#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

4 cấp độ tay chân miệng Mẹ cần biết để chăm sóc con đúng cách

Bệnh tay chân miệng (BTCM) là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay ở trẻ nhỏ. Vậy nên, việc nắm rõ 4 cấp độ tay chân miệng cũng như biết thời điểm bệnh tay chân miệng khi nào cần đi viện? sẽ giúp phụ huynh bảo vệ sức khoẻ của bé tốt hơn. 

Bệnh Tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng được biết tới là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, với một số biểu hiện cơ bản như sốt và mọc mụn nước tập trung nhiều ở những bộ phận như lòng bàn tay, lòng bàn chân và cả trong miệng.

BTCM bắt nguồn từ các loại virus thuộc họ enterovirus gây ra tình trạng nhiễm khuẩn dễ xuất hiện nhất là loại vi-rút Coxsackie A-16, trong khi enterovirus 71 lại hiếm thấy hơn.

Các dấu hiệu lâm sàng của căn bệnh này đều giống nhau, dù cho loại virus  nào gây ra. Nhưng khi người bệnh nhiễm enterovirus 71 sẽ có nguy cơ bị các biến chứng hiếm gặp như viêm màng não, viêm não và tổn thương cơ tim.

BTCM thường xuất hiện nhiều ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi. Nhất là các bé hay đi đến những nơi đông người, nhà trẻ, trường học… thường dễ mắc phải những cơn bùng phát dịch BTCM, bởi virus có thể lây truyền qua đường tiếp xúc từ người sang người. Cho nên, trẻ nhỏ thì lại càng khiến cho virus dễ lây lan hơn.

Khi các em nhỏ đã lớn lên, lúc này hệ miễn dịch đã được tăng cường nên có thể miễn dịch tốt với căn bệnh tay chân miệng. Thế nhưng, các thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc phải bệnh này.

4 cấp độ tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ

4 cấp độ tay chân miệng mẹ cần biết

Tay chân miệng cấp 1

Tay chân miệng cấp độ 1 được xem là cấp độ nhẹ nhất, cho nên có thể tiến hành chăm sóc và điều trị ngay tại nhà.

Một số triệu chứng cơ bản gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ.
  • Có các bọng nước nổi trên da.

Trong giai đoạn này, các bọng nước mọc lên ít chỉ một vài chỗ trên da, nên thường bị hiểu nhầm là bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, các bọng nước còn có thể xuất hiện nhiều xung quanh miệng, ở bàn chân, bàn tay và xuống cả đầu gối. Các bọng nước này có thể bị vỡ ra hoặc do sự tác động của trẻ làm xước da.

Hình ảnh Tay chân miệng cấp 1

Tay chân miệng cấp 2

Đối với tay chân miệng cấp độ 2, bệnh sẽ được phân ra 2 cấp độ là 2a và 2b. Trước khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn này, người nhà nên đưa trẻ đi đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.

Tay chân miệng độ 2a

Nếu trẻ đang bị BTCM cấp độ 1 nhưng không được điều trị sớm và đúng cách thì có nguy cơ cao bệnh sẽ bước vào giai đoạn 2a đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Sốt cao từ 2 ngày trở lên.
  • Mệt mỏi.
  • Mất ngủ.
  • Quấy khóc vô cớ.
  • Nôn ói.
  • Cứ khoảng 30 phút sẽ bị giật mình 2 lần trở lên. 
Hình ảnh Tay chân miệng cấp 2

Tay chân miệng độ 2b

Một số triệu chứng kèm theo của bệnh BTCM cấp độ 2b lại được phân ra thành 2 nhóm là:

Nhóm thứ nhất gồm:

  • Sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Cứ khoảng 30 phút sẽ bị giật mình 2 lần trở lên. 
  • Mệt mỏi, ngủ gật.
  • Mạch đập nhanh, vượt quá 150 lần/phút.

Nhóm thứ 2:

  • Run người, ngồi không vững.
  • Run tay chân, khó đi lại, liệt chi.
  • Co giật nhãn cầu, lác mắt.
  • Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, khó nuốt, giọng bị biến đổi.

Tay chân miệng cấp 3

Nếu đã bước sang cấp độ 3 được xem là một cấp độ nghiêm trọng, bố mẹ cần phải đưa đến và điều trị ngay tại các bệnh viện, nhằm hạn chế xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và ngăn ngừa tối đa các hệ lụy kèm theo.

Một số biểu hiện thường thấy của bệnh BTCM cấp độ 3 gồm:

  • Mạch đập liên hồi, vượt quá 170 lần/phút. Đối với một số trường hợp, mạch đập của trẻ thậm chí còn chậm hơn nữa. Lúc này bệnh đã đạt mức độ cực nặng và nguy hiểm.
  • Nhịp tim tăng, huyết áp tăng.
  • Ra nhiều mồ hôi, toàn thân bị lạnh hoặc khu trú.
  • Thở bất thường: Thở gấp, khò khè, có cơn ngừng thở nhẹ, thở rít thanh quản, ngực có dấu hiệu rút lõm khi thở.
  • Rối loạn tri giác.
  • Tăng trương lực cơ.
Hình ảnh Tay chân miệng cấp 3

Tay chân miệng cấp 4

Đây được xem là cấp độ nặng nhất, trẻ dễ kéo theo nhiều biến chứng nhất, thậm chí là tử vong với một số triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Sốc.
  • Phù phổi cấp.
  • Cơ thể tím tái.
  • Thở dốc, thở yếu hoặc ngừng thở.
  • Giảm nhịp tim.
Hình ảnh Tay chân miệng cấp 4

Bệnh tay chân miệng khi nào cần đi viện?

Nếu phát hiện thấy trẻ có biểu hiện bị bệnh hoặc nhìn thấy những dấu hiệu kể trên, nhất là từ cấp độ 2a trở đi thì các bậc phụ huynh nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kỹ lưỡng và tiến hành điều trị kịp thời.

Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng

Thông thường, nếu trẻ chỉ bị tay chân miệng cấp độ 1 thì có thể khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Sau đây là những dấu hiệu chứng tỏ bệnh BTCM đang hồi dần dần như sau:

  • Mụn nước dần khô, không xuất hiện thêm và các nốt phát ban trên da biến mất.
  • Hạ sốt, bớt đau họng
  • Ăn ngon miệng

Tuy nhiên, dù cho phát hiện thấy có dấu hiệu khỏi bệnh, nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy theo dõi thêm thêm tình hình sức khỏe của bé để nắm bắt tình hình bệnh từng ngày.

Lưu ý chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Hiện nay bệnh tay chân miệng vẫn chưa sản xuất ra thuốc đặc trị, nhưng khi được chăm sóc và bảo vệ đúng cách thì bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện và ngăn chặn sự lây lan. Vậy nên, mọi người hãy lưu ý một số giải pháp áp dụng cho việc chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng như sau:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất: Khi các bọc nước nổi lên trong miệng thường khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Vì thế, bố mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hơn. Đồng thời, nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần ăn trong ngày, để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và no bụng.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn ngày thường để giúp cân bằng điện giải và bù lại lượng nước mất đi mỗi khi bị đổ mồ hôi, sốt hoặc nôn ói.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ, không tuyệt đối không cho trẻ tự ý uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Nên vệ sinh vùng da bị tổn thương thật sạch một cách thường xuyên bằng nước sạch, dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý,…
  • Nên sử dụng riêng các đồ dùng cá nhân của người bệnh như quần áo, ly, cốc… và vệ sinh những món đồ đó thật kỹ và sát khuẩn chúng rồi đem phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời.
  • Nên nhắc nhở trẻ không nên tiếp xúc với những người khác. Đồng thời nên áp dụng biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và tiến hành sát khuẩn nếu cần.
  • Những người đang chăm sóc trẻ bị bệnh thì tiến hành vệ sinh tay lại bằng xà phòng.
  • Nên theo dõi thường xuyên những biểu hiện của trẻ và thông báo đến các bác sĩ để họ nắm bắt tình hình và đưa ra giải pháp điều trị khác nếu cần.
Chú ý quan sát các biểu hiện, cũng như giữ gìn vệ sinh cho trẻ để phòng BTCM

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp mọi người biết được rõ về 4 cấp độ tay chân miệng, cũng như cách chăm sóc, bảo vệ trẻ trước căn bệnh truyền nhiễm này. Để được tư vấn rõ hơn, cũng như đưa ra các phương pháp điều trị, phòng bệnh tốt nhất, phụ huynh có thể liên hệ với Vivita để được giải đáp tận tình nhé.

Dược sĩ Kim Cúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version