tháo đường

  • Béo phì ( BMI>= 23)
  • Có tiền sử bệnh tim mạch, hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Huyết áp cao bất thường hoặc đang điều trị cao huyết áp.
  • Phụ nữ mất kinh, kinh nguyệt thất thường hoặc gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Lối sống thiếu lành mạnh, không vận động, tập thể dục.
  • Phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh.

Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp một cái nhìn khách quan nhất về các bài thuốc đông y và thầy thuốc trị tiểu đường nổi tiếng trong lĩnh vực bệnh lý này, giúp mọi người tự giải đáp thắc mắc và tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho bản thân. 

Tuy nhiên, để nhận được sự tư vấn đầy đủ và mua hàng chính hãng, Quý khách các thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 19002061 hoặc truy cập vào Website Vivita.vn để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version