#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bệnh nhiễm trùng máu có lây không – 10 phút đọc để hiểu rõ

Nhiễm trùng máu là gì, có lây không ? Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ biểu hiện ra sao và nên có cách xử lý thế nào thì hợp lý? Đối tượng nào dễ mắc nhiễm trùng máu? Tất tần tật thông tin về nhiễm trùng máu sẽ được chia sẻ trong bài viết bên dưới, mời bạn đọc ngay nhé!

Bệnh nhiễm trùng máu là gì?

Bệnh nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn máu/nhiễm khuẩn huyết) là phản ứng miễn dịch ở mức độ khẩn cấp của cơ thể khi có sự xâm nhập quá mức của vi khuẩn vào máu. 

Khi một nơi trong cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt một cách tự nhiên để chống lại các tác nhân có hại. 

Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng máu, vi khuẩn sẽ theo đường máu đi khắp cơ thể. Lúc này, cơ chế miễn dịch sẽ được bật lên trong toàn bộ cơ thể bạn. Đồng nghĩa với các chất hóa học trung gian của hệ miễn dịch giải phóng trên diện rộng, gây tổn thương ngược lại cho các mô và cơ quan.

Đó là lý do vì sao, khi nhiễm khuẩn máu, cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái suy tạng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng máu

Bất kỳ tình trạng nhiễm khuẩn nào đều có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng máu. Tình trạng này có thể là thoáng qua và không để lại di chứng nặng nề. Nhưng cũng có thể tạo thành các ổ di bệnh, hoặc trên toàn bộ cơ thể dẫn sốc nhiễm trùng.

Nguyên nhân của nhiễm trùng máu
Bất kỳ nhiễm khuẩn nào cũng có thể là nguyên nhân của nhiễm trùng máu

Các bệnh có khả năng gây nhiễm trùng máu cao:

  • Viêm phổi
  • Viêm mô tế bào (thường thấy nhất là các vết loét trên da), u nhọt…
  • Nhiễm trùng ổ bụng
  • Nhiễm trùng hệ niệu

Các giai đoạn của nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Hội chứng viêm đáp ứng toàn thân

Hội chứng viêm đáp ứng toàn thân (Systemic Inflammatory Response Syndrome – SIRS) là tình trạng viêm xảy ra do các phản ứng miễn dịch đang được kích hoạt trên toàn bộ cơ thể. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa nhiễm trùng sang nhiễm trùng máu, thường kéo dài trong khoảng 5 ngày.

Để biết cơ thể có rơi vào trạng thái này hay không, bạn có thể dựa vào 2/4 triệu chứng sau:

  • Nhiệt độ cơ thể rất cao trên 38 độ, hoặc rất thấp dưới 36 độ.
  • Nhịp tim nhanh, lớn hơn 90 nhịp/phút.
  • Thở gấp, lớn hơn 20 nhịp/phút.
  • Số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng cao trên 12.000/ml, hoặc hạ thấp dưới 4.000/ml.

Ở giai đoạn 1, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh.

Giai đoạn 2: Nhiễm trùng máu

Khi bước sang giai đoạn 2, cơ thể sẽ bắt đầu xảy ra các rối loạn với các biểu hiện thường gặp:

  • Giảm lượng nước tiểu
  • Hạ huyết áp
  • Khó thở
  • Đau bụng

Giai đoạn này thường xảy trong 10 ngày tiếp theo sau giai đoạn 1. Lúc này, bệnh nhân sẽ được cấy máu để xác định chính xác loại vi khuẩn gây ra bệnh. Trước khi tìm ra được loại thuốc phù hợp nhất, người bệnh vẫn được dùng kháng sinh phổ rộng để tránh các trường hợp phát hiện bệnh muộn, hoặc điều trị không kịp thời.

Giai đoạn 3: Sốc nhiễm trùng

Đây là giai đoạn nặng nhất khi bị nhiễm trùng máu. Ở thời điểm này, huyết áp hạ thấp, tình trạng suy tạng tiến triển nặng nề hơn, tiên lượng tử vong có thể lên đến 30% – 50%.

Các phương pháp điều trị sẽ thực hiện tích cực hơn như dùng kháng sinh, truyền dịch, lọc máu liên tục, dùng oxy cao áp, phẫu thuật cắt bỏ các vùng nhiễm trùng…

Bệnh nhiễm trùng máu có lây không?

Bệnh nhiễm trùng máu không lây qua các đường tiếp xúc thông thường. Về bản chất, như đã đề cập ở trên, bệnh gây nên do sự xâm nhập của vi khuẩn vào máu. Trong khi đó, các phản ứng miễn dịch tự nhiên đã có cơ chế chống lại các tác động có hại từ bên ngoài nếu cơ thể trong tình trạng khỏe mạnh. 

Nhiễm trùng máu có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Mặt khác, những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) lại thuộc nhóm nguy cơ cao nên cần hết sức lưu ý.

Những ai dễ mắc nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu ở người lớn tuổi

Ai cũng có nguy cơ mắc nhiễm trùng máu. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ở người lớn tuổi lại cao gấp 13 lần so với người trẻ. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người già bị suy giảm. Từ đó dẫn đến việc khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể cũng yếu hơn, khả năng tự miễn cũng thấp hơn.

Nhiễm trùng máu ở trẻ em, trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu

Nhiễm trùng máu dễ gặp ở trẻ em. Đặc biệt là đối với các trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt; viêm phổi; tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột; viêm màng não mủ… 

Nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên khi trẻ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng, chưa được tiêm ngừa, mắc bệnh tim bẩm sinh…

Nhiễm trùng máu sau mổ

Nhiễm trùng sau phẫu thuật cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng máu. Tình trạng này có thể xuất hiện trong vòng 30 ngày đối với các vết mổ không có cấy ghép. Còn phẫu thuật cấy ghép các bộ phận nhân tạo, đặt các ống thông… có thể xảy ra nhiễm trùng trong vòng 1 năm từ sau ca phẫu thuật.

Các nhiễm trùng thường biểu hiện dưới dạng sưng đỏ, tụ dịch vết mổ, chảy dịch ở các khu vực đặt ống nhân tạo, áp xe tại chỗ hoặc lan sang các cơ quan khác…

Nhiễm trùng máu sau sinh

Đây là tình trạng nhiễm trùng mà phụ nữ sau sinh cần hết sức lưu ý. Nguyên nhân có thể khởi phát từ việc viêm nhiễm ở một khu vực nào đó của vùng kín do vi khuẩn, nấm xâm nhập. Hoặc có thể do môi trường sinh sản không đảm bảo vệ sinh, sức khỏe sản phụ suy yếu.

Nhiễm trùng hậu sản thường thể hiện qua các triệu chứng như sốt, ra máu, sản dịch nhiều… Khi có các dấu hiệu này, chị em cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện khi bị nhiễm trùng máu

Biểu hiện của nhiễm trùng máu thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bạn cần hết sức lưu ý, không chần chờ hay tự chẩn đoán mà cần đến ngay cơ quan y tế càng sớm càng tốt.

Sốt cao là một trong những biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhiễm trùng máu

Như đã đề cập, nhiễm trùng máu sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn. Và ở giai đoạn đầu tiên thường có các biểu hiện:

  • Sốt cao trên 38 độ, hoặc thân nhiệt hạ thấp dưới 36 độ
  • Huyết áp hạ thấp, chóng mặt, lờ đờ, đuối sức
  • Nhịp tim nhanh, thở gấp, thở mệt
  • Lượng nước tiểu thấp, thậm chí là không đi tiểu cả ngày
  • Da lạnh, nhợt nhạt, vã mồ hôi
  • Có những thay đổi bất thường về trạng thái tinh thần như lo lắng quá mức, sợ hãi
  • Lú lẫn, mất ý thức

Nhiễm trùng máu nếu tiến triển nặng và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nặng nề, thường gặp nhất là rối loạn đông cầm máu. Tình trạng này sẽ dẫn đến hình thành các cục máu đông, cản trở dòng chảy của máu, làm giảm lượng oxy từ máu đến các cơ quan. 

Rối loạn đông cầm máu diễn ra trong thời gian dài dẫn đến suy đa cơ quan. Nguy hiểm nhất là suy thận, suy não, suy tim… dẫn đến sốc nhiễm trùng. Lúc này, nguy cơ tử vong có thể lên đến 30% – 50% nên vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, người từng nhiễm trùng máu cũng có nguy cơ tái lại cao hơn nhiều lần so với người bình thường.

Cần kiêng cữ gì khi bị nhiễm trùng máu

Dinh dưỡng cho người nhiễm trùng máu cần được quan tâm đúng mức vì cơ thể người bệnh lúc này vô cùng yếu ớt. Chế độ ăn cần đầy đủ dinh dưỡng, lành tính, hạn chế được các khả năng nhiễm trùng và hỗ trợ tăng cường miễn dịch.

Nhiễm trùng máu nên ăn gì?

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất, khẩu phần ăn nên tập trung nạp nhiều các thực phẩm sau:

  •  Thực phẩm giàu sắt

Thiếu sắt thường dẫn đến thiếu máu. Khi cơ thể khỏe mạnh, bổ sung sắt đã vô cùng quan trọng. Do vậy, khi rơi vào trạng thái nhiễm trùng máu, việc tăng cường nạp sắt là điều bạn chắc chắn không thể bỏ qua. 

Ăn các món ăn chứa nhiều chất sắt giúp tăng cường lượng oxy trong máu, tăng cường lọc máu, giảm tình trạng thiếu máu…

Nên bổ sung thực phẩm nhiều sắt vào chế độ dinh dưỡng của người nhiễm trùng máu

Bạn có thể tìm thấy thành phần này nhiều trong:

+ Thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu…)

+ Hải sản có vỏ (ốc, sò, nghêu…)

+ Các loại hạt (hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều…)

+ Các loại rau củ, nhiều nhất là cà rốt, măng tây, rau bina…

  • Thực phẩm giàu protein

Cung cấp đầy đủ protein giúp cơ thể tăng cường các liên kết mô. Từ đó mà các vết thương cũng mau lành hơn, giảm các nguy cơ chấn thương.

Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa…

  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nhưng lại mang đến nhiều lợi ích chữa lành tuyệt vời cho cơ thể. Như tăng cường miễn dịch cơ thể, có khả năng liên kết và sửa chữa các cấu trúc tế bào bị tổn thương, hỗ trợ các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể…

Vitamin và khoáng chất có trong hầu hết các thực phẩm hàng ngày. Nổi bật nhất là trong các loại rau củ quả, trái cây, hạt…

Nhiễm trùng máu không nên ăn gì?

Hạn chế uống rượu bia khi bị nhiễm trùng múa

Người bệnh nhiễm trùng máu cần có chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Không chỉ bổ sung đa dạng các nhóm chất và thực phẩm để tăng cường đề kháng một cách toàn diện, người bệnh cần hạn chế đến mức tối đa các thực phẩm có hại như:

  • Thực phẩm tái sống

Bệnh nhân cần tuyệt đối ăn chín, uống sôi, không ăn các món tái, sống – nơi tiềm ẩn nguồn vi khuẩn có hại như sán, giun…

  • Rượu, bia, thức uống có ga

Khi bị nhiễm trùng máu, chế độ miễn dịch được kích hoạt trên toàn bộ cơ thể. Các cơ quan có chức năng lọc, thải độc như gan, mật, tụy… cũng đang rơi vào tình trạng quá tải. Do vậy, việc uống nhiều các thức uống có cồn sẽ khiến sức khỏe người bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Hy vọng những thông tin mà Vivita cung cấp trên đây đã giúp bạn có được những hiểu biết cơ bản về nhiễm trùng máu. Cũng như thấy được mức độ nguy hiểm và các dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh để có phương án xử lý kịp thời và hiệu quả. 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version