#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Chè Dây – Thảo Dược Quý Cho Người Bệnh Dạ Dày

Chè dây là một loại thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt, có công dụng hỗ trợ trị đau dạ dày, hỗ trợ chống viêm, giảm đau nhức,…Vậy hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về loại thảo dược cho người bệnh dạ dày trong bài viết này.

Giới thiệu về Cây Chè Dây

cây chè dây
Cây Chè Dây

Nếu mọi người đang quan tâm đến Cây Chè Dây, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm nhận biết, các chất có trong loại Cây Chè Dây để hiểu rõ hơn nhé.

Nguồn gốc Cây Chè Dây

Cây Chè Dây còn có tên gọi khác là Trà Dây, Hồng Huyết Long, Thau Rả, Chè Hoàng Gia,…Đây là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch – một loài thực vật thuộc họ Nho (Vitaceae ). 

Đặc điểm nhận biết Cây Chè Dây

Cây Chè Dây là loại cây ưa ánh sáng và phát triển tốt ở nơi có độ ẩm cao. Cho nên, thường mọc nhiều ở một số nước có nhiệt đới ẩm như: Trung Quốc, Lào, Ấn Độ,…Còn tại Việt Nam Trà Dây mọc nhiều ở các vùng đồi núi như: Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An,..

Cây Chè Dây là loại cây leo, thường mọc leo bám vào cây khác. Cây này có phần thân và cành hình trụ. Lông nhỏ và cứng, tua cuốn chẻ đôi chia thành 2 -3 nhánh, lá có răng cưa và viền màu tím. Thông thường, lá Chè Dây non sẽ có màu đỏ. Mặt của lá nhẵn, mặt dưới màu xanh nhạt và mặt trên màu xanh đậm.

Hoa Chè Dây có màu trắng và mọc thành từng chùm, nở vào tháng 6 – 7 hàng năm. Còn quả Chè Dây có hình tròn nhỏ, màu đỏ. Khi chín quả sẽ chuyển thành màu đen và đến tháng 9 hàng năm là mùa ra quả.

Trong Chè Dây có chất gì?

Theo các nhà nghiên cứu và phân tích về Chè Dây cho biết: Trong loại cây này có chứa hàm lượng Flavonoid toàn phần là khoảng 18,15% tồn tại dưới 2 dạng Aglycon và Glycosid. Chất Myricetin chiếm khoảng 5.32% và 2,3 – Dihydromyricetin 53.83%, Tanin có hàm lượng 10,82 – 13,30%. Ngoài ra, lá Chè Dây chứa đường Glucose và Rhamnose. 

Hình ảnh Cây Chè Dây phổ biến

Một số hình ảnh Cây Chè Dây phổ biến sau đây:

Trà Dây hỗ trợ điều trị dạ dày
Cây Trà Dây khi ra quả
Trà Dây leo ở thân cây gỗ

Lợi ích của Chè Dây đối với người bệnh dạ dày

Uống Chè Dây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là đối với người mắc bệnh dạ dày. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

Với hoạt chất Flavonoid có trong Chè Dây sẽ giúp trung hòa dịch vị, ức chế bài tiết dịch vị Invivo. Từ đó, hỗ trợ làm giảm viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả.

Giảm đau, chống viêm

Trong Chè Dây là dược liệu tự nhiên, với chứa hàm lượng Flavonoid cao có tác dụng chống viêm niêm niêm mạc dạ dày, làm liền vết loét, giảm đau, phục hồi chức năng dạ dày hiệu quả. 

Trung hòa acid dịch vị

Chè Dây có tác dụng giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, giảm các triệu chứng như: Ợ hơi, ợ chua, đau bụng,…Ngoài ra còn làm lành các tổn thương bên trong dạ dày.

Ức chế vi khuẩn HP

Trong Chè Dây chứa hoạt chất có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn HP, làm sạch vi khuẩn gây ra bệnh viêm loét dạ dày. 

Hỗ trợ tiêu hóa

Các hoạt chất trong Chè Dây như: Tanin, Flavonoid. Có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ giảm viêm và đau dạ dày hiệu quả.

Cách sử dụng Chè Dây hiệu quả

Để sử dụng Chè Dây phát huy được hiệu quả tốt nhất và an toàn thì người dùng cần nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn sau đây:

Cách pha Chè Dây

Chè Dây có thể dùng lá tươi hoặc phơi khô. Sau đó, hãm chè hoặc đun lấy nước uống. 

  • Bước 1: Lấy 1 lượng lá Chè Dây tươi hoặc khô khoảng 10 – 15g (lượng chè tùy vào sức khỏe bệnh lý). Sau đó, đem đi rửa thật sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Cho Chè Dây vào ấm với lượng nước ngập lá chè và đun sôi 15 phút – 20 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước uống. Hoặc có thể cho vào ấm sôi với khoảng 100ml hãm lấy nước uống.

Liều lượng và thời điểm sử dụng

  • Liều lượng: Có thể dùng liều lượng khoảng 15g – 50g Chè Dây mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh lý. Ngoài ra, mọi người nên hỏi các chuyên gia, bác sĩ để có liều dùng phù hợp vừa an toàn và đem lại kết quả tốt nhất.
  • Thời điểm sử dụng: Chè Dây nên uống vào buổi sáng trước ăn khoảng 30 phút sẽ giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày rất tốt cho người mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, để đạt hiệu quả nên duy trì uống theo đợt từ 15 ngày – 30 ngày.
Trà dây cần dùng đúng liều

Lưu ý khi sử dụng Chè Dây

Chè Dây rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu người dùng không sử dụng đúng cách sẽ có thể gây phản ứng ngược. Do đó, để đem lại hiệu quả tốt cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không nên sử dụng quá 70g Chè Dây/ngày. Bởi trong dược liệu này có dược tính cao uống quá liều lượng sẽ gây ra khó chịu, mệt mỏi.
  • Người huyết áp thấp không nên dùng dược liệu này khi bụng đói sẽ làm giảm đường huyết gây hoa mắt, chóng mặt.
  • Chè Dây khi hãm/đụn nước uống chỉ nên uống trong ngày. Không nên để nước qua đêm sẽ dễ bị nhiễm khuẩn khiến cho đau bụng, tiêu chảy.
  • Trong thời gian uống Chè Dây nên hạn chế các thực phẩm nhiều giàu mỡ, khó tiêu.
  • Hạn chế thức khuya, duy trì lối sống lành mạnh và nên uống nhiều nước vừa thanh lọc cơ thể, trao đổi hoạt chất có trong Chè Dây vào cơ thể tốt hơn.
  • Không nên tự ý áp dụng theo các bài thuốc dân gian được truyền tai nhau khi chưa rõ về tác dụng thực sự của dược liệu này mà cần có sự tham khảo từ bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp về Cây Chè Dây

Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc về Cây Chè Dây. 

Uống Chè Dây kiêng gì?

Khi uống Chè Dây cần nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Khi uống Chè Dây không nên uống chung với sữa và nếu uống nên cách khoảng 2 tiếng. Vì trong sữa chứa nhiều Protein, dưỡng chất giảm hiệu quả trị bệnh.
  • Không nên ăn đồ nóng như tỏi, ớt. 
  • Không nên dùng thuốc bắc khi uống Chè Dây. Vì dược liệu này có thể gây phản ứng phụ khi dùng chung thuốc bắc.
  • Chè Dây kỵ với một số loại thuốc tây (thuốc giảm đau, thuốc đông máu,..). Vì vậy, thời gian uống Chè Dây và thuốc tây nên cách nhau ít nhất khoảng 4 tiếng.

Cây Trà Dây chữa bệnh gì?

Theo y học cổ truyền, Cây Trà Dây vị ngọt, tính mát chữa đau họng, mụn nhọt, nóng trong,…Ngoài ra, Chè Dây có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori độc hại, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ trị đau dạ dày,…Còn theo y học hiện đại, Cây Trà Dây có tác dụng hỗ trợ chống loét dạ dày, hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP,…

Chè Dây có tác hại gì?

Mặc dù, Chè Dây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi dùng không đúng cách sẽ gây ra các tác hại như:

  • Nếu uống quá nhiều Trà Dây sẽ gây hại cho thận như suy thận, viêm thận,…
  • Trà Dây có thể gây ra mất ngủ, khó ngủ khi uống quá nhiều vào buổi tối.
  • Nếu uống quá 70g/ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,…
  • Nếu làm dụng uống nhiều trong ngày sẽ gây ngộ độc như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,..
  • Ảnh hưởng đến gan nếu dùng không đúng liều gây ra vàng da, mệt mỏi,..
  • Người bị huyết áp thấp sử dụng Trà Dây khi đói sẽ bị tụt huyết áp, giãn mạch.

Tại sao Chè Dây có phấn trắng?

Trà Dây có lớp phấn trắng phủ ở bên ngoài lá

Nhiều người đang thắc mắc về việc Chè Dây có phấn trắng? Thông thường, quy trình sao Chè Dây và chế biến sẽ tạo ra một lớp phấn trắng phủ trên bề mặt, nhiều người không biết sẽ tưởng Chè Dây mốc nhưng thực chất đó là phấn chè. 

Quá trình tạo ra phấn trắng bắt nguồn ở cây Trà Dây tươi khi bẻ sẽ có mủ trắng chảy ra, khi phơi khô, ủ men sẽ tạo nên lớp phấn phủ trắng bên ngoài lá, thân cây giống mốc. (lượng nhựa càng nhiều thì chất lượng càng tốt). 

Kết Luận

Trên đây là những chia sẻ về Chè Dây, mong rằng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại dược liệu quý tốt cho điều trị dạ dày. Vậy nếu có thắc mắc và muốn tư vấn muốn sản phẩm Chè Dây hãy liên hệ Nhà Thuốc Vivita theo hotline: 1900 2061 – 0888 533 350 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version