#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Canxi là gì? Liều Lượng Và Hướng Dẫn Bổ Sung Đúng Cách

Canxi là một khoáng chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn chưa biết được liều lượng và cách bổ sung canxi như thế nào là hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng Vivita tìm hiểu tất tần tật về những thông tin liên quan đến canxi nhé.

Canxi Là Gì?

Canxi chiếm khoảng từ 1,5% đến 2% trọng lượng của cơ thể. Trong đó, 99% lượng canxi có trong xương, móng và răng. Còn 1% lượng canxi còn lại thì chứa trong máu. Khi kết hợp cùng với Phospho, nó sẽ là thành phần cấu tạo nên răng và xương. Có tác dụng tăng cường sự chắc khỏe của xương và răng.

Trong cơ thể người thì canxi được tồn tại dưới 2 dạng chủ yếu:

  • Canxi trong xương: Xương có cấu tạo thành phần hóa học với 25% nước, 20% protein, 5% lipit, lượng nhỏ glycosaminoglycan. Và còn có gần 50% chất khoáng, trong đó nhiều nhất là muối canxi.
  • Canxi ngoài xương: Có không quá 10g lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người thường. Dạng canxi này rất cần thiết cho quá trình đông máu và các hoạt động thần kinh.

Tác dụng của Canxi với xương sức khỏe con người

Phân loại canxi

Canxi được phân chia ra làm hai loại là canxi vô cơcanxi hữu cơ:

  • Canxi vô cơ: Đây là chất được hình thành từ các ion Canxi cùng với những hợp chất vô cơ như Canxi Cacbonat, Canxi sulfate (CaSO4), Canxi chloride (CaCl2),… Nó xuất hiện chủ yếu dưới dạng hợp chất muối canxi. Đồng thời, có khả năng hấp thụ tương đối kém vì ít tan trong nước. Khi lượng canxi không được hấp thụ sẽ dẫn đến hiện tượng lắng đọng, gây nên sỏi thận, vôi hóa những thành mạch,
  • Canxi hữu cơ: Chất được hình thành từ ion Canxi cùng với những hợp chất hữu cơ. Điển hình như Canxi Gluconate (Canxi Lactac Gluconate), Canxi caseinate,… Loại canxi này có cấu trúc tương đồng với cấu trúc sinh học của xương nên hấp thụ khá tốt.
Canxi được chia ra lằm mấy loại?

Liệu lượng canxi cần cho cơ thể con người mỗi ngày

Sau đây là bảng về liều lượng canxi khuyến nghị mỗi ngày dành mỗi độ tuổi khác nhau “Theo sách nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2007”.

Nhóm tuổi/tình trạng sinh lý Nhu cầu canxi (mg/ngày)
Trẻ em < 6 tháng tuổi 300
6 – 11 tháng tuổi 400
Trẻ nhỏ 1 – 3 tuổi 500
4 – 6 tuổi 600
6 – 9 tuổi 700
Nam vị thành niên 10 -18 tuổi 1000
Nữ vị thành niên 10 – 18 tuổi 1000
Nam giới trưởng thành 19 – 49 tuổi 700
từ 50 tuổi trở lên 1000
Nữ giới trưởng thành 19 – 49 tuổi 700
từ 50 tuổi trở lên 1000
Phụ nữ mang thai (dùng trong suốt thời kỳ mang thai) 1000
Phụ nữ đang cho con bú (dùng trong suốt thời kỳ cho con bú) 1000
Nhu Cầu Bổ Sung Canxi Theo Độ Tuổi WHO Khuyến Nghị

Tác Dụng Của Canxi Đối Với Sức Khỏe Con Người

Xương răng

Xương và răng là nơi chứa đến 99% lượng canxi có trong cơ thể người. Đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Canxi giúp cho quá trình hình thành xương và răng ở trẻ nhỏ được diễn ra thuận lợi hơn. Hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và giúp răng chắc khỏe hơn.

Sau khi đến tuổi ngừng phát triển, canxi đóng vai trò duy trì chức năng xương và làm chậm trình trạng giảm mật độ xương. Đặc biệt là đối với phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh, lượng canxi có thể bị suy giảm rất nhanh chóng. Việc bổ sung canxi sẽ giúp ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Canxi có tác động quan trọng đến hệ xương khớp

Tim mạch

Tim có chức năng quan trọng trong việc vận chuyển máu đến các bộ phận trong cơ thể. Trong đó, canxi sẽ hỗ trợ cho hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả. Những hạt canxi sẽ đi vào trong tế bào tim tại mỗi nhịp tim, đóng góp tín hiệu điện để điều phối chức năng tim. Đồng thời, những hạt canxi còn liên kết với hoạt động của các tế bào và giúp tế bào co bóp, giúp tim bơm máu tốt hơn. 

Khi quá trình vận chuyển canxi gặp phải trục trặc, dẫn đến tín hiệu điện bất thường. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, nếu sự điều tiết canxi trở nên bất thường, sẽ gây ra tình trạng suy giảm chức năng bơm và thư giãn của hệ tìm mạch.

Canxi có tác dụng với hệ tim mạch

Hệ tiêu hóa

Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của canxi trong thực đơn ăn uống của bệnh ung thư đại trực tràng. Khi tăng 100mg canxi trong chế độ ăn uống giúp giảm 5% nguy cơ mắc bệnh này. Đồng thời, khi tăng 1.000 mg canxi/ngày sẽ làm giảm 37% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng và 50% nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

Canxi khi kết hợp với axit mật trong đường ruột sẽ giúp làm giảm tăng sinh biểu mô trực tràng hiệu quả.  Khi bổ sung các thực phẩm từ sữa hay các chất bổ sung chứa canxi khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Nhờ vậy mà sẽ giúp tăng cường được sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa.

Canxi giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Co cơ

Canxi còn có chức năng trong việc liên kết hai thành phần chủ yếu tạo thành cơ là sợi myosin và actin. Khi dây thần kinh gây kích thích đến cơ thì một lượng canxi sẽ được giải phóng và giúp protein có trong cơ co lại. Đến khi cơ thể thực hiện bơm canxi ra khỏi cơ thì cơ sẽ được giãn ra.

Canxi tham gia vào quá trình co giãn cơ

Giảm nguy cơ bị sỏi thận

Một nghiên cứu về quan hệ của mức độ oxalat trong nước tiểu với lượng canxi ăn vào đã đưa ra một số kết luận. Với chế độ ăn uống bổ sung thêm canxi (> 500mg/ngày), sẽ làm giảm nồng độ oxalat có trong nước tiểu. Điều này giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Giảm cân 

Việc tăng cường bổ sung 600 mg canxi và 125 IU vitamin D mỗi ngày sẽ hỗ trợ giảm lượng chất béo bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, để giảm được cân hiệu quả thì nên áp dụng thêm chế độ ăn hạn chế calo. Theo đánh giá thì những người có chế độ ăn với lượng canxi hấp thụ thấp dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. 

Bổ sung canxi hỗ trợ giảm cân tốt hơn

Một số tác dụng khác

Một tác dụng khác của canxi là giúp hỗ trợ điều trị suy tuyến cận giáp. Khi bổ sung đầy đủ canxi sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị chứng hạ canxi huyết. Đây là loại bệnh có liên quan đến tình trạng suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật. Khi bị thiếu hụt canxi sẽ khiến cho một số enzyme không thể hoạt động tốt.

Tham khảo thêm một số tác dụng tốt khi người dùng bổ sung canxi đầy đủ:

  • Hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp khi đang trong giai đoạn mang thai.
  • Hỗ trợ làm giảm chứng hạ huyết áp ở người trẻ.
  • Cải thiện lượng cholesterol có trong cơ thể.
  • Hỗ trợ ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh như: U tuyến đại trực tràng, các loại khối u không phải là ung thư.

Hướng Dẫn Bổ Sung Canxi Đúng Cách

Bổ sung canxi an toàn bằng thực phẩm giàu canxi hằng ngày

Do cơ thể con người không thể tự sản sinh ra canxi nên việc tăng cường bổ sung canxi là vô cùng cần thiết. Việc đơn giản nhất là thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, sau đây là một số thực phẩm giàu canxi cần được bổ sung cho cơ thể:

  • Các loại sữa, phô mai, sữa chua.
  • Các loại cá như cá hồi, cá mòi,…
  • Đậu hũ, các loại đậu và ngũ cốc.
  • Các loại rau cải xanh như: Bông cải xanh, lá củ cải, cải xoong, cải xoăn.
  • Các loại hạt như: Hạt hạnh nhân, vừng, hạt chia,…
Thực phẩm giàu canxi và lượng canxi có trong các loại thực phẩm

Uống sữa bổ sung canxi

Canxi được bổ sung dưới dạng sữa rất dễ để hấp thu vào cơ thể. Sữa thường dễ uống và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai. Uống mỗi ngày từ 1 đến 2 ly sữa bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

Uống sữa bổ sung canxi

Bổ sung qua thuốc và thực phẩm chức năng theo lời khuyên của bác sĩ

Đối với những người bị thiếu hụt nhiều canxi thì nên lựa chọn thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhờ vậy mà giúp người dùng chọn được sản phẩm phù hợp với thể trạng và sức khỏe hiện tại. Đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng, giúp hệ thống xương khớp được chắc khỏe hơn.

Bổ sung qua thuốc và thực phẩm chức năng theo lời khuyên của bác sĩ

Các đối tượng nên bổ sung canxi chủ động

Dưới đây những đối tượng nên chủ động bổng sung canxi để bảo vệ sức khỏe xương khớp được tốt hơn.:

  • Người ăn theo chế độ thuần chay.
  • Người không dung nạp lactose và bị hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa.
  • Người tiêu thụ quá nhiều protein hoặc natri. Vì điều này khiến cơ thể bài tiết ra nhiều lượng canxi hơn.
  • Người đang phải điều trị lâu dài với corticosteroid.
  • Gặp một số bệnh về đường ruột hoặc tiêu hóa như: Viêm ruột, bệnh celiac,… Vì nó làm giảm khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể.
Đối tượng nào nên tăng cường bổ sung canxi

Một số lời khuyên và lưu ý khi bổ sung canxi bằng thuốc và TPCN

Sau đây là một số lời khuyên và lưu ý cần thiết mà người dùng nên biết khi bổ sung canxi bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

  • Lựa chọn các loại thuốc và thực phẩm bổ sung canxi phù hợp với thể trạng, đến từ thương hiệu uy tín và được nhiều người tin dùng.
  • Sử dụng đúng theo liều lượng được khuyến cáo hoặc chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ. Sử dụng theo liệu trình nếu có và nên kiên nhẫn khi dùng để sản phẩm phát huy được hiệu quả tốt nhất.
  • Khi đang bổ sung thêm kẽm, kháng sinh tetracycline hoặc levothyroxin. Hãy nên uống trước hoặc sau vài giờ khi uống canxi để hạn chế những tương tác xấu.
  • Vitamin D là chất cần thiết giúp canxi có thể hấp thụ vào cơ thể tốt hơn. Trong trường hợp không nhận đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời, chế độ ăn uống. Thì nên chọn sản phẩm bổ sung canxi có chứa Vitamin D. Vitamin D có tác dụng tăng khả năng hấp thu canxi lên 30 – 40% và phốt pho lên 80%.
  • Magie cũng là một chất rất quan trọng cho quá trình hấp thu canxi. Các chuyên gia khuyên rằng khi đang dùng 1.000mg canxi/ngày thì lượng magie cần bổ sung là 500g/ngày.
  • Thường thì cơ thể người dùng chỉ hấp thu được khoảng 500mg canxi trong một thời điểm nhất định. Khi bổ sung quá liều lượng đó cho 1 lần thì phần còn lại sẽ bị bài thải. Do đó, người dùng nên chia nhỏ liều lượng sử dụng là 2 lần/ngày.
Những lưu ý khi bổ sung canxi để đạt hiệu quả tốt

Tác Hại Của Thừa Hoặc Thiếu Canxi

Thừa canxi

Trong trường hợp khi dùng thuốc canxi với liều lượng cao trong thời gian dài gây thừa canxi sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như sau:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, suy thận.
  • Tăng canxi huyết.
  • Giảm khả năng hấp thu những khoáng chất quan trọng như: Sắt, kẽm, magie và phospho.
Tác hại của việc thừa canxi

Thiếu canxi

Khi cơ thể thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như:

  • Thiếu xương (mật độ khoáng có trong xương sẽ thấp hơn so với mức bình thường)
  • Loãng xương (mật độ xương lúc này rất thấp)
  • Làm tăng nguy cơ gãy xương, khó phục hồi sau chấn thương.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và ung thư ruột.
Thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng loãng xương

Vivita vừa cung cấp các thông tin hữu ích về liều lượng và cách bổ sung canxi cho cơ thể. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp người dùng có được những kiến thức hay về việc bổ sung canxi.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version