Gãy Xương Ngón Chân Cái Và Những Điều Cần Biết
Xem nhanh nội dung bài viết
- 1 Tổng quan về tình trạng gãy xương ngón chân cái
- 2 Những chủ quan về tình trạng gãy xương ngón chân cái
- 3 Những việc nên làm khi bị gãy xương ngón chân cái
- 4 Các phương thức để có thể kiểm tra ngón chân cái bị gãy xương
- 5 Bị gãy xương ngón chân cái sẽ được điều trị như thế nào?
- 6 Nên bổ sung chất gì khi bị gãy xương ngón chân cái?
- 7 Những điều cần tránh khi đang bị gãy xương ngón chân cái
- 8 Làm gì để phòng ngừa gãy xương ngón chân cái?
Gãy xương ngón chân cái là một trong những tổn thương tương đối phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tai nạn không mong muốn này.
Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và nên làm gì khi bị gãy xương ngón chân cái? Hãy cùng Vivita tham khảo về tình trạng này để hạn chế hết mức vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đi lại này nhé!
Tổng quan về tình trạng gãy xương ngón chân cái
Nguyên nhân
Xương ngón chân cái là xương nhỏ và nằm ở rìa cơ thể nên dễ bị va chạm, tác động bởi các lực mạnh gây tổn thương.
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngón chân cái bị gãy:
- Va chạm thông thường trong các hoạt động hàng ngày: đâm vào vật cứng, có vật nặng đè lên.
- Tai nạn: ngã từ trên cao, tai nạn giao thông,…
- Các lực lặp đi lặp lại tác động lên ngón chân cái khi chạy bộ, chơi thể thao,…
- Bị loãng xương: đi giày không đúng cách hay đi ủng quá dày.
- Ngoài ra, những người đã từng bị thương ở ngón chân cái trước đó hoặc bị viêm khớp ngón chân cái càng dễ có nguy cơ gãy xương.
Các tình trạng phổ biến khi bị gãy xương ngón chân cái
Các kiểu chấn thương khi bị gãy xương ngón chân cái được chia ra theo nhiều mức độ khác nhau: xương bị nứt, gãy nát, phần xương gãy không di lệch hoặc di lệch nhiều. Có hai kiểu chấn thương ngón chân cái thường gặp:
Gãy xương kín:
- Xương ngón chân cái chỉ bị nứt nhưng không bị vỡ ra.
- Phần xương ngón chân bị gãy và tách rời khỏi phần còn lại của xương.
Gãy xương hở: xương gãy đâm xuyên qua da làm tổn thương mô mềm và chảy máu, dễ gây choáng.
Khi ngón chân cái bị gãy nhưng các dây thần kinh vẫn hoạt động bình thường sẽ tạo ra các dấu hiệu nhận biết như:
- Vùng da xung quanh vết thương bầm tím nghiêm trọng hoặc tạm thời đổi màu.
- Đau dữ dội và đau nhói.
- Sưng tấy.
- Đi lại khó khăn.
- Bị mất cảm giác hoặc ngứa ran.
- Máu bầm tụ dưới móng chân cái hoặc chảy máu do gãy xương hở.
- Hình dạng ngón chân cái bị vẹo và méo mó hoặc có vết thương hở.
Thời gian hồi phục khi bị gãy xương ngón chân cái
Quá trình xương được điều trị và khôi phục lại khá phức tạp, được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phản ứng: khu vực xung quanh chỗ gãy sưng lên.
- Giai đoạn phục hồi: màng bao bọc xương tự chuyển hóa thành các tế bào xương và sụn, bắt đầu nối lại giữa các đoạn xương bị gãy.
- Giai đoạn tái tạo: xương hồi phục hoàn toàn.
Theo các dữ liệu tham khảo, khoảng bốn đến sáu tuần là thời gian hồi phục lý tưởng khi bị gãy xương ngón chân cái. Sau 6-8 tuần, ngón chân được phục hồi và hoạt động bình thường trở lại.
Tuy nhiên, việc hạn chế vận động mạnh, chơi thể thao hoặc đi bộ đường dài trong một đến hai tháng sau khi bị thương là điều đáng lưu ý.
Thời gian xương hồi phục sẽ tùy thuộc vào tình trạng ngón chân cái bị thương với mức độ nghiêm trọng như thế nào. Đồng thời cũng phụ thuộc vào độ tuổi của mỗi người, vì xương thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục đối với người có tuổi tác cao.
Những chủ quan về tình trạng gãy xương ngón chân cái
Tình trạng gãy xương ngón chân cái khá phổ biến, chiếm tới 6% trên tổng số các loại gãy xương xảy ra trên cơ thể con người. Thế nhưng, khá nhiều trường hợp vẫn chủ quan trong việc điều trị vì các thông tin sai lệch dưới đây.
Ngón chân cái không bị đau nhiều nghĩa là xương chưa gãy
Ngón chân cái có cấu tạo với nhiều xương nhỏ nên nếu vừa bị gãy có thể không tạo cảm giác đau nhiều. Lúc này, mọi người thường có phản ứng chủ quan xem đây là một vết bong gân nhẹ và để ngón chân tự lành.
Việc điều trị tình trạng gãy xương ngón chân cái bị trì hoãn có thể dẫn tới viêm khớp, đau ngón chân dai dẳng và ảnh hưởng đến dáng đi về sau.
Ngón chân vẫn di chuyển được là chưa gãy
“Nếu vẫn có thể di chuyển ngón chân cái thì nó không bị gãy.” – Sai.
Thông thường bị gãy xương ngón chân cái thì vẫn có thể đi lại được. Tuy nhiên, hãy hạn chế vì điều này có thể dẫn đến tổn thương nặng hơn và kéo dài thời gian lành vết thương.
Không tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ
Ngón chân cái là bộ phận chịu trọng lượng của cơ thể nhiều hơn hẳn các ngón chân khác và rất cần thiết để giữ thăng bằng.
Đồng thời, ngón chân cái với vô số xương nhỏ, khớp, cơ, gân và dây chằng khiến việc xác định loại chấn thương bạn đang mắc phải rất khó khăn. Vì vậy, đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa sẽ được điều trị hiệu quả, đề phòng dị tật sau này.
Nếu tình trạng gãy xương ngón chân cái không được xử lý đúng cách hoặc điều trị chậm trễ, một loạt các hậu quả và tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm:
- Gãy xương hở không được xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương hở và gây hoại tử.
- Ngón chân cái bị biến dạng vĩnh viễn gây dị tật.
- Hạn chế chuyển động khớp ngón chân cái và rối loạn chức năng lâu dài.
- Thời gian phục hồi lâu.
- Viêm khớp phần bị gãy dẫn đến thoái hóa khớp.
- Đau mãn tính.
- Vết thương không lành và trở nên nhiễm trùng.
- Gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Xương lành lại sau khi gãy sẽ khỏe hơn
Xương ngón chân cái thường hồi phục 80-90% trong vòng 3 tháng. Không có bằng chứng nào cho thấy xương gãy sau khi hồi phục sẽ phát triển chắc khỏe hơn trước.
Những việc nên làm khi bị gãy xương ngón chân cái
- Hãy gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc đến bệnh viện gần nhất để được nhanh chóng chẩn đoán vết thương và ngăn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
- Không đứng quá lâu và hạn chế vận động, di chuyển phần ngón chân cái tổn thương.
- Trong 24 giờ đầu tiên, kê bàn chân lên cao ở mức thoải mái. Cách này giúp chân không bị dồn trọng lượng quá mức.
- Áp dụng phương pháp điều trị bằng nhiệt và đá lạnh để giảm đau: chườm túi nước đá vào ngón chân trong 15-20 phút sau mỗi 1-2 giờ trong vài ngày đầu tiên.
- Mang giày đế cứng do bác sĩ cung cấp để hỗ trợ quá trình hồi phục của phần xương bị gãy.
- Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm theo toa chỉ định nhưng không quá lạm dụng.
Các phương thức để có thể kiểm tra ngón chân cái bị gãy xương
X-quang: Công cụ phổ biến nhất để kiểm tra vết nứt bằng cách chụp ảnh phim hai chiều từ các góc độ thẳng, nghiêng, chếch.
Phương pháp quét xương bằng máy: do xương ngón chân được cấu tạo từ những loại xương nhỏ nên khó có thể phát hiện chấn thương.
Cách thức này dùng để tìm kỹ hơn những vết gãy xương khi trên phim X-quang không hiển thị đủ.
Chụp CT: chụp các lát cắt hoặc mặt cắt chi tiết của xương để đánh giá rõ ràng hơn về hiện trạng gãy xương.
MRI: tạo ra những hình ảnh chi tiết hơn hẳn các phương pháp trên.
Bị gãy xương ngón chân cái sẽ được điều trị như thế nào?
Thông thường khi bị gãy xương ngón chân cái, người bệnh trước tiên sẽ được chẩn đoán bằng cách chụp X-quang từ các góc độ khác nhau để xác định được mức độ xương bị gãy.
Tình trạng gãy ngón chân cái có nhiều khả năng cần phải phẫu thuật hơn các ngón chân còn lại. Thông tin từ ảnh chụp X-quang cũng sẽ giúp bác sĩ quyết định liệu phẫu thuật có cần thiết hay không. Ngay cả khi không phải phẫu thuật, việc mang nạng để hỗ trợ đi lại là cần thiết để không cần tạo áp lực trọng lượng lên ngón chân.
Phương pháp điều trị thông thường
Ngón chân cái bị gãy sẽ được bác sĩ nắn chỉnh lại về đúng vị trí và cố định vào ngón chân bên cạnh bằng băng y tế đối với mức độ gãy xương nhẹ, còn những chấn thương nặng hơn có thể cần bó bột bằng thạch cao.
Ngón chân bên cạnh về cơ bản được sử dụng như một thanh nẹp để giữ cho ngón chân cái không di chuyển quá nhiều.
Lưu ý, khi ngón chân cái bị băng quá chặt có thể gây sưng, tê vì máu không thể lưu thông.
Đối với trường hợp tụ nhiều máu dưới móng chân cái có thể gây áp lực lên móng và khiến đau đớn dữ dội. Bác sĩ thường sẽ dùng kim được đốt nóng để tạo một lỗ nhỏ trên móng chân, giúp máu thoát ra ngoài.
Phẫu thuật
Trong các trường hợp gãy xương ngón chân cái nghiêm trọng, phẫu thuật là phương thức cần thiết để can thiệp vào phần xương bị gãy. Vì khi các mảnh xương ở ngón chân cái bị vỡ thì việc băng bó thông thường sẽ không có tác dụng và để lại di chứng sau này.
Bác sĩ phẫu thuật có thể đặt đinh vít vào xương để định hình lại cấu trúc xương.
Nên bổ sung chất gì khi bị gãy xương ngón chân cái?
Áp dụng một chế độ ăn uống giàu canxi là một trong những nền tảng giúp xương chắc khỏe: đảm bảo cung cấp 700 đến 1200 miligam (mg) canxi mỗi ngày.
Tăng lượng tiêu thụ các loại thực phẩm và chất bổ sung vitamin D (800 đến 1000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D).
- Các chế phẩm từ đậu nành: đậu hũ, sữa đậu nành,…
- Các thực phẩm từ sữa: váng sữa, phô mai, bơ,…
- Hải sản: cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu và dầu gan cá tuyết,…
- Các loại rau: bông cải xanh, rau bina và cải xoăn,…
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch và lúa mạch đen,…
Người bệnh cũng nên tiếp xúc ánh nắng mặt trời buổi sáng sớm để bổ sung vitamin D và tăng cường đề kháng.
Những điều cần tránh khi đang bị gãy xương ngón chân cái
Bên cạnh việc bổ sung các loại dưỡng chất, người bệnh cũng cần hạn chế và kiêng những thứ gây chậm quá trình liền xương gồm:
- Các chất kích thích (bia, rượu, caffeine,..): làm giảm lượng canxi được hấp thụ.
- Hút thuốc: khiến cho các tế bào tạo xương mới hoạt động chậm hơn.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt không có lợi cho quá trình dưỡng bệnh.
- Thói quen vận động mạnh khi xương chưa hồi phục hoàn toàn.
- Sự chủ quan không tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Làm gì để phòng ngừa gãy xương ngón chân cái?
Tập thể dục để nâng cao sức khỏe và phản xạ
Duy trì thói quen tập thể dục sẽ rèn luyện kỹ năng phản xạ cho não bộ, cơ bắp hoạt động mạnh mẽ và xương chắc khỏe hơn. Giống như cơ bắp, xương cũng có thể yếu đi và không còn linh hoạt nếu không tập luyện thường xuyên.
Các hoạt động thể chất được các chuyên gia khuyến nghị để giúp những khối cơ cải thiện sự thăng bằng, giảm nguy cơ trượt ngã dẫn đến gãy xương ngón chân cái gồm:
- Bài tập chịu được áp lực trọng lượng (đi bộ, squat, plank,… ).
- Bài tập sức bền (bơi, chạy bộ, chống đẩy,…).
- Các bài tập cân bằng và linh hoạt (yoga, plank trên bóng tập bosu, chùng chân ngược,…).
Lựa chọn loại giày phù hợp
Hãy tìm những loại giày có khả năng hỗ trợ với đế cao su đàn hồi tốt vì loại giày dép không thoải mái càng dễ khiến bạn bị ngã.
Hạn chế các loại dép xỏ ngón vì có thể gây căng cơ và mỏi xương. Những loại này làm tăng nguy cơ bị vấp và không bảo vệ được ngón chân khi ngã.
Thường xuyên kiểm tra đế giày và thay giày dép khi đế bắt đầu mòn.
Điều trị các tình trạng sức khỏe
Viêm khớp và các vấn đề về thị lực có thể khiến khả năng di chuyển trở nên khó khăn hơn. Hãy sử dụng các thiết bị hỗ trợ được bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu khuyến nghị, chẳng hạn như gậy hoặc khung tập đi hay mắt kính chuyên biệt cho người có thị lực kém.
Giữ cho nhà ở và môi trường xung quanh gọn gàng, đủ ánh sáng
- Lắp đặt đèn chiếu sáng ở tất cả các phòng, đảm bảo mọi nơi đều được cung cấp ánh sáng đầy đủ.
- Lắp đặt lan can và tay vịn cho cầu thang.
- Sử dụng thảm cao su trong phòng tắm để tránh té ngã.
- Thường xuyên quét dọn cát bụi, giữ cho sàn nhà khô thoáng sạch sẽ, không trơn trượt.
- Quan sát bước chân khi bước lên các bậc thềm.
Hy vọng rằng nội dung tham khảo về vấn đề gãy xương ngón chân cái được Vivita tổng hợp trên đây có thể mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Cách tốt nhất khi gặp phải tình trạng này là đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời, tránh để lại di chứng sau này.