Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vệ Sinh Miệng Khi Bé Bị Tay Chân Miệng
Xem nhanh nội dung bài viết
Chân tay miệng là bệnh thường gặp ở trẻ, nguyên nhân là do virus Enterovirus 71 gây ra. Biểu hiện của bệnh gây tổn thương da và xuất hiện ở lòng bàn chân, bàn tay, loét miệng, có thể kèm theo sốt. Tình trạng này khiến cho trẻ đau đớn, khó chịu hoặc ở mức độ nặng có thể tử vong. Vì vậy, cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng là giải pháp pháp giảm nguy cơ biến chứng nặng.
Hiện nay, bệnh chân tay miệng vẫn đang có xu hướng tăng nhanh và lây nhiễm nhanh chóng, thường gặp ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cha mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng tại nhà. Vậy hãy cùng Vivita đọc ngay bài viết hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng.
Các bước vệ sinh miệng cho bé bị tay chân miệng
Nếu cha mẹ biết chăm sóc và vệ sinh miệng cho bé đúng cách, bệnh tay chân miệng sẽ hồi phục hoàn toàn trong khoảng 5 – 10 ngày. Dưới đây là các bước vệ sinh miệng cho bé tại nhà cha mẹ cần biết.
Bước 1: Phụ huynh chuẩn bị dụng cụ vệ sinh miệng cho bé
Chuẩn bị dụng cụ:
- Dụng cụ vệ sinh miệng cho bé gồm: Nước muối sinh lý 0.9%, gạc rơ lưỡi, cốc sạch, khăn mềm,..
Bước 2: Phụ huynh rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh miệng cho bé
- Để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn gây hại, nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Vì vậy, trước khi tiến hành vệ sinh miệng cho bé phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để sát khuẩn.
Bước 3: Phụ huynh thực hiện vệ sinh miệng cho bé
Thực hiện vệ sinh miệng cho bé:
- Đối với bé lớn 4 – 5 tuổi, phụ huynh cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% mỗi khi thức dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để làm sạch khoang miệng. Phụ huynh có thể kết hợp cả dung dịch Glycerin Borat, Zytee,… cho cả bé để sát khuẩn, giảm đau.
- Với các bé dưới 4 tuổi, phụ huynh hãy dùng gạc rơ lưỡi quấn vào ngón tay. Sau đó, sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các dung dịch như: Glycerin Borat, Zytee,…Lấy một lượng dung dịch vừa đủ vào miếng gạc và tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng trong khoang miệng (tránh làm tổn thương niêm mạc miệng bé). Nên vệ sinh ngày 2 -3 lần cho bé trước và sau khi ăn uống. Vệ sinh miệng cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch sát khuẩn sẽ giúp bé giảm đau để việc ăn uống trở lên dễ dàng hơn.
Bước 4: Phụ huynh lau miệng cho bé
- Sau khi vệ sinh khoang miệng cho bé, phụ huynh nên sử dụng khăn mềm lau khô miệng.
Bước 5: Phụ huynh làm sạch dụng cụ vệ sinh
- Tiến hành vệ sinh dụng cụ cho sạch sẽ bằng nước nóng, xà phòng. Sau đó, bảo quản vật dụng nơi khô ráo.
Lưu ý khi vệ sinh miệng cho bé bị tay chân miệng
Để quá trình chăm sóc bé đảm bảo an toàn, không làm đau hay gây tổn thương niêm mạc miệng và giúp cho bé nhanh hồi phục. Do vậy, khi vệ sinh miệng bé phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Cần tiến hành thực hiện các bước vệ sinh tay chân miệng thật nhẹ nhàng, tránh làm các loét gây tổn thương da.
- Nên vệ sinh khoang miệng cho bé sau mỗi bữa ăn, khi thức dậy và trước lúc đi ngủ.
- Không được tự ý sử dụng thuốc bôi miệng cho bé nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Trong quá trình chăm sóc tại nhà, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của bé. Nếu bé có các biểu hiện bất thường hoặc không thấy có tiến triển khỏi bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế thăm khám.
Một số câu hỏi thường gặp về việc vệ sinh miệng cho bé bị tay chân miệng
Hiện nay, vẫn còn có nhiều cha mẹ còn có những thắc mắc về cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng. Vì vậy, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng.
Nên vệ sinh miệng cho bé bị tay chân miệng bao nhiêu lần mỗi ngày?
Theo các chuyên gia, bác sĩ khuyến nghị nên vệ sinh miệng cho bé 2 – 3 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn. Vì việc vệ sinh miệng cho trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ bội nhiễm, lây lan các vết loét trong khoang miệng. Ngoài ra còn loại bỏ các thức ăn thừa, vi khuẩn ở miệng giảm đau giúp bé ăn uống dễ dàng hơn.
Có nên sử dụng nước muối sinh lý tự pha để vệ sinh miệng cho bé?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên sử dụng nước muối sinh lý tự pha để vệ sinh miệng cho bé. Bởi nước muối tự pha sẽ còn những tạp chất không đảm bảo an toàn và tỉ lệ muối pha không chính xác gây ra kích ứng khoang miệng, khô miệng bé. Vì vậy, thay vào đó nên sử dụng nước muối sinh lý 0.9% được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, tuân theo Bộ Y Tế đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nuốt luôn?
Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương, được pha theo tỉ lệ 0,9% tương đương với 1 lít nước và 9 gam muối an toàn cho người dùng. Với tác dụng chăm sóc răng miệng, hạn chế các vi khuẩn trong khoang miệng,..Vì vậy, có thể cho bé súc miệng bằng nước muối để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, với nồng độ muối thấp cho nên có thể nuốt được nhưng không khuyến khích uống/nuốt thường xuyên.
Dùng thuốc bôi bao lâu mới được vệ sinh miệng?
Để thuốc bôi khoang miệng phát huy hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn tốt nhất, cần vệ sinh miệng trước khi bôi thuốc và không nên súc miệng lại ngay mà nên để ít nhất khoảng từ 2 – 3 giờ.
Những vấn đề khác cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý để phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ khi bị tay chân miệng.
Lưu ý về ăn uống – dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đối với trẻ bị tay chân miệng rất quan trọng. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và những loét trong khoang miệng khiến cho bé khó chịu, chán ăn. Vì vậy, phụ huynh bổ sung đầy đủ các Vitamin, khoáng chất. Thực hiện chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt như: soup, cháo,…Có mùi vị thơm ngon, tạo hình đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của bé. Ngoài ra, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và hạn chế đồ cay, nóng.
Đối với trẻ nhỏ vẫn còn bú vẫn cho trẻ ăn sữa mẹ vì trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Vì vậy, nếu trẻ đau miệng không bú được, mẹ nên vắt ra và xúc thìa.
Lưu ý về vệ sinh cơ thể và quần áo
Nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé hàng ngày với xà phòng sát khuẩn và sau khi tắm xong nên bôi Betadin, Xanh Methylen,.. Để bôi ngoài da cho bé phòng ngừa nhiễm trùng da.
Ngoài ra, quần áo, tã lót, khăn tắm bé nên giặt bằng xà phòng cho sạch. Sau đó, sát khuẩn lại bằng nước nóng hoặc pha Cloramin B. Tuyệt đối, không được giặt chung cùng quần áo với bé không bị tay chân miệng.
Lưu ý: Trong quá trình tắm rửa cho bé nên nhẹ nhàng tránh kỳ cọ mạnh hoặc chọc vỡ các nốt phỏng hoặc đắp lá lên da.
Lưu ý về triệu chứng bệnh của trẻ
Bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Do vậy, trong thời gian điều trị bệnh tại nhà cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần lưu ý các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ.
- Dấu hiệu ban đầu trẻ sẽ bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không chơi đùa, nổi các nốt ban đỏ.
- Trong những ngày đầu khoảng 3- 7 ngày bệnh không có biểu hiện cụ thể.
- Bệnh sẽ khởi phát vào giai đoạn 2, trong khoảng 1 – 2 ngày. Lúc này, bé sẽ xuất hiện biểu hiện rõ rệt như sốt, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,..
Khám lâm sàng có các dấu hiệu như sau:
- Họng và khoang miệng bé sẽ có các chấm đỏ nhỏ và tạo thành các bọng nước gây ra loét miệng, tổn thương lưỡi, nướu, trong má.
- Các nốt phát ban sẽ nổi đỏ và hình thành các bọng nước dễ vỡ gây đau rát, không ngứa và thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông ở trẻ sơ sinh,..
Lưu ý về việc dùng thuốc
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị nên sử dụng các loại sản phẩm làm dịu các triệu chứng như thuốc hạ sốt, dung dịch sát khuẩn, nước bù điện giải.
- Thuốc hạ sốt: Khi trẻ bị sốt nhiệt độ từ 38,5 trở lên cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Ibuprofen, Acetaminophen với liều lượng theo cân nặng 10 – 15mg/kg. Trong trường hợp trẻ khó uống thuốc có thể dùng viên đút hậu môn.
- Nước bù điện giải: Phụ huynh nên cho trẻ uống nước bù điện giải theo hướng dẫn trên bao bì của từng sản phẩm.
- Dung dịch sát khuẩn: Sử dụng một số loại dung dịch sát khuẩn giúp bé giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn như: Nước muối sinh lý nồng độ NaCl 0,9%.
- Dung dịch khử khuẩn: Phụ huynh chăm sóc bé cũng cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn. Ngoài ra, đối với bé cũng cần phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn để diệt khuẩn.
Lưu ý về thân nhiệt của trẻ
Phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt. Ngoài ra, nên mặc quần áo thông thoáng cho trẻ và trong trường hợp trẻ sốt cha mẹ nên chườm ấm ở nách, bẹn, chán, cổ,..Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm mà còn tăng lên đến ≥ 39 độ C kèm theo các biểu hiện như: thở nhanh, nôn nhiều, quấy khóc, da nổi vân tím,..cần phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh miệng khi bé bị tay chân miệng. Vậy mong rằng với thông tin hữu ích này sẽ giúp cha mẹ có thể chăm sóc bé tốt nhất. Ngoài ra, để biết thêm nhiều bí kíp chăm sóc sức khỏe hãy theo dõi Nhà Thuốc Vivita nhé!