#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[Giải Đáp] Trĩ Ngoại Độ 1 Có Tự Khỏi Không? Có Gây Nguy Hiểm Không?

Một câu hỏi đang được nhiều người thắc mắc đó là trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không? Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn mới của trĩ ngoại và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, người bệnh thường chủ quan, không điều trị khỏi dứt điểm. Từ đó, có thể sẽ gây ra biến chứng nặng hơn. 

Nếu bạn đang mắc bệnh trĩ ngoại độ 1 và lo lắng liệu khi bị trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không? Cách trị trĩ ngoại nhẹ tại nhà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin được chia sẻ trong bài viết này nhé.

Trĩ ngoại độ 1 là gì và có triệu chứng ra sao?

Trĩ ngoại độ 1
Trĩ ngoại độ 1 không có biểu hiện rõ ràng

Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu khởi phát, mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Ở giai đoạn này, búi trĩ mới bắt đầu hình thành phía dưới đường lược và chưa có cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh. 

Khác với trĩ nội, trĩ ngoại độ 1 tuy chưa xảy ra tình trạng sưng đau nhưng đã xuất hiện búi trĩ bằng hạt đậu và có thể sờ thấy ngay ở mép hậu môn. Khi thăm khám sẽ dễ dàng nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường. 

Khi bị trĩ ngoại độ 1 sẽ đi kèm theo các triệu chứng như sau:

  • Ngứa rát, sưng nóng ở vùng hậu môn.
  • Có thể xuất hiện chảy máu khi đi đại tiện.
  • Dùng tay sờ vào hậu môn sẽ cảm nhận kích thước búi trĩ chỉ nhỏ như hạt đậu, mềm.
  • Khi bị táo bón rặn mạnh sẽ có cảm giác đau rát.
  • Vùng hậu môn bị sưng có màu hồng nhạt, tím thẫm.
  • Tiết ra nhiều dịch nhầy khiến cho hậu môn luôn ẩm ướt.

Trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không?

Nhiều người có thắc mắc về bệnh trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không? Theo bác sĩ cho biết: Vì búi trĩ xuất hiện ở vùng nhạy cảm, dễ bị cọ xát trong khi đi vệ sinh có thể làm tổn thương, nhiễm khuẩn nếu không được làm sạch hoàn toàn. Vì vậy, nếu không chăm sóc đúng cách sẽ không tự khỏi. Do đó, người bệnh khi mới phát hiện bị trĩ ngoại độ 1 cần phải tự ý thức để điều trị kịp thời. Đặc biệt là cần kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ hậu môn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, ngăn chặn sự phát triển búi trĩ. 

Bên cạnh đó, khi búi trĩ mới khởi phát chưa có biểu hiện rõ ràng, cuộc sống sinh hoạt vẫn chưa gặp trở ngại. Bởi vậy, rất nhiều người chủ quan cho rằng trĩ ngoại mức độ nhẹ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khẳng định rằng khi búi trĩ đã hình thành sẽ không thể tự biến mất được. 

Người bệnh trĩ ở mức độ nhẹ chỉ có thể giảm dần nếu biết cách chăm sóc phù hợp, thay đổi lối sống, cụ thể như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng, ngăn ngừa táo bón.
  • Cần uống nhiều nước mỗi ngày để việc trao đổi chất tốt hơn.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đạm, cay nóng, đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế ngồi 1 chỗ quá lâu mà cần vận động với các động tác thể dục nhẹ nhàng.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ.
  • Không nên ngồi xổm.
  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm hoặc chườm ấm, chườm đá nếu bị sưng.

Đây là một số biện pháp để chăm sóc và ngăn chặn sự tiến triển của búi trĩ. Vì vậy, người bệnh nên có ý thức thực hiện đúng theo các phương pháp trên đây để tránh sự tiến triển bệnh thêm nặng. Ngoài ra, cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh trĩ nặng hơn đó là khi có biểu hiện mắc trĩ ngoại, nên thăm khám để được bác sĩ đưa ra các cách điều trị phù hợp nhất.

Điều trị đúng cách sẽ ngăn ngừa biến chứng nặng

Trĩ ngoại độ 1 có gây nguy hiểm không và có cần phẫu thuật không?

Trĩ ngoại độ 1 chưa có biểu hiện rõ ràng và chưa gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay: Trĩ ngoại độ 1 thường không gây nguy hiểm và không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể sẽ tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách kịp thời gây ra nhiều biến chứng gây hại cho sức khỏe.

Người bị trĩ cần có ý thức khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp chăm sóc điều trị tại nhà kèm theo đơn thuốc thích hợp. 

Do đó, người bệnh trĩ ngoại độ 1 cần duy trì thói quan sinh hoạt ăn uống lành mạnh để tránh táo bón như: ăn thực phẩm giàu chất xơ, không ăn đồ cay nóng, uống nhiều nước, vận động bằng các bài thể dục, thể thao,…

Những cách trị trĩ ngoại nhẹ tại nhà thông dụng nhất

Đối với trường hợp bị trĩ ngoại mức độ nhẹ, người bệnh có thể ngăn chặn sự phát triển búi trĩ bằng cách thực hiện theo phương pháp thông dụng sau đây.

Ngâm hậu môn

Bệnh trĩ chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong hậu môn. Vì vậy, một phương pháp cải thiện tình trạng bệnh đó là ngâm hậu môn. Việc ngâm hậu môn bằng nước ấm sẽ giúp cho các tĩnh mạch dưới co lại.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Lấy 1 chậu nước ấm, cho thêm vài hạt muối vào cùng hoặc nước ấm không.
  • Bước 2: Sau đó, lấy một chiếc chậu đặt lên bồn cầu và đổ nước đã pha muối loãng vừa đủ ngập mông
  • Bước 3: Ngâm trong nước từ 10 – 15 phút, nên ngâm mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Chườm lạnh

Sử dụng phương pháp chườm lạnh sẽ giúp cho búi trĩ căng giãn và sưng phồng dần được co lại nên sẽ làm giảm cơn đau. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khăn vải sạch.
  • Bước 2: Lấy đá lạnh cho vào một chiếc khăn, vải sạch hoặc dùng túi chườm lạnh.
  • Bước 3: Dùng khăn đã bọc đá lạnh và chườm búi trĩ khoảng từ 15 – 20 phút và có thể chườm thêm 10 phút nữa để giảm sưng đau.

Lưu ý: Không nên chườm trực tiếp đá lên vùng da hậu môn sẽ gây ra tổn thương.

Bôi thuốc trĩ

Sử dụng thuốc bôi cho người bệnh trĩ cũng là cách để giảm sưng đau, ngứa rát. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi trĩ an toàn, hiệu quả như: thuốc bôi Doproct, Titanoreine,..

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh tay và hậu môn thật sạch sẽ. Nên đi đại tiện trước khi bôi thuốc.
  • Bước 2: Nằm hoặc ngồi với tư thế thoải mái và lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi nhẹ nhàng đều lên búi trĩ.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc bôi cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân theo liều lượng vừa đủ theo quy định.

Uống thuốc trĩ

Uống thuốc trĩ sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng và giảm đau. Một số loại thuốc trĩ được sử dụng như:

  • Thuốc nhuận tràng giúp mềm phân
  • Thuốc tăng sức bền tĩnh mạch.
  • Thuốc chống co thắt đại tràng ngăn chặn sự phát triển búi trĩ
  • Thuốc giảm đau, chống viêm giúp giảm đau ngứa rát ở vùng hậu môn.

Câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ ngoại độ 1

Dưới đây là một số câu hỏi nhiều người gặp phải khi bị bệnh trĩ ngoại độ 1, cụ thể như sau:

Trĩ ngoại cấp 1 nên làm gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Người bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 nên tự ý thức về tình trạng bệnh và chăm sóc điều trị đúng cách sẽ ngăn cản sự tiến triển của búi trĩ. 

Người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt khoa học và kết hợp các bài tập luyện vận động để quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt, giúp dễ tiêu hóa.

  • Thiết lập chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít đạm.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Mặc quần áo thoải mái.
  • Hạn chế ngồi lâu.
  • Nên có thói quen làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Thăm khám định kỳ và tuân theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Tại sao lại bị trĩ ngoại?

Bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch ở phía bên ngoài mép hậu môn bị giãn ra, gấp khúc, sưng lên tạo thành búi trĩ. Lý do gặp phải bệnh trĩ ngoại là do các nguyên nhân sau:

  • Thói quen ngồi nhiều, ít vận động, bê vác đồ nặng.
  • Táo bón kéo dài khiến cho người bệnh phải rặn nhiều tăng áp lực lên tĩnh mạch, co thắt hậu môn bị giãn ra gây ra trĩ.
  • Thói quen uống ít nước, ăn ít chất xơ và đồ cay nóng.
  • Ngồi xổm, ngồi lâu khi đi đại tiện.
  • Quan hệ ở hậu môn.

Trĩ ngoại có bao nhiêu cấp độ?

Trĩ ngoại được phân chia thành 4 cấp độ:

  • Trĩ ngoại cấp độ 1: Trĩ cương tụ, xuất hiện kèm theo chảy máu. Đây là cấp độ trĩ ngoại nhẹ nhất, kích thước búi trĩ chỉ bằng hạt đậu. Mới chỉ hơi khó chịu ở dưới hậu môn và xuất hiện chảy máu khi đi đại tiện.
  • Trĩ ngoại cấp độ 2: Sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi đại tiện xong. Ở giai đoạn này búi trĩ có kích thước lớn hơn gây ra đau rát, khó chịu, chảy máu nhiều khi bị cọ sát vào quần.
  • Trĩ ngoại cấp độ 3: Sa trĩ khi rặn nhưng không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy lên. Búi trĩ kích thước lớn và sa ra ngoài gây tắc nghẽn hậu môn. Ngoài ra, khi đi đại tiện thường xuyên bị chảy máu.
  • Trĩ ngoại cấp độ 4: Bị sa trĩ thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch. 
Trĩ ngoại có 4 cấp độ

Trĩ ngoại nên uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc điều trị trĩ ngoại là biện pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng cho người bệnh. Cách này vừa giúp giảm đau, ngăn chặn các biến chứng nặng nề do bệnh trĩ gây ra. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị trĩ ngoại an toàn, hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng như: Pandora Pilex, Nano trĩ, An Trĩ Vương,…

Điều trị trĩ ngoại bao lâu?

Để điều trị bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng đòi hỏi cả một quá trình, tùy thuộc tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ đưa ra các phương án điều trị. 

  • Đối với người bệnh khi phát hiện trĩ ngoại ở mức độ nhẹ. Thực hiện theo đúng phương pháp chăm sóc, điều trị đúng cách theo bác sĩ sẽ khỏi trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng. Nếu trĩ ngoại xuất hiện các khối huyết mất thêm nhiều thời gian hơn.
  • Đối với trường hợp bệnh trĩ nặng cấp độ 3, 4 sẽ phải cắt bỏ búi trĩ và thời gian điều trị bệnh cần phụ thuộc theo phương pháp áp dụng kết hợp chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật.
  • Trường hợp người bị bệnh trĩ tái phát nhiều lần sẽ mất nhiều thời gian điều trị.
  • Trường hợp phụ nữ mang thai khó chữa dứt điểm và cần thực hiện sau khi sinh.

Trên đây là một số chia sẻ về trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh. Nếu có thắc mắc cần tư vấn mua thuốc điều trị bệnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ Nhà Thuốc Vivita theo hotline: 1900 2061 để được hỗ trợ kịp thời.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version