#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bị đau mỏi vai gáy nên ăn gì để mau khỏi?

Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy là triệu chứng phổ biến ở các đối tượng có đặc thù công việc hay ngồi cố định, ít vận động như  nhân viên văn phòng, nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư,..

Đau mỏi vai gáy xuất hiện với các triệu chứng tương tự như những bệnh lý về xương khớp khác, với cơn đau nhức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức và hỗ trợ điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần biết những thực phẩm nên ăn và nên kiêng. 

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm, sưng và hỗ trợ quá trình điều trị bên cạnh việc sử dụng thuốc, kết hợp luyện tập thể dục, thể thao. 

dau-vai-gay-la-trieu-chung-pho-bien-o-cac-doi-tuong-co-dac-thu-cong-viec-hay-ngoi-co-dinh-it-van-dong
Đau vai gáy là triệu chứng phổ biến ở các đối tượng có đặc thù công việc hay ngồi cố định, ít vận động

Bị đau mỏi vai gáy nên ăn gì để mau khỏi?

Thực phẩm giàu chất xơ

Rau xanh và những loại thực phẩm giàu chất xơ khác luôn là một loại thức ăn rất tốt cho sức khỏe. Các loại thực phẩm này giúp người bệnh phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa, xương khớp trong đó có bệnh đau vai gáy. Không những thế, chất xơ còn giúp thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố và quét sạch cặn bã ra bên ngoài.

Trong rau xanh và củ quả còn tồn tại đa dạng các loại vitamin. Những loại vitamin này rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Vitamin có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Sử dụng món ăn dưới dạng hấp, luộc

Đau mỏi vai gáy xuất hiện với các triệu chứng tương tự như những bệnh lý về xương khớp khác

Món hấp, luộc tốt là ưu tiên hàng đầu đối với người bị đau vai gáy bởi khi chế biến món ăn dưới dạng này gần bảo toàn được toàn bộ các dưỡng chất như canxi, kali, phốt pho, kẽm… Đồng thời, sử dụng món hấp, luộc sẽ giúp loại bỏ chất béo no, giảm cholesterol giúp người bệnh giảm đau nhức hiệu quả. Cũng vì thế mà cân nặng cơ thể ổn định, hạn chế được tình trạng đè nén, xâm lấn hệ dây chằng và cải thiện sức khoẻ xương khớp của cơ thể hơn.

Thực phẩm giàu vitamin

Các vitamin (vitamin C, vitamin E, vitamin D) có tác dụng ngăn ngừa và giảm các cơn đau nhức xương khớp. Vitamin E có tác dụng chống viêm và giảm đau. Vitamin C và vitamin D hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm và sưng xương khớp. Không những thế, các vitamin trên còn có công dụng cải thiện tình trạng đau vai gáy. Người bệnh bị đau vai gáy có thể bổ sung vitamin thông qua đường ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh và các loại củ quả có màu xanh đậm, màu đỏ, vị chu như cải bẹ xanh, bông cải xanh, cà chua, bí đỏ, cà rốt, đậu bắp, dưa chuột, kiwi, đu đủ, việt quất, dâu tây, cherry, bơ, chuối, bưởi, cam, quýt…

Ngoài ra, vitamin B và vitamin K còn có khả năng làm dịu tình trạng đau nhức của các bệnh lý xương khớp nói chung và triệu chứng đau mỏi vai gáy nói riêng. Các vitamin có vai trò thúc đẩy quá trình tái tạo và sản sinh collagen nuôi sụn, xương, khớp và gân. Trong đó vitamin B và vitamin K giúp người bệnh xoa dịu tình trạng viêm và giảm tình trạng đau nhức, mang lại sự thư giãn và dẻo dai cho xương khớp. 

Những loại rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin. Tuy nhiên, để cơ thể có thể hấp thu vitamin một cách tối đa và tốt nhất, người bệnh nên chú ý đến việc chế biến. Người bệnh nên sử dụng ăn sống hoặc chế biến đơn giản như luộc, hấp, hạn chế sử dụng dầu mỡ vào quá trình chế biến. Việc thường xuyên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ tốt quá trình điều trị đau vai gáy. Không những thế, chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp người bệnh phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt là dưỡng chất hỗ trợ việc sản xuất myoglobin, một protein quan trọng để nuôi cơ bắp khỏe mạnh và nâng đỡ cột sống. Từ đó, phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn đau và giảm đau vai gáy hiệu quả. Sắt có trong các thực phẩm từ động vật như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, gan, trứng, một số loại cá, sò, các loại đậu, ngũ cốc và rau lá xanh,..

Uống đủ nước

Tình trạng thiếu nước khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất, mất cân bằng trong môi trường nội môi làm cho cơ thể mệt mỏi, các cơ quan bên trong cơ thể chậm dần và suy yếu đi.

Tình trạng thiếu nước khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất

Đối với sức khoẻ xương khớp, tình trạng thiếu nước dẫn đến mất nước khiến dịch khớp ít, làm cho cơ bị co rút, vai gáy dễ bị đau nhức. Mỗi người cần bổ sung đủ lượng nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp đào thải độc tố ra bên ngoài và thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. 

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa được biết đến là nguồn canxi tự nhiên dồi dào cho người bệnh xương khớp để cải thiện cấu trúc xương, giúp xương được chắc khỏe tránh được các tác động gây đau nhức. Ngoài sữa và chế phẩm từ sữa thì tôm và cua đồng cũng chứa hàm lượng lớn canxi mà người bệnh có thể cân nhắc để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.  

Thực phẩm chứa nhiều Magie

Thiếu hụt magie cũng là một trong các nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp và đau mỏi vai gáy. Magie là khoáng chất cần thiết cho sự co và giãn cơ, đặc biệt là ở khu vực cổ. Nếu cơ thể thiếu magie, nguy cơ gặp các vấn đề về đau cổ, căng và đau cơ tăng cao. Việc bổ sung magie giúp ổn định chức năng của hệ thống các dây thần kinh, duy trì sức mạnh cơ bắp, giúp xương chắc khỏeNguồn thực phẩm chứa hàm lượng cao magie là yến mạch, hạt bí ngô, rau cải xoăn, khoai tây, cacao, hạnh nhân, hạt điều, bắp cải, cần tây, trái cây, rau cải, các loại hạt họ đậu và ngũ cốc nguyên hạnh. Hàm lượng Magie nên dung nạp hàng ngày là 320 mg – 400mg

Thiếu hụt magie cũng là một trong các nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp và đau mỏi vai gáy

Thực phẩm giàu acid béo 

Các loại thực phẩm giàu acid béo như các loại cá, hải sản như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cua, tôm, tảo… đều rất tốt cho sức khỏe của xương khớp nói chung. Các dưỡng chất này làm ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng đau vai gáy. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm thiểu các cơn đau, giúp người bệnh thư giãn và thoải mái hơn.

Việc bổ sung dầu cá và những loại thực phẩm chứa dầu cá là vô cùng cần thiết, đặc biệt với những bệnh nhân đang trong quá trình tái tạo khớp xương. Lí do là vì loại thực phẩm này có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương, giảm đau, kích thích quá trình bôi trơn giúp các khớp xương trở nên linh hoạt hơn. 

Các chuyên gia y tế khuyến cáo  mỗi ngày bệnh nhân nên sử dụng từ 2 – 4 gram dầu cá để cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy. Không những thế, việc dung nạp đủ acid béo sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục những vị trí có xương khớp, cơ, dây chằng bị tổn thương.

Bên cạnh dầu cá thì dầu đậu nành, dầu hạnh nhân và dầu oliu cũng có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị đau vai gáy hiệu quả hơn

Bên cạnh dầu cá thì dầu đậu nành, dầu hạnh nhân và dầu oliu cũng có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị đau vai gáy hiệu quả hơn. Cơ chế xuất phát từ những hoạt chất có tác dụng giảm viêm sưng có trong dầu đậu nành, dầu hạnh nhân và dầu oliu.

Trên đây là những thực phẩm mà người bị đau mỏi vai gáy nên bổ sung vào thực đơn. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho quá trình điều trị đau mỏi vai gáy của bản thân và gia đình. Tuy bệnh đau mỏi vai gáy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy bắt đầu từ một chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version