#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Vitamin PP Có Tác Dụng Gì? Liều Dùng & Lưu Ý Khi Dùng

Vitamin PP còn có tên gọi quen thuộc hơn là vitamin B3, Niacinamide, acid nicotinic (Niacin) hay Nicotinamide. Vitamin PP có khá nhiều trong các loại thực phẩm như là thịt động vật, ngũ cốc, cá, gạo lứt, đậu,… Với người có chế độ dinh dưỡng tốt thì có thể nạp đủ vitamin PP, vitamin PP chỉ thiếu khi khả năng hấp thu của cơ thể với vitamin này kém.

Khi cơ thể bị thiếu vitamin PP thì cần được bổ sung bằng các loại thuốc, thực phẩm chức năng để cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Vậy vitamin PP có tác dụng gì? Tại sao cần bổ sung vitamin PP? Liều lượng và các lưu ý khi dùng vitamin này là gì?

vitamin pp

Vitamin PP có tác dụng gì?

Tác dụng của vitamin PP là giúp tổng hợp các coenzym NAD (Nicotinamid Adenin Dinucleotid) và NADP (Nicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphate) có tác dụng phân giải chất béo, đường bột và các chất đạm trong cơ thể, chuyển hóa cholesterol, tạo năng lượng cho các tế bào trong cơ thể.

Vitamin PP làm đẹp da, trị mụn

Vitamin PP là một loại vitamin khá quan trọng nhằm giúp da tăng cường đề kháng, điều trị các loại mụn hiệu quả, củng cố cho hàng rào bảo vệ da.

Vitamin PP hỗ trợ làm đẹp da, cải thiện các làn da bị mụn trứng cá, mụn sưng đỏ, mụn mủ dễ lây lan sang các khu vực xung quanh. Đồng thời, vitamin này còn hạn chế được phản ứng viêm xuất hiện trên da.

Vitamin PP hỗ trợ trị nhiệt miệng, viêm lợi

Người bị nhiệt miệng có thể bổ sung thêm vitamin PP (vitamin B3) có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị: viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm lợi, viêm lưỡi,…

Có thể bổ sung vitamin PP dưới các dạng viên nén, viên nang, dung dịch tiêm liều 50mg cách 12 tiếng hoặc 100mg cách 24 tiếng.

Vitamin PP hỗ trợ ngăn ngừa hình thành u ác tính

Nếu tiếp xúc lâu dài với tia UV hoặc là các bức xạ từ các thiết bị điện tử thường dùng như máy tính, điện thoại, ipad,…thì DNA trong tế bào sẽ dễ bị huỷ hoại một cách nhanh chóng. Điều này gây ra nguy cơ hình thành của những khối u ác tính.

Vitamin PP là một chất có thể giúp giảm thiểu khả năng xuất hiện của các khối u ác tính này, đặc biệt là ung thư da nhờ tác dụng bảo vệ tế bào trước những tổn thương.

Vitamin PP tốt cho người bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính là căn bệnh có thể làm suy giảm chức năng của thận rất nhanh, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu, làm sạch, điều chỉnh huyết áp, từ đó các chất độc như photphat bị tích tụ dần trong máu khiến cơ thể suy yếu.

Vitamin PP được các chuyên gia cho rằng có thể cản trở quá trình hấp thụ photphat ở thận, hỗ trợ tốt cho các bệnh nhân có bệnh về thận.

Vitamin PP hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do cơ thể tự huỷ các tế bào beta có công dụng sản xuất insulin trong tuyến tụy. Vitamin PP giúp bảo tồn cấu trúc và hoạt động của tế bào beta này, do đó hạn chế được sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.

Liều dùng vitamin PP

Các dạng bào chế của vitamin PP thường là: vitamin PP 500mg, vitamin PP 50mg hoặc vitamin PP hàm lượng khác nhau sẽ xuất hiện trong các sản phẩm vitamin và khoáng chất tổng hợp (có thể xem liều lượng vitamin PP trên bảng thành phần của sản phẩm).

Liều dùng vitamin PP (vitamin B3) sẽ tùy thuộc vào độ tuổi mà có sự khác nhau. Cụ thể:

Liều dùng vitamin PP cho rẻ em:

  • Trẻ em cần bổ sung vitamin PP theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Liều dùng tham khảo cho trẻ ngừa thiếu vitamin PP: uống 5 – 10mg mỗi ngày, có thể uống một lần hoặc chia làm 2 lần.
  • Liều dùng cho trẻ điều trị bệnh Pellagra (tâm thần rối loạn): uống từ 100 – 300mg mỗi ngày, chia làm 3 – 10 lần uống trong ngày.
  • Các liều tăng giảm sẽ tùy thuộc vào tình trạng khác nhau của mỗi bé và theo sự chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng vitamin PP có người lớn:

  • Người lớn bổ sung vitamin PP vẫn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Liều dùng để bổ sung vào khẩu phần ăn nhằm ngừa thiếu hụt vitamin PP: 13 – 19 mg mỗi ngày, có thể uống một hoặc chia thành 2 lần.
  • Liều dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: 17 – 20 mg mỗi ngày, uống một hoặc chia thành hai lần.
  • Đối với những trường hợp không uống được có thể tiêm bắp hoặc là truyền tĩnh mạch với liều 25mg, có thể dùng 2 hoặc hơn 2 lần/ngày. Đối với tiêm tĩnh mạch cần để người có chuyên môn như y tá, bác sĩ tiêm để đảm bảo an toàn.
  • Liều dùng cho người lớn điều trị bệnh Pellagra (tâm thần rối loạn): liều uống 300 – 500mg mỗi ngày, có thể chia thành 3 – 10 lần trong ngày. Một ngày không uống quá 1500mg.

(Nguồn: Vectorstock.com)

Uống vitamin PP đúng cách như thế nào?

  • Dùng theo đúng liều theo chỉ dẫn của chuyên gia, bác sĩ. Không dùng thiếu hoặc quá liều so với chỉ dẫn.
  • Trong trường hợp muốn dùng lại hoặc ngừng dùng, cần hỏi trước ý kiến của bác sĩ.
  • Nên dùng vitamin PP vào lúc đói, khi mà dạ dày rỗng. Cụ thể là uống trước ăn 30 phút nhằm tránh cho thức ăn làm giảm khả năng hấp thu.
  • Nên uống cả viên cùng nhiều nước, đừng nghiền nát hay nhai, bẻ viên thuốc.
  • Không nên uống vitamin PP trước khi ngủ và có nguy cơ gây mệt, mất ngủ.

Tác dụng phụ của vitamin PP

Vitamin PP liều thấp thường không có tác dụng phụ, hoặc trong thời gian đầu mới dùng sẽ gặp các trường hợp như: đỏ da và giảm sau vài ngày, tình trạng đỏ nặng hơn khi ăn đồ nóng, uống rượu sau khi dùng vitamin PP, vậy nên kiêng hai loại trên.

Vitamin PP liều cao như 500mg khi dùng để điều trị bệnh Pellagra sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

Hay gặp: đỏ bừng mặt và cổ, bốc hỏa, buồn nôn, bỏng rát, ngứa, đau buốt ở da, giãn mạch nửa người trên.

Ít gặp:

  • Viêm loét dạ dày, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, đầy hơi
  • Vàng khô da, phát ban, tăng sắc tố da.
  • Suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết bã nhờn, làm phát triển nhanh bệnh gout.
  • Chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp, đường huyết tăng, mắt mờ, tăng acid uric huyết, ngất xỉu, tim đập nhanh, khó thở.

Hiếm gặp: rối loạn chức năng gan, gây glucose ở nước tiểu, lo lắng, hoảng hốt, hạ albumin huyết, sốc phản vệ, đau cơ, mất ngủ, viêm mũi.

Ngoài ra còn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ khác không được nêu trên. Khi xuất hiện các triệu chứng tác dụng phụ trên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Dùng vitamin PP, cần lưu ý những gì?

Không dùng vitamin PP cho các trường hợp: quá mẫn cảm với nicotinamide hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, loét dạ dày, bệnh gan nặng, hạ huyết áp nặng, xuất huyết động mạch.

Đối với bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh vàng da, bệnh gan, bệnh gout, viêm khớp do gout hoặc bệnh túi mật, hội chứng bệnh mạch vành cấp tính cần thận trọng khi dùng vitamin PP liều cao.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: không dùng vitamin PP liều cao, chỉ dùng khi có chỉ định từ bác sĩ sau khi có phân tích kỹ càng. Đối với liều vitamin PP được bổ sung từ thức ăn không gây hại gì đến cho nhóm đối tượng này, vì vậy các mẹ nên bổ sung vitamin PP qua chế độ ăn.

Vitamin PP tương tác với những thuốc nào?

Việc tương tác thuốc của vitamin PP và các loại thuốc khác có thể làm thay đổi chức năng của các loại thuốc khác gây ra tác dụng phụ.

Một số tượng tác thuốc có thể xảy ra khi dùng vitamin PP với các loại thuốc như:

  • Chất ức chế men khử HMG – CoA: tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
  • Thuốc trị tăng huyết áp alpha – adrenergic: làm hạ huyết áp nặng.
  • Thuốc hạ đường huyết hoặc insulin: cần chỉnh lại liều của thuốc này.
  • Thuốc có độc tính trên gan: tăng độc tính với gan.
  • Carbamazepine: làm tăng độc tính.
  • Thuốc trị lao: làm giảm nồng độ của niacin trong máu
  • Kẽm: gây ngứa, đỏ bừng mặt trầm trọng.
  • Thuốc trị bệnh gút: cần thay đổi liều lượng của thuốc để kiểm soát triệu chứng.
  • Thuốc chống đông máu hoặc chống kết tập tiểu cầu: tăng nguy cơ chảy máu.
  • Crom: người bị tiểu đường dùng crom và vitamin PP sẽ khó kiểm soát đường huyết hơn.
  • Kháng sinh (không nên lạm dụng): gây rối loạn khuẩn ruột, giảm khả năng hấp thụ vitamin PP.

Ngoài ra, vitamin PP còn tương tác với rượu bia làm tăng độc tính cho gan, tăng các triệu chứng đỏ bừng mặt, bốc hỏa nên không uống bia rượu, ăn đồ quá cay nóng để tránh trường hợp này.

Để tránh các trường hợp tương tác thuốc nếu trên, tốt nhất mọi người nên viết danh sách các thuốc mình đang dùng (các loại thuốc không kê toa, kê toa, thực phẩm chức năng, thuốc đông y dược liệu,…) cho bác sĩ xem để được bác sĩ hướng dẫn.

Không nên tự ý dùng, thay đổi liều lượng hoặc là ngưng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Vitamin PP có trong thực phẩm nào?

Một số nhóm thực phẩm có chứa vitamin PP có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày như sau:

  • Thực phẩm từ động vật như: thịt heo, thịt gà, cá hồi, cá cơm,…
  • Thực phẩm từ thực vật như: quả bơ, lạc, nấm, gạo lứt. lúa mì, đậu Hà Lan, khoai tây, ngũ cốc…

Vitamin PP còn được tổng hợp ở ruột nhờ các vi khuẩn có lợi. Vậy nên không nên lạm dùng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi này dẫn tới rối loạn khuẩn ruột cũng giảm luôn khả năng hấp thụ vitamin PP.

Trên đây, Vivita.vn đã cung cấp rất rõ thông tin về Vitamin PP có tác dụng gì? Liều dùng, các lưu ý, tương tác thuốc và tác dụng phụ khi dùng vitamin PP liều cao có thể gặp phải. Nếu có ý định dùng loại vitamin này, hãy bổ sung ngay kiến thức cho mình nhé.

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version