#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về Vitamin E Và Lưu Ý Khi Dùng

Vitamin E là một trong những vitamin tan trong dầu giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Vitamin này có trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, thịt, trứng, mầm lúa mạch… Hiện nay cũng có khá nhiều các chế phẩm vitamin E trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng đặc biệt. Tuy nhiên cần sử dụng vitamin đúng cách để hiệu quả đạt được tốt nhất và không gây ra các tác dụng không mong muốn khác. Dưới đây là Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về Vitamin E Và Lưu Ý Khi Dùng do Vivita tổng hợp lại và gửi đến các bạn đọc.

Vitamin E là gì?

Khái niệm

Vitamin E là một loại vitamin hòa tan trong chất béo. Nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bao gồm dầu thực vật, ngũ cốc, thịt, gia cầm, trứng và trái cây… Vitamin E có vai trò như một chất chống oxy hóa, thu gom các điện tử lỏng lẻo – là “các gốc tự do” – có thể gây hại cho tế bào. Vitamin rất cần thiết cho chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Phân loại

Vitamin tự nhiên và vitamin E tổng hợp

Vitamin E là một họ gồm 8 chất chống oxy hóa có cấu trúc tương tự nhau. Theo cấu trúc hóa học, vitamin này được chia thành hai nhóm bao gồm:

  • Tocopherol: Alpha-tocopherol, beta-tocopherol, gamma-tocopherol và delta-tocopherol.
  • Tocotrienol: Alpha-tocotrienol, beta-tocotrienol, gamma-tocotrienol và delta-tocotrienol.

Theo nguồn gốc, chúng ta vẫn thường biết đến hai loại là vitamin E tự nhiên trong thực phẩm (alpha-tocopherol) và vitamin E nhân tạo có trong chất bổ sung (dl-alpha-tocopherol).

Có những dạng chế phẩm nào

Vitamin E tổng hợp có nhiều dạng chế phẩm trên thị trường như:

  • Viên nén hoặc viên bao đường có các hàm lượng 10mg, 50mg, 100mg, 200mg
  • Viên nang có hàm lượng 200mg, 400mg, 600mg
  • Dạng lỏng dung dịch: 30mg/ml, 50mg/ml, 50mg/ml, 100mg/ml, 300mg/ml; dùng tiêm bắp
  • Dạng kem dưỡng bôi ngoài da.

Công Dụng Của Vitamin E

Uống Vitamin E có tác dụng gì cho làn da?

Nhờ vào tính chống oxy hóa mạnh, vitamin E giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể:

Vitamin E giúp đẹp da, chống lão hóa
  • Giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Tình trạng da khô sạm, nhăn nheo, thiếu sức sống, tóc khô và dễ gãy rụng thường là do thiếu vitamin này gây nên.

Uống Vitamin E có tác dụng gì cho phụ nữ?

  • Giúp tử cung của em bé gái phát triển và hạn chế tình trạng teo tinh hoàn ở em bé trai. Vì vậy phụ nữ mang thai uống vitamin này sẽ giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nó còn góp phần làm giảm tỷ lệ sinh non hoặc sảy thai, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi
  • Giúp ổn định nội tiết tố nữ: Sử dụng vitamin E hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau bụng kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi vị thành niên. Làm giảm các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt…ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Vài trò vitamin e đối với sức khỏe cơ thể

  • Cùng với vitamin C, beta carotene (tiền vitamin A) và kẽm giúp bảo vệ mắt, chống lại sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi cao (AMD), bệnh đục thủy tinh thể…
  • Trung hòa các gốc tự do ở mạch máu, làm giảm cholesterol LDL do đó giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  • Vitamin E cũng đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ các vấn đề thần kinh và não bộ, phòng ngừa các bệnh Parkinson (bệnh động kinh), Alzheimer (suy giảm trí nhớ người già).

Dấu hiệu nhận biết thiếu Vitamin E

Khi cơ thể thiếu vitamin E sẽ biểu hiện trên các cơ quan và chức năng cơ thể:

Thiếu vitamin E có thể gây ra các bệnh liên quan đến mắt và thị lực
  • Bệnh võng mạc (tổn thương võng mạc của mắt có thể làm giảm thị lực, rung giật nhãn cầu)
  • Bệnh thần kinh ngoại biên (tổn thương các dây thần kinh ngoại vi, thường ở bàn tay hoặc bàn chân, gây yếu, giảm nhạy cảm hoặc đau, tê bì)
  • Mất điều hòa vận động (mất kiểm soát các chuyển động của cơ thể)
  • Giảm chức năng miễn dịch (cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh vặt)

Thiếu vitamin E có thể gặp ở trẻ đẻ non, người lớn bị cắt túi mật. Những người mắc bệnh xơ nang, bệnh gan ứ mật mãn tính, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo, hội chứng ruột ngắn và các hội chứng kém hấp thu khác cũng có khả năng thiếu hụt vitamin này.

Nhu Cầu Bổ Sung Vitamin E Theo Độ Tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (tính cả hai con đường: hấp thu từ thức ăn và hấp thu từ viên bổ sung) như sau:

  • Từ 0 đến 6 tháng tuổi: 4mg/ngày (~ 6 UI/ngày)
  • Từ 7-12 tháng tuổi: 5mg/ngày (~7.5 UI/ngày)
  • Từ 1 tới 3 tuổi: 6 mg/ngày (~ 9 IU/ngày)
  • Từ 4 tới 8 tuổi: 7 mg/ngày (~ 10,4 IU/ngày)
  • Từ 9 tới 13 tuổi: 11 mg/ngày (~ 16,4 IU/ngày)
  • Từ 14 tuổi trở lên: 15 mg/ngày (~ 22,4 IU/ngày)
  • Phụ nữ có thai: 15 mg/ngày (~ 22,4 IU/ngày)
  • Phụ nữ đang cho con bú: 19 mg/ngày (~ 28,5 IU/ngày)

Giới hạn an toàn đối với lượng vitamin E có thể sử dụng thay đổi theo độ tuổi như sau:

  • Từ 1 tới 3 tuổi: không quá 200 mg/ngày (~ 300 IU/ngày)
  • Từ 4 tới 8 tuổi: không quá 300 mg/ngày (~ 450 IU/ngày)
  • Từ 9 tới 13 tuổi: không quá 600 mg/ngày (~ 900 IU/ngày)
  • Từ 14 tới 18 tuổi: không quá 800 mg/ngày (~ 1200 IU/ngày)
  • Từ 19 tuổi trở lên: không quá 1000 mg/ngày (~ 1500 IU/ngày).

Các trường hợp bệnh lý thiếu vitamin E có thể bổ sung với liều cao hơn và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nhu cầu bổ sung vitamin e theo độ tuổi Nguồn: Vivita

Những thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, quả hạch, hạt, trái cây và rau:

  • Dầu hướng dương, cây rum,dầu đậu nành, dầu oliu
  • Các loại hạt như: Hạt dẻ, hạt hướng dương, hạnh nhân, macca, hạt điều, óc chó…
  • Đậu phộng, bơ đậu phộng
  • Rau có màu xanh đậm như: Rau cải xanh, rau bina, bông cải xanh
  • Măng tây
  • Quả bí ngô, củ cải, ớt chuông đỏ
  • Trái cây: Xoài, trái bơ, dâu tây, cherry, nho…
Những thực phẩm giàu vitamin E

Lưu ý khi sử dụng vitamin E

Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin E có thể gặp phải

Sử dụng vitamin E khá an toàn, nhưng nếu sử dụng quá cao dài ngày, thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể. Triệu chứng thừa Vitamin E bao gồm: mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn, phát ban nhẹ…

Nếu nghiêm trọng hơn, có thể gặp phải:

  • Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói…
  • Suy nhược cơ thể, yếu sức, ngất xỉu
  • Đau đầu, choáng váng, thị lực bị ảnh hưởng (do ức chế hấp thu vitamin A)
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu (ức chế hấp thu và giảm tác dụng đông máu của vitamin K)
Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin E có thể gặp phải: dấu vết bầm tím

Thời điểm uống Vitamin E lúc nào tốt nhất?

Những vitamin tan trong dầu bao gồm vitamin A, K, E, D, dễ dàng được hòa tan trong chất béo. Do đó nên được uống sau các bữa ăn để hấp thu tối đa. Bữa ăn nên được bổ sung nhiều chất béo, đặc biệt là các chất béo tốt (chất béo chưa bão hòa) để tạo môi trường hòa tan vitamin.

Không nên dùng chung vitamin E với những thực phẩm và thuốc nào?

  • Vitamin K: Vitamin E gây giảm hấp thu và có thể đối kháng tác dụng với vitamin K, do đó  làm tăng thời gian đông máu. Biểu hiện là các vết bầm tím thường xuất hiện dưới da, tình trạng chậm hình thành cục máu đông.
  • Thuốc Aspirin: uống vitamin E chung với aspirin có thể làm tăng tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hóa không nhìn thấy.
  • Thuốc bổ sung nội tiết thành phần Estrogen: uống vitamin E 400 IU/ngày trong thời gian dài cùng với estrogen sẽ tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Vitamin E không gây tương tác nào quá nghiêm trọng với thực phẩm khác

Những ai không nên uống vitamin E?

  • Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống đông máu như: warfarin, aspirin.
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng liều cao vitamin E dài ngày
  • Những người khỏe mạnh có chế độ ăn uống giàu vitamin E từ thực phẩm.

Để tránh tích lũy và tránh các trường hợp liên quan đến các yếu tố đông máu, bạn chỉ nên bổ sung vitamin E khi cần thiết. Có thể thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây Vivita.vn đã chia sẻ đến các bạn đọc Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về Vitamin E Và Lưu Ý Khi Dùng. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn biết cách sử dụng Vitamin E hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết để được các Chuyên viên giải đáp.



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version