#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Cứng khớp ngón tay sau khi bó bột phải làm sao?

Cứng khớp ngón tay sau khi bó bột là tình trạng dễ nhận thấy ở những ai bị chấn thương cánh tay do tai nạn. Nguyên nhân thường là do khớp bị bất động quá lâu trong quá trình bó bột, khiến các khớp bị cứng lại và rất khó có thể cử động. Vậy cứng khớp ngón tay sau khi bó bột phải làm sao?

Cứng khớp là gì?

Cứng khớp là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp.

Thông thường cứng khớp xuất hiện ở các khớp tay, chân, ngón tay, ngón chân, khớp cổ. Đối với người cao tuổi, cứng khớp không chỉ gây đau nhức mà còn gây sưng, tê buốt dẫn đến tổn thương khớp và có thể tàn phế. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách chữa cứng khớp, quý vị có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây cứng khớp thường do:

  • Khớp bị xơ cứng do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc do bẩm sinh.
  • Do sưng khớp, viêm khớp dạng thấp, và viêm khớp do thoái hóa khớp gây nên.
  • Ngoài ra, cứng khớp cũng có thể do chấn thương trong khi lao động làm đứt gân, gãy xương, vỡ xương, trật khớp phải nẹp và bó bột lâu ngày. Tuy nhiên lại không điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đúng cách.

Bị cứng khớp ngón tay sau khi bó bột, có triệu chứng gì?

cung khop ngon tay khi bo bot
Biểu hiện của chứng cứng khớp ngón tay khi bó bột
  • Sau khi tháo bột ra thì các khớp có hiện tượng cứng, không cử động được do thời gian bó bột quá dài
  • Các khớp sẽ cử động khó khăn và đau nhức
  • Đau nhất là vào thời gian về gần sáng và khó di chuyển, cử động hơn vào ban ngày
  • Khó cầm nắm bất cứ vật dụng gì
  • Không thể sinh hoạt hay làm việc một cách bình thường

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay sau khi bó bột

Nguyên nhân gây cứng khớp sau khi bó bột là di chứng do khớp bị cố định quá lâu trong bó bột. Bởi trong quá trình bó bột thì khớp sẽ dễ bị cứng lại khi bị bất động lâu vì dây chằng và các mô mềm bao xung quanh khớp bị xơ hóa và mất sự đàn hồi.

Bên cạnh đó, việc gãy xương do vùng khớp hay phạm khớp sẽ làm máu tụ lại ở trong khớp và ở quanh các khớp thì mô xơ sẽ mọc lên làm khớp bị cứng hoặc là hạn chế sự vận động.

Lúc này bạn cần phải tìm ngay một phương pháp điều trị hợp lý để có thể sớm khắc phục được bệnh cứng khớp sau bó bột.

Cứng khớp nguy hiểm như thế nào?

  • Giảm dần hoặc thậm chí mất chức năng vận động thông thường

Theo các nghiên cứu, có khoảng 89% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, khó xoay và khó đi lại sau 10 năm phát bệnh. Biến chứng nguy hiểm sau này, trong đó bao gồm cả việc giảm hoặc có thể mất đi chức năng vận động thông thường như cầm nắm … và khiến họ mất đi khả năng lao động.

  • Teo cơ, khớp bị biến dạng hoặc tàn phế

Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu không có cách điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị những biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh.

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy, có tới 30% bệnh nhân cứng khớp có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.

Cứng khớp gây tổn thương tai tim, đặc biệt là van tim và đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong khi lớn tuổi. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho rằng, tuổi thọ của bệnh nhân cứng khớp thấp hơn và chất lượng sống của họ cũng kém hơn so với người không mắc bệnh này.

Cứng khớp ngón tay sau khi bó bột phải làm sao?

Gặp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn và định hướng phương pháp điều trị là cách tốt nhất bạn nên làm ngay nếu gặp cứng khớp ngón tay khi bó bột.

Bác sĩ sẽ giúp bạn có biện pháp xử lí chứng cứng khớp

Những biện pháp được khuyến cáo dùng để điều trị cứng khớp sau khi bó bột là:

  • Cử động cho khớp: Khớp bị bó bột lâu ngày sẽ làm khớp bị cứng lại do cơ bị co ngắn lại, bao khớp co rúm, sụn bị mỏng…Vì vậy việc cử động cho khớp là cách tốt để bơm dịch vào cho khớp, khớp không còn bị đơ, cứng và cử động lại được. Bằng cách mỗi lần co duỗi khớp khoảng 45 giây, mỗi lần như vậy khoảng 10-15 phút mỗi ngày tập cử động cho khớp từ 4-6 lần và tập từ ngày thứ 3 sau bó bột.
  • Tập duy trì cho sức cơ: Tập để tăng sức căng cho cơ.
  • Dùng nhiệt: Nhiệt sẽ làm cho bạn đỡ đau, không cảm thấy khó chịu. Bằng cách bạn dùng túi có chứa nước nóng và chườm lên chỗ đau. Mỗi ngày như vậy bạn chườm nước nóng như vậy khoảng 2-3 lần mỗi lần từ 15-20 phút vào vị trí bị cứng khớp.
  • Tập sinh hoạt bình thường: Nếu bị cứng ở khớp chân thì bạn có thể tập đi lên xuống cầu thang, tập ngồi lên đứng xuống. Ở tay thì tập đưa tay lên đưa tay xuống, tập cầm nắm đồ vật.
  • Biện pháp xoa nắn: Bạn nên thường xuyên xoa nắn ở chỗ cứng khớp gối. Lưu ý là chỉ nên xoa nắn một cách nhẹ nhàng bằng tay không được sử dụng các loại dầu nóng để thoa vào các khớp. Vì như vậy sẽ làm khớp sưng to lên và làm cho khớp bị xơ cứng, vôi hóa.
  • Cử động khớp: Khớp lâu ngày không vận động sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại và tránh tình trạng chai cơ, xoa bóp nhẹ nhàng vùng gẫy để máu được lưu thông, chống phù nề. Bạn có thể luyện tập tay từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.
  • Tập duy trì sức cơ: Tập tăng sức căng của cơ, tập co cơ. Khi bạn cử động mà khớp còn đau nhiều thì tập căng cơ, nếu đỡ đau thì tập co cơ.

Kéo giãn khớp bị cứng do di chứng sau bất động, thực hiện bởi kỹ thuật viên phục hồi chức năng, lực kéo phù hợp tránh thô bạo gây tổn thương khớp Trong quá trình tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng nên treo tay ở tư thế cơ năng.

***Lưu ý trong quá trình tập:

Tập theo sức của người bệnh và mức độ nặng nhẹ, phức tạp hay đơn giản mà kỹ thuật viên phải sử dụng phương pháp khác nhau

Đối với người bệnh cần tuân thủ uống thuốc của Bác sỹ và đặc biệt là không được uống rượu, bia, thuốc lá vì những thứ này gây giãn mạch có thể xuất huyết làm phù nề tại chỗ và khiến cho vết thương lâu lành.

Trong trường hợp bạn bị cứng khớp sau bó bột trong thời gian quá dài thì nên đến bác sĩ để khám ngay. Và có phương pháp điều trị cho có hiệu quả tránh một số trường hợp đáng tiếc xảy ra và gây tổn hại đến sức khỏe của bản thân.

Trên đây là những vấn đề liên quan cứng khớp ngón tay sau khi bó bột. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh Xương khớp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version