#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bị Tụ Máu Ở Ngón Chân Cái Và Những Điều Cần Biết

Tụ máu ngón chân cái là một vấn đề phổ biến và thường xuyên xảy ra khi có một lực mạnh tác động gây chấn thương. Mặc dù không ít người gặp phải tình trạng này trong đời nhưng hầu hết vẫn chưa trang bị kiến thức cơ bản về bệnh và biết cách xử lý đúng đắn. Hôm nay, các bạn hãy cùng Vivita.vn tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về hiện tượng bị tụ máu ở ngón chân cái trong bài viết sau đây nhé!

Bị tụ máu ở ngón chân cái là gì?

Tụ máu ngón chân cái là tình trạng xảy ra khi các mạch máu dưới móng bị chấn thương khiến máu tràn ra các mô vùng xung quanh. Từ đó, dẫn đến hiện tượng móng chân bị tím tái và chảy máu dưới móng.

Hầu hết các khối máu tụ sẽ tự tan theo thời gian khi mảnh vụn trong máu được loại bỏ bởi cơ chế tự hồi phục của cơ thể. Tuy nhiên, điều này có thể được chữa trị bằng các biện pháp phẫu thuật tùy thuộc vào triệu chứng hoặc vị trí của khối máu tụ khác nhau.

tu-mau-o-ngon-chan-cai-la-gi
Bị tụ máu ở ngón chân cái là gì?

Triệu chứng nhận biết bị tụ máu ở ngón chân cái

Các triệu chứng của tụ máu ở ngón chân cái thường phụ thuộc vào kích thước cũng như vị trí của khối máu tụ. Đau, sưng, đỏ và các vết bầm tím ở móng chân là những triệu chứng đầu tiên của tụ máu ngón chân cái.

Các khối máu tụ có thể gây đau nhức do áp lực của máu chảy dưới móng. Điều này dễ dàng gây viêm, kích ứng và sưng ở các vùng da xung quanh. Tuy nhiên, cơn đau có thể sẽ biến mất sau vài ngày nhưng móng phải mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Theo thời gian, các khối máu tụ sẽ được cơ thể hấp thụ lại và một chiếc móng mới được mọc ra thay thế móng cũ bị hư. Trung bình, móng cần từ 6 đến 9 tháng để mọc ra hoàn toàn.

Phần lớn các khối tụ máu thường không gây nguy hiểm nhưng cần có một phương pháp điều trị đúng đắn để giảm áp lực dưới móng. Nếu chủ quan, tình trạng này có thể làm hỏng lớp nền khiến móng phát triển không đúng hoặc không mọc.

Ngoài ra, một triệu chứng khác có thể dễ dàng nhận biết đó là màu sắc của móng bị thay đổi. Màu sắc ở vùng bị tổn thương ban đầu có màu đỏ sau đó chuyển dần sang màu nâu sẫm, sau cùng là đen như cục máu đông. Tuy nhiên, sự đổi màu này cũng có thể là triệu chứng khác của sức khỏe bạn cần lưu ý.

Các triệu chứng của tụ máu thường phụ thuộc vào kích thước cũng như vị trí của khối máu tụ.

>>> Đọc Thêm: BỊ TRẬT KHỚP NÊN KIÊNG ĂN GÌ?

Nguyên nhân gây tụ máu ở ngón chân cái

Lực tác động mạnh

Bị tụ máu ở ngón chân cái thường xảy ra khi có một lực mạnh tác động xuống móng. Các tác động này cũng không nhất thiết phải là chấn thương nặng mà chỉ thường xuất hiện trong hoạt động hàng ngày:

  • Ngón chân bị vấp hoặc kẹt vào cửa.
  • Các vật nặng trong nhà rơi trúng móng chân như búa, ổ khóa,..
  • Tai nạn giao thông.
  • Ngã từ độ cao nhất định.
  • Đi bộ đường dài.
  • Các chấn thương thể thao cũng có thể gây ra tình trạng này

Bệnh nấm móng

Nấm móng là hiện tượng nhiễm trùng ở móng do nhiều loại vi nấm gây ra. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nấm móng là bề mặt móng bị sần sùi, thâm đen, giòn và dễ gãy. Điều này khiến không ít người khó chịu vì mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có, nhất là các chị em phụ nữ.

Nấm móng là căn bệnh thường thấy ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt như làm nông, bán trái cây, chăn nuôi,… Nếu bạn không vệ sinh đôi chân kỹ càng, vi khuẩn nấm sẽ sinh trưởng và gây mùi hôi khó chịu, thậm chí là sưng mủ.

Bệnh nấm móng khiến không ít người khó chịu vì đau nhức cũng như mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có. Đôi khi, tình trạng này gây mặc cảm ở nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn đến bị tụ máu ở ngón chân cái

>>> Đọc Thêm: BỊ TRẬT KHỚP NÊN ĂN GÌ?

Cách sơ cứu khi bị dập móng chân cái

Một khối máu tụ nhỏ dưới móng không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chỉ cần các biện pháp khắc phục tại nhà đã có thể kiểm soát cơn đau cho đến khi vết thương hồi phục:

  • Lấy đá chườm ngay chỗ ngón chân bị dập: hãy dùng túi đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn rồi chườm lên chỗ móng bị dập. Đây là cách sơ cứu giúp giảm sưng đau an toàn và hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng ngay khi vừa bị chấn thương. Bạn nên chườm đá đá liên tục 1 đến 2 lần/ngày và tăng lên 3 đến 4 lần ở ngày thứ hai.
  • Dùng thuốc giảm đau: Các tình trạng chảy máu nhẹ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng nên có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Để giảm bớt tình trạng đau nhức, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol và ibuprofen.
  • Bôi thuốc sát khuẩn, băng bó ngón chân: Nếu ngón chân của bạn bị dập quá mạnh thì hãy bôi thuốc sát khuẩn và băng khu vực chấn thương ngay lập tức để giảm lượng máu chảy ra. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng móng chân của bạn như thế nào để có thể tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất.
Cần các biện pháp khắc phục tại nhà đã có thể kiểm soát cơn đau khi bị tụ máu ở ngón chân cái

>>> Đọc Thêm: VIÊN UỐNG KÍCH THÍCH MỌC MÓNG, TÓC, DA COLLAGEN CỦA MỸ

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tụ máu dưới móng có thể gây đau nhưng thường sẽ không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, đối với các tình trạng chảy máu dưới móng nghiêm trọng, bạn không nên tự chẩn đoán và điều trị tại nhà mà phải ngay lập tức đi đến gặp bác sĩ.

Một số dấu hiệu khi bị chấn thương ngón chân cái thì cần đi gặp bác sĩ:

  • Cơn đau nhức kéo dài và không cầm được máu.
  • Chấn thương xảy ra ở trẻ em.
  • Nền móng bị tổn thương nặng dẫn đến viêm nhiễm.
  • Màu sắc móng bị thay đổi bất thường.

Các bác sĩ có thể sẽ áp dụng biện pháp phẫu thuật để loại bỏ phần móng bị hư. Trước khi bỏ móng, bạn sẽ được băng bó ngón chân hoặc nẹp phần tụ máu để bảo vệ nền móng trong một vài ngày. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định hút các khối máu tụ để dẫn lưu máu ra ngoài nhằm phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Tình trạng bị tụ máu ở ngón chân cái diễn ra thời gian dài có thể gây đau, khó chịu

Tụ máu ở ngón chân cái không phải là bệnh lý nguy hiểm và thường rất hay xảy ra do các bất cẩn trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn cần có các biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn để giúp tình trạng móng sau khi chấn thương được phục hồi nhanh chóng.

Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chủ quan bởi đôi khi chảy máu dưới móng bất thường mà không phải do lực tác động thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề về sức khỏe khác.

Hy vọng những chia sẻ của Vivita.vn trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong việc nhận biết và cách xử lý triệu chứng bị tụ máu ở ngón chân cái hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý độc giả hãy liên hệ ngay số hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp một cách nhanh chóng.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version