#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Tràn dịch khớp cổ tay là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết

Tràn dịch khớp cổ tay là một dạng của bệnh tràn dịch khớp nằm ở vị trí cổ tay. Người bệnh khi bị bệnh tràn dịch khớp cổ tay sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau ở khớp cổ tay, sưng tấy khiến cho cổ tay của bạn rất khó để cử động và cầm nắm. Hiện nay có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này nên việc tìm được cách phòng bệnh và điều trị là điều ai cũng mong đợi. Cũng chính vì vậy mà bài viết này chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin liên quan đến bệnh tràn dịch khớp cổ tay để bạn độc cùng tham khảo.

Tràn dịch khớp cổ tay là bệnh gì?

Tràn dịch khớp cổ tay là một dạng phổ biến của bệnh lý tràn dịch khớp. Tình trạng này là do chấn thương tại khớp cổ tay khiến dịch khớp tràn ra quá nhiều, lan sang các mô xung quanh, có thể gây viêm, nhiễm trùng.

Tràn dịch khớp cổ tay có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người già. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng khó lường như viêm khớp, nhiễm trùng khớp, biến dạng khớp… Một số trường hợp, bệnh không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới tàn phế tay rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời căn bệnh này.

Tràn dịch khớp cổ tay có những triệu chứng gì?

Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của bệnh đối với bệnh nhân và nguyên nhân gây ra bệnh là gì mà tràn dịch khớp cổ tay có các triệu chứng khác nhau. Người bị bệnh có thể phát hiện bệnh qua các triệu chứng sau đây:

Tràn dịch khớp cổ tay qua những triệu chứng lâm sàng

Bệnh tràn dịch khớp cổ tay có thể nhận biết bằng mắt và cảm nhận qua các triệu chứng lâm sàng dưới đây:

  • Cổ tay bị sưng nề: Đây được xem là một những triệu chứng phổ biến nhất giúp người bị bệnh nhân biết. Khớp ở vùng cổ tay sẽ bị sưng to lên, khi ấn vào chỗ sưng sẽ cảm thấy đau, có lúc còn thấy bầm tím.
  • Cổ tay sẽ có cảm giác đau: Đi cùng với triệu chứng sưng nề ở vùng cổ tay đó là hiện tượng đau nhức. Lúc đầu thì chỉ là những cơn đau nhẹ nhàng, âm ỉ. Nhưng nếu để càng lâu và không được điều trị kịp thời thì cơn đau càng lúc càng đau hơn, chỉ cần một cử chỉ nhỏ cũng làm bạn đau đến dữ dội.
  • Làm hạn chế đến của động của bàn tay và cổ tay: Các cổ tay và bàn tay sẽ không còn được cử động một cách linh hoạt như trước nữa. Trong trường hợp nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tàn phế.

Khi bạn nhận thấy khớp cổ tay của mình có những triệu chứng lâm sàng ở trên thì nên đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

tran-dich-khop-co-tay
Tràn dịch khớp cổ tay có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ nhỏ và người già

Tràn dịch khớp cổ tay qua những triệu chứng cận lâm sàng

Khi bạn nhận thấy có các triệu chứng của bệnh tràn dịch khớp cổ tay qua các triệu chứng lâm sàng trên nếu đến bệnh viện để khám và tiến hành các xét nghiệm, chụp x-quang theo chỉ định của bác sĩ. Thì ngoài các triệu chứng các bạn có thể nhìn thấy ở bên ngoài thì cũng có những triệu chứng khi các bạn đi khám mới có thể thấy được.

  • Bạn sẽ thấy được tình trạng viêm nhiễm, xác định được các tinh thể gout, thấy dịch có máu hay không khi bạn làm các xét nghiệm máu hay xét nghiệm dịch khớp.
  • Còn nếu bạn chụp x-quang, MRI thì có thể sẽ thấy được tổn thương, chấn thương ở vị trí cổ tay…

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ tay

Tràn dịch khớp ở cổ tay có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Hầu hết trường hợp mắc bệnh do nhiễm trùng thường là do vi khuẩn gây nên. Nhiễm khuẩn khớp hình thành chủ yếu là do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào khớp thông qua đường máu hoặc vết thương hở.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh do nhiễm trùng là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm HIV
  • Thay khớp nhân tạo
  • Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch
  • Tuổi tác

Khi bị tràn dịch khớp cổ tay do nhiễm trùng, triệu chứng bệnh thường xuất hiện nhanh chóng và mạnh mẽ. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức dữ dội. Đặc biệt, đau tăng khi vận động.

Ngoài các nguyên nhân này ra, tràn dịch khớp cổ không do nhiễm trùng có thể phân loại là chấn thương hoặc viêm khớp. Cụ thể:

  • Chấn thương ở cổ tay: Chấn thương xảy ra khi người bệnh tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày như chạy, nhảy,… gây té ngã. Bên cạnh đó, tổn thương ở cổ và khuỷu tay hình thành có thể là do tai nạn xe gây nên. Mặt khác, chấn thương cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân thường xuyên lặp đi lặp lại hành động có liên quan đến hai bộ phận này. Đối với dạng chấn thường này thường gặp ở vận động viên chơi tennis, bóng chuyền hoặc các game thủ,…
  • Viêm khớp: Là một trong những nguyên nhân khiến chất lỏng tích tụ ở khớp cổ, gây tràn dịch khớp. Có hai loại viêm khớp làm tăng nguy cơ mắc bệnh là viêm xương khớp (bao gồm các bệnh viêm khớp gây hao mòn) và viêm khớp tự miễn, bao gồm bệnh viêm khớp vẩy nến, viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Mặt khác, tràn dịch khớp ở cổ tay cũng có thể là do:

  • U bao hoạt dịch ở cổ tay
  • Viêm bao hoạt dịch cổ tay
Các cổ tay và bàn tay sẽ không còn được cử động một cách linh hoạt như trước nữa

Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp cổ tay

Không thể biết chính xác thời gian cũng như thời điểm tràn dịch khớp ở cổ tay khởi phát. Tuy nhiên, để dự phòng bệnh, người bệnh có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây:

  • Khi cảm thấy khớp ở cổ tay và khuỷu tay căng tức, nên dừng hoạt động. Tốt nhất nên thực hiện các hoạt động duỗi để khớp thư giãn
  • Áp dụng các bài tập tăng cường sức mạnh cho khớp cổ và khuỷu tay
  • Nên tránh ăn thực phẩm chức purin, dầu mỡ hoặc thức uống chứa chất kích thích
  • Bổ sung đồ ăn, thức uống giàu vitamin E, A, acid béo omega – 3,…

Triệu chứng đau nhức do tràn dịch khớp cổ tay không chỉ gây nên những ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động không hề nhỏ đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, để cải thiện bệnh và chất lượng cuộc sống, bệnh nhân nên thăm khám kịp thời để được bác sĩ chẩn đoán và đề xuất phương pháp chữa trị hiệu quả tối ưu nhất.

Với những thông tin về tràn dịch khớp cổ tay và dấu hiệu nhận biết bổ ích mà chúng tôi giới thiệu trên đây, mong rằng quý độc giả đang gặp phải “rắc rối” với căn bệnh này sẽ có thêm một hướng tối ưu trong điều trị bệnh.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version