#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bệnh Cúm Mùa Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Chữa Trị

Thường vào thời điểm giao mùa với những cơn mưa rào bất chợt hay nắng nóng gay gắt, chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Cúm mùa là một trong những loại bệnh phổ biến và dễ nhầm lẫn với Covid-19 – dịch bệnh vẫn còn âm ỉ. Do vậy, theo dõi bài viết dưới đây của Vivita để nhận biết, phân biệt và có cách đề phòng chúng nha!

Cúm Mùa Là Gì?

Cúm mùa là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus cúm gây ra có tên là Influenza, thường bị nhiều người nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Bệnh này có nhiều biến chứng nặng nề như gây viêm phổi tim mạch, suy đa phủ tạng,… dẫn đến nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. 

bệnh cúm mùa 4

Dựa trên thống kê của WHO, mỗi năm thế giới có khoảng 5 – 10% người lớn và 20 – 30% trẻ em bị nhiễm cúm mùa. Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa cũng được ghi nhận khoảng 1 – 1,8 triệu ca hàng năm, thường xuất hiện ở tất cả mùa trong năm nhưng đỉnh điểm là vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11. 

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm giảm tỷ lệ người dân mắc cúm mùa, do có các thói quen phòng tránh tốt như đeo khẩu trang, vệ sinh tay, khử khuẩn, giữ khoảng cách,..

Nguyên Nhân Gây Cúm Mùa?

Tên đầy đủ của virus gây ra bệnh cúm mùa là Myxovirus Influenza, nằm trong họ Orthomyxoviridae. Chúng tấn công vào hệ hô hấp bao gồm mũi, họng và phổi của người bệnh. 

Dựa trên đặc tính kháng nguyên, virus cúm mùa ở Việt Nam được chia thành 3 chủng A, B,C và phổ biến nhất là hai chủng A, B. Ngoài ra, một số các yếu tố dưới cũng góp làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm mùa:

  • Thời tiết: Sự thay đổi thất thường, độ ẩm không khí thấp tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây bệnh.
  • Người có bệnh lý nền: Người có bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, suy gan, hen suyễn,… thường hệ miễn dịch sẽ yếu, virus dễ xâm nhập và hoành hành.
  • Người hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng kém như trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người đang sử dụng các loại thuốc kéo dài ( ví dụ như đang điều trị bệnh nhân HIV/AIDS),…

Triệu Chứng Bệnh Cúm Mùa

Mọi người thường nhầm lẫn giữa cúm lạnh và cúm mùa bởi sự tương đồng lúc đầu. Nhưng thật ra, cúm mùa thường xuất hiện những triệu chứng và dấu hiệu đột ngột, như sau:

  • Sốt vừa đến cao (trên 38 độ C) hoặc cảm thấy có dấu hiệu sốt/ ớn lạnh
  • Ho
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Đau nhức cơ hoặc cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Một số người còn xuất hiện tình trạng nôn mửa, tiêu chảy (thường xảy ra ở trẻ em).

*Lưu ý: Điều quan trọng là không phải bất cứ ai bị cảm cúm đều sốt. Có những người sốt đột ngột hơn 38 độ C. Đồng thời, khoảng 75% ca nhiễm bệnh sẽ có không các triệu chứng điển hình.

Thời gian ủ bệnh sẽ giao động từ 1 đến 4 ngày (trung bình là 2 ngày). Sau khoảng 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác sẽ biến mất nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Trong thời gian 1 hoặc 2 tuần thì tất cả các triệu chứng sẽ hết hoàn toàn. 

Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng đặc trưng lại dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác, vì có nét tương đồng . Nên việc xử dụng các xét nghiệm virus học như phát hiện acid  nucleic (PCR, RT-PCR), nuôi cấy virus, huyết thanh chẩn đoán đều được sử dụng để đưa ra kết quả chính xác nhất. 

Phân Biệt Bệnh Cúm Mùa và Covid-19 Như Thế Nào?

Đây là vấn đề khiến mọi người thắc mắc rất nhiều, vì khi khởi phát cúm mùa và covid-19 đều có những dấu hiệu tương đồng dễ gây nhầm lẫn. Lưu ý một số điểm dưới đây, việc phân biệt sẽ trở nên đơn giản hơn.

Bởi vì các triệu chứng tương tự nhau, nên không thể phân biệt cúm thường và Covid nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Chỉ có xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh. Thậm chí một người có thể bị nhiễm cả bệnh cúm mùa và COVID-19 cùng một lúc, do đó có các triệu chứng của cả hai.

Trong 3 triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của Covid-19 là sốt, ho khan và khó thở, chỉ có khó thở là không liên quan đến cúm mùa. Nhưng theo nghiên cứu, những người tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đủ liều nếu nhiễm bệnh sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và càng ngày càng giống như cảm cúm. Do đó, nếu muốn phân biệt cúm mùa và Covid-19 cũng cần phải xem xét đến yếu tố dịch tễ.

Bệnh Cúm Mùa Có Lây Không?

WHO đã chỉ ra rằng đây là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao trong cộng đồng và hoàn toàn có thể bùng phát mạnh trở thành đại dịch. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần phải tích cực chủ động phòng tránh và ngăn chặn nguồn lây nhiễm. 

Bệnh cúm mùa sẽ được lây nhiễm qua 2 con đường, bao gồm:

  • Dịch tiết đường hô hấp: Triệu chứng phổ biến nhất ở người bị bệnh cúm mùa đó là ho và hắt xì, khiến virus sẽ được phát tán ra không khí theo tuyến nước bọt. Đồng thời, virus với khả năng tồn tại rất lâu và phát tán rộng trong không khí lên tới phạm vị 2 mét. Người khoẻ mạnh có nguy cơ bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần, trò chuyện trực tiếp với người bệnh.
  • Bề mặt tiếp xúc: Với 2 triệu chứng điển hình của bệnh, các dịch tiết được bắn ra bên ngoài không chỉ xuất hiện trong không khí mà còn bám lên các đồ vật như khăn, quần áo, bàn chải,… Nếu người khoẻ mạnh vô tình chạm phải những đồ vật đó và đưa tay lên mũi, miệng sẽ khiến virus dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể.

Bệnh Cúm Mùa Có Nguy Hiểm Không?

Có nhiều trường hợp bệnh chuyển biến nặng với triệu chứng sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim và dẫn tới tử vong. Do đó, nếu nhận thấy các vấn đề bất thường, người bệnh cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị và tránh các biến chứng xấu có thể xảy đến.

Như đã từng nhắc ở trên, những người bệnh có các bệnh lý mạn tính hay thuộc nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất.  Bệnh cảm cúm có nguy cơ tiến triển thành ác tính.

Ngoài ra, bệnh cảm cúm rất dễ nhầm lẫn và mọi người thường cho rằng, đây là một trong những bệnh lý dễ dàng xử trí, không gây quá nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị thì có thể dễ xảy ra biến chứng và đặc biệt nghiêm trọng với phụ nữ đang mang thai. Nếu mắc cúm mùa trong 3 tháng đầu tiên thì có thể gây sảy thai hoặc bệnh lý ở thai nhi.

Bên cạnh đó, hội chứng Reye (sưng phù ở gan và não) được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của cúm mùa. Tỷ lệ tử vong cao, thường xảy ra ở trẻ từ 2 đến 16 tuổi. Hội chứng Reye sẽ xuất hiện vài ngày sau khi nhiễm cúm, với các triệu chứng được trưng giảm dần, trẻ sẽ nôn, mê sảng, co giật và sau đó hôn mê sau rồi tử vong.

Cách Điều Trị Bệnh Cúm Mùa

Được chia thành 2 cách, nếu bị nhiễm ở mức độ nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà; còn ở mức độ nặng thì cần phải nhập viện để điều trị và chăm sóc phòng ngừa tránh nhiễm khuẩn thứ phát. 

Cách điều trị bệnh cúm mùa tại nhà

Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày tuỳ vào chế độ dinh dưỡng hợp lý mà không cần phải sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, người bệnh có thể mua một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị một cách nhanh chóng và dứt điểm. 

  • Điều kiện tiên quyết là phải nghỉ ngơi để cơ thể hạ sốt, ăn thức ăn mềm, tiêu hoá dễ và bổ sung nhiều nước giúp cân bằng điện giải. 
  • Nên sử dụng nước muối loãng hoặc các loại nước khác có tính sát khuẩn. Vệ sinh họng ngày 2 – 3 lần để giảm nhanh các triệu chứng rát cổ, đau họng và viêm nhiễm cổ họng.
  • Cần vệ sinh mũi mỗi ngày bằng chai xịt chuyên dụng để tránh bị tắc mũi gây khó thở, hay bị viêm nhiễm.
  • Phải ở nhà và cách ly với người khác nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh cúm mùa 

  • Các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, đau đầu, đau họng thì có thể dùng thuốc Paracetamol. 
  • Giảm nhức đầu và đau cơ liên quan đến cúm, có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid.

*Lưu ý, tuyệt đối không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt vì sẽ gây ra hội chứng Reye nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

  • Ngoài ra, tùy theo trường hợp mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc đặc trị đặc hiệu cúm mùa như Oseltamivir (Tamiflu) hoặc Zanamivir (Relenza), Peramivir, Baloxavir, các adamantanes như amantadine và rimantadine; nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Cách Phòng Bệnh Cúm Mùa Hiệu Quả

  • Biện pháp tiêm vaccine cúm là cách phòng ngừa tốt nhất và các hiệu quả bảo vệ lên đến 89%. Nên tiêm định kỳ hằng năm đối với người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn sát khuẩn tay sau khi ho, hắt hơi, hay chạm vào những nơi công cộng dễ lây nhiễm.
  • Luôn đều đặn mỗi ngày vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng. 
  • Giữ ấm cho cơ thể và luôn sử dụng khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh cùng thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm mùa, nếu cần thiết hãy đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên.
  • Mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi thấy triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi đau đầu trầm trọng hơn, đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
  • Tránh dùng tay chạm vào mắt, miệng, mũi bởi đây là con đường chính gây giúp virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Giữ không gian sạch sẽ, làm sạch các bề mặt có khả năng chứa virus.
  • Duy trì nhiệt độ phòng trên 20 độ C và giữ độ ẩm đạt ít nhất 50%.

Hiện nay, bệnh cúm mùa đang ở thời điểm tấn công và lây lan rất nhanh trong cộng đồng, vì thế không nên chủ quan. Hãy tích cực chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, bằng cách mua thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Chính Hãng – Hàng Luôn Luôn Mới tại Vivita nhé!

Dược sĩ Kim Cúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version