#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu hiệu quả nhất

Kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu đa phần được các mẹ truyền tai nhau. Nhưng thực tế, nhiều bà bầu vẫn còn hoang mang với những câu hỏi như: Uống vitamin nào cho từng giai đoạn? Thời điểm nào là hợp lý để uống vitamin?… Vivita sẽ tổng hợp và chia sẻ cùng các bà bầu các thông tin cần thiết, để các bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm cho thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Bà bầu cần bổ sung vitamin nào?

Giai đoạn trước trong và sau mang thai đều đòi hỏi rất nhiều vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, dinh dưỡng cho con. Cùng điểm danh các loại vitamin và kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu hiệu quả nhất.

Acid Folic – Vitamin B9

Lợi ích của vitamin B9

Vitamin B9 là một loại vitamin vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Acid folic phải được bổ sung cho phụ nữ với liều lượng thích hợp từ 3 tháng trước khi mang thai đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Acid Folic làm giảm đáng kể tỷ lệ thai nhi mắc các dị tật của ống thần kinh, tham gia vào sự phát triển của não bộ. Đồng thời acid folic cũng tham gia và quá trình tạo máu cho cả mẹ bà bé.

Các thực phẩm chứa nhiều axit folic như: măng tây, rau cải xanh, rau chân vịt, súp lơ, bơ, trứng gà, gan heo, các loại hạt, các loại đậu, sữa, chuối…

Vitamin B9

Liều lượng dùng

Phụ nữ nên bổ sung tối thiểu 400 mcg acid folic mỗi ngày trước khi mang thai

Trong thai kỳ, lượng axit folic khuyến cáo là từ 600 đến 800 mcg.

Vitamin B12

Lợi ích của vitamin B12

Vitamin B12 là thành phần tổng hợp nên các bao Myelin trong cấu trúc tế bào thần kinh (neuron). Vì vậy vitamin B12 cùng với vitamin B9, tham gia hình thành ống thần kinh, phát triển trí não và cột sống của thai nhi. Ngoài ra, B12 cũng tham gia vào quá trình tạo hồng cầu cùng với sắt, giúp bổ sung máu cho mẹ và bé.

Vitamin B12 có trong các thực phẩm gan, thận động vật, thịt bò, ngao sò, cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc, trứng và các loại sữa…

Liều lượng dùng

Nhu cầu khuyến cáo vitamin B 12 khi mang thai là 2,6 microgam mỗi ngày. Cần chú ý bổ sung viên uống vitamin B12 đối với những bà bầu có chế độ ăn chay.

Các vitamin B khác

Ngoài hai vitamin nhóm B nêu trên, các vitamin nhóm B khác cũng tham gia vào quá trình phát triển thai nhi và đảm bảo sức khỏe bà bầu. Các bà cầu cũng cần để ý trong quá trình ăn uống để tránh thiếu hụt bất kỳ vitamin nào.

  • Vitamin B1 tham gia chuyển hóa glucid. Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên vỏ: đậu, bắp, gạo lứt…
  • Vitamin B2 giúp cơ thể tạo năng lượng, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, tốt cho tế bào thị giác, tham gia vào quá trình hình thành da, tạo máu. Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu, gạo lứt…
  • Vitamin B5 (Biotin) giúp cho bà bầu phòng tránh các vấn đề thường gặp khi mang thai như rạn da, rụng tóc.
  • Vitamin B6 cùng B9 và B12 tham gia vào cấu tạo và hoạt động thần kinh của trẻ.

Vitamin C

Lợi ích của vitamin C

Từ trước đến này chúng ta đều biết vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Các nghiên cứu cho thấy, trong những đợt cảm cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp…người uống vitamin C giúp giảm số ngày bệnh lên đến 1,5 – 2 ngày so với những người không sử dụng vitamin C.

Vitamin C tham gia vào quá trình chuyển hóa Sắt III thành Sắt II để có thể hấp thu ở ruột; giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, trái cây như: ổi, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, rau ngót, các loại trái cây họ cam quýt…

Liều lượng dùng

Lượng vitamin C cần cho bà bầu tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng đang mang thai hay cho con bú:

  • Phụ nữ mang thai: 80 – 85mg/ ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú: 115 – 120mg/ ngày.

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không nên tự ý dùng nhiều vitamin C. Bổ sung tối đa 1.800mg/ngày.

Vitamin D

Lợi ích của vitamin D

Vitamin D tham gia quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, phospho vào cơ thể. Đây là hai thành phần cần thiết cho quá trình tạo xương. Kể cả sau khi sinh, bà bầu vẫn cần bổ sung vitamin D, hoặc cho trẻ sơ sinh sử dụng vitamin D trực tiếp; giúp phòng tránh còi xương chậm lớn.

Cơ thể chúng ta có thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Bà bầu có thể dành thời gian tắm nắng khoảng 20- 30 phút/ngày vào buổi sáng, trước 10h sáng. Ngoài ra, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D cũng đem lại hiệu quả cao cho mẹ bầu. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: cá, dầu gan cá, ngũ cốc, sò, nấm, chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ và sữa đậu nành)…

Liều lượng dùng

Ngoài việc bổ sung vitamin D bằng thức ăn và tắm nắng, bà bầu cũng có thể uống bổ sung vitamin D với liều lượng 15mcg/ngày để đảm bảo đủ nhu cầu cho mẹ và bé.

Vitamin A

Lợi ích của vitamin A

Vitamin A giữ vai trò quan trọng trong hoàn thiện các cơ quan của thai nhi bao gồm: tim, phổi, gan, thận, xương, mắt, hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt trong 3 tháng giữa thai kỳ, vitamin A tham gia vào cấu trúc võng mạc. Ngoài ra, vitamin A giữ vai trò trong việc tăng tỷ lệ sống sót của thai nhi. Việc thiếu hụt vitamin A sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng, gây suy giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị đúng mức.

Các thực phẩm cung cấp vitamin A như: cà rốt, đu đủ, bí ngô, gan, dầu cá và các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai…

Liều lượng dùng

Vitamin A tan trong dầu,vì vậy bà bầu cần uống vitamin A cùng bữa ăn giàu béo. Đồng thời, bà bầu cũng cần uống vitamin A với liều lượng phù hợp để tránh gây tích lũy và gây hại cho thai nhi.

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo bổ sung vitamin A cho bà bầu có thể lên tới 10000 đơn vị mỗi ngày, hoặc 25000 đơn vị đối với liều hàng tuần.

Vitamin E

Lợi ích của vitamin E

Với đặc tính chống oxy hóa, vitamin E giúp bảo vệ màng tế bào khỏi bị tổn thương. Vitamin E cũng góp phần giúp làn da và đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch của bà bầu.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bổ sung đầy đủ vitamin E trong thai kỳ làm giảm khả năng trẻ mắc bệnh hen suyễn và các vấn đề về hô hấp sau này.

Vitamin E có nhiều trong dầu hướng dương, các loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, óc chó, macca, bông cải xanh, cà chua, trứng, việt quất…

Liều lượng dùng

Lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày cho bà bầu trong thời kỳ mang thai là 3 mg, có thể dễ dàng đạt được bằng cách ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Một số khoáng chất thiết yếu khác cho bà bầu

Sắt (Fe)

Như đã nhắc đến ở trên, sắt tham gia vào quá trình tạo tế bào hồng cầu; phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Sắt cần được bổ sung cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, trong suốt thai kỳ và kể cả sau khi sinh.

Trong thực phẩm, chất sắt sẽ có nhiều trong rau ngót, thịt nạc, cá biển, rau muống…

Liều lượng dùng

Trước khi mang thai: 15 mg/ngày.

Khi có thai: 30mg/ngày.

Sau sinh, mẹ vẫn nên bổ sung sắt thêm một thời gian từ 1 – 3 tháng để bù đắp lượng máu đã mất cũng như phục hồi sức khỏe

Canxi

Canxi là một thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể. Canxi tham gia tạo xương răng và các quá trình vận động, tuần hoàn, dẫn truyền thần kinh.

Thai nhi lấy nguồn canxi từ mẹ nên một số mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng loãng xương. Do đó, việc bổ sung canxi là điều không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cả trước và trong khi mang thai.

Bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu Canxi như: tôm, cua, sữa, phô mai, sữa chua, cá mòi và cá hồi, các loại rau lá xanh…

Liều lượng dùng:

3 tháng đầu: 800mg/ngày.

3 tháng giữa: 1.000mg/ngày.

3 tháng cuối và giai đoạn con bú: 1.500mg/ngày

I-ốt

Iod là vi chất quan trọng với sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Nhu cầu i-ốt của bà bầu cũng sẽ tăng lên. Đây là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Khi người mẹ mang thai bị thiếu i-ốt nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh.

Bà bầu nên bổ sung ăn muối i-ốt để đảm bảo lượng i-ốt cho mẹ và bé. Mức bổ sung i-ốt hằng ngày được đề xuất cho phụ nữ mang thai là 220 mcg

Omega 3

Omega 3 bao gồm DHA cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên để DHA có thể hấp thu và được vận chuyển trong cơ thể thì cần có EPA. EPA cũng là một thành phần của Omega 3. Tỷ lệ DHA/EPA cho bà bầu tương đương khoảng 4/1 để phát huy hiệu quả cho mẹ và bé.

Thành phần DHA giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của bé từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. DHA còn giúp phát triển võng mạc mặt, giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân.

Omega 3 có trong các thực phẩm như: Cá ngừ, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, sữa, thịt đỏ, các loại hạt…

Liều DHA tối thiểu cho người trưởng thành khoảng 220 mg/ngày. Đối với bà bầu và khi cho con bú là khoảng 300 mg/ngày.

Thời điểm dùng các vitamin cho bà bầu

  • Vitamin C có nhiều trong các quả chín, rau xanh nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng. Vitamin C được khuyến khích uống cùng bữa ăn để hấp thu tốt nhất. Kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu là không nên uống vitamin C quá muộn vào buổi tối.
  • Vitamin A và vitamin E là hai loại vitamin tan trong dầu. Nên uống sau bữa ăn giàu béo để cơ thể hấp thu vitamin tối đa. Chỉ nên bổ sung các vitamin này trong 1-2 tháng. Các vitamin tan trong dầu có khả năng tích lũy, đạt nồng độ cao sẽ gây độc cho cơ thể.
  • Vitamin D cũng là vitamin tan trong dầu nên được uống sau bữa ăn giàu béo
  • Các vitamin nhóm B là vitamin tan trong nước, cũng không gây kích ứng dạ dày; nên các bà bầu có thể uống bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, các vitamin này nên uống buổi ngày để tránh gây kích thích và khó ngủ ban đêm.
  • Các loại khoáng chất là các kim loại hóa trị cao như Canxi, sắt, Kẽm, Magie. Do đó không nên uống chung các loại vitamin và các thuốc khác nói chung. Vì chúng dễ tương tác và tạo phức, gây cản trở hấp thu vào máu. Các khoáng chất cũng nên uống vào buổi sáng để cơ thể bà bầu sử dụng tốt nhất.

Nên bổ sung riêng lẻ các vitamin hay uống viên uống tổng hợp

Thực tế trên thị trường thuốc và thực phẩm chức năng vẫn lưu hành song song hai loại vitamin đơn chất và vitamin tổng hợp. Tùy vào mục đích và nhu cầu cần thiết của bà bầu mà lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Thông thường, các bà bầu nên có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lượng ăn phù hợp. Điều này giúp đảm bảo được đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết. Như vậy bà bầu không cần uống vitamin. Điều này giúp tránh dư thừa vitamin gây hại cho cơ thể.

Tuy nhiên đa phần chế độ bà bầu thường không đáp ứng cân bằng các chất. Các bà bầu cũng thường xuyên ốm nghén nên không thể ăn uống bình thường. Vì vậy bổ sung vitamin lúc này đương nhiên là có vai trò quan trọng. Kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu là có thể bổ sung các sản phẩm vitamin tổng hợp. Điều này đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết mà bà bầu không cần thiết phải uống quá nhiều viên.

Ngoài ra, các bà bầu phải đi thăm khám định kỳ. Nếu bà bầu thiếu bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đơn chất. Lúc này các bà bầu cần phải uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây nhà thuốc Vivita.vn đã chia sẻ các kinh nghiệm uống vitamin cho bà bầu mà ai cũng cần biết. Các bạn có thể tham khảo Top 10 Vitamin Tổng Hợp Dành Cho Bà Bầu Tốt Nhất Hiện Nay để tìm hiểu thêm các dòng sản phẩm khác.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bà bầu có cách bổ sung vitamin đúng cách. Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng bình luận bên dưới bài viết để được Chuyên viên giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version