#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[GIẢI ĐÁP] Bệnh Trĩ Có Lây Khi Quan Hệ Hay Không?

Trĩ là căn bệnh xuất hiện ở vùng nhạy cảm trên cơ thể và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt tình dục của người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị trĩ băn khoăn không biết bệnh trĩ có lây khi quan hệ tình dục hay không? Hôm nay, các bạn hãy cùng Vivita.vn đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trĩ có lây khi quan hệ không?

Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng rất phổ biến hiện nay. Nguyên nhân bệnh do tình trạng táo bón kinh niên, thói quen ăn uống và lười vận động lâu ngày gây nên. Bệnh lý không xuất phát từ virus hay vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào nên hoàn toàn không thể lây lan qua con đường quan hệ tình dục. 

Khi bị bệnh trĩ thì người bệnh vẫn có thể sinh hoạt tình dục bình thường bởi hai vấn đề này không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành đều khuyến cáo người bệnh cần hạn chế việc quan hệ tình dục quá mạnh, đặc biệt là chị em phụ nữ trong quá trình điều trị bệnh trĩ.

Việc thực hiện các động tác thô bạo lặp đi lặp lại có thể khiến các búi trĩ bị chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Từ đó, tình hình bệnh trĩ sẽ ngày càng nặng hơn và gây ảnh hưởng đến bạn tình.

benh tri co lay khi quan he tinh duc khong
Khi bị bệnh trĩ thì người bệnh vẫn có thể sinh hoạt tình dục bình thường bởi hai vấn đề này không liên quan đến nhau

Để tránh gặp phải những tác hại của bệnh trĩ ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý thông thường. Người bệnh cần có cái nhìn đúng đắn và nghiêm túc thực hiện những lưu ý sau để đảm bảo cho sức khỏe của mình: 

  • Không thực hiện quan hệ qua đường hậu môn: Đây là nguyên nhân hàng đầu trong việc gây nên bệnh trĩ và cần cấm kỵ tuyệt đối để tránh cho búi trĩ phát triển thêm. 

Mặc dù một số người rất thích quan hệ qua đường hậu môn bởi mang lại nhiều cảm giác mới lạ. Song điều này vô tình khiến niêm mạc hậu môn và các đám rối tĩnh mạch chịu áp lực. Từ đó, bệnh tình ngày càng trở nặng và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.

  • “Yêu” với tần suất hợp lý: Việc quan hệ với tần suất dày đặc và thời gian kéo dài cũng có thể làm gia tăng sức ép lên khu vực hậu môn.

Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên quan hệ tình dục 1 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 15-20 phút. Tránh trường hợp hưng phấn quá đà khiến cho bệnh có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ: Để đảm bảo vệ sinh, cả hai nên rửa sạch vùng kín trước và sau khi quan hệ. Hành động này sẽ tránh được dịch tiết ẩm ướt và ngăn không cho vi khuẩn lan rộng từ cơ quan sinh dục đến búi trĩ để gây bệnh. 

Bệnh trĩ lây qua đường nào?

Như đã nêu trên, trĩ là căn bệnh không được tạo ra từ các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…Chính vì vậy, bệnh lý hoàn toàn không lây lan qua bất cứ con đường nào, ngay cả khi bạn ăn uống và sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. 

Bệnh trĩ không lây từ mẹ sang con nên mẹ không cần lo lắng khi bị trĩ ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhiều khi mang thai, thường xuyên rặn nhiều khi đi ngoài, nồng độ hormone progesterone tăng lên khi thai nhi phát triển…Tất cả đều góp phần gây ra bệnh trĩ đối với mẹ bầu. 

Đồng thời, bệnh cũng không mang tính di truyền. Nguyên nhân chính khiến cả gia đình cùng mắc phải bệnh trĩ chỉ xuất phát từ việc các thành viên có chế độ ăn thiếu chất xơ, sinh hoạt không điều độ và cơ địa giống nhau. 

Bệnh lý hoàn toàn không lây lan qua bất cứ con đường nào, ngay cả khi bạn ăn uống và sử dụng chung các đồ dùng cá nhân

Dấu hiệu bệnh trĩ 

Tùy vào mỗi giai đoạn mà dấu hiệu bệnh trĩ xảy ra đều khác nhau. Đôi khi chúng không gây ra triệu chứng nhưng đôi khi lại gây ngứa, thậm chí là hiện tượng chảy máu khi đại tiện. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày làm tăng tần suất bệnh trĩ và gây áp lực lên các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn.
  • Chảy máu không đau trong quá trình đi tiêu. Đây là triệu chứng sớm nhất có thể phát hiện ra dấu hiệu bệnh trĩ. Ban đầu chỉ thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Về sau rặn nhiều thì máu chảy thành giọt, thậm chí thành tia. 
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do búi trĩ bị viêm nhiễm. 
  • Đau, khó chịu, sưng vùng quanh hậu môn.
  • Đau ít đến rất đau do tắc nghẽn hoặc nứt hậu môn.
  • Một khối u gần hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau đớn (Có thể là huyết khối tại búi trĩ). 
  • Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn, cảm giác khó chịu và đau đớn tăng lên gấp nhiều lần. 

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh phổ biến và mang theo nhiều phiền toái đối với người bị bệnh. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày đôi khi bạn không thể ngờ đến. Tuy nhiên, hầu hết đều có đặc điểm chung do sự phát triển dưới áp lực gia tăng của búi trĩ ở phần dưới trực tràng có thể kể đến như:

  • Tiêu chảy, táo bón kinh niên, rặn quá sức khi đại tiện.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi tác, tuổi càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa. 
  • Chế độ ăn uống thất thường, ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều tinh bột, các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, bia rượu,…
  • Lười vận động, đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài (nhân viên văn phòng, lái xe,…).
  • Những người khuân vác, lao động nặng cũng có nguy cơ mắc trĩ cao.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh cũng dễ mắc bệnh trĩ.

> Xem thêm: Viên sủi tiêu trĩ Satuchin giá bao nhiêu tiền?

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày đôi khi bạn không thể ngờ đến

Bệnh trĩ có tự khỏi không?

Tùy vào từng mức độ bệnh và thời điểm phát hiện mà bệnh trĩ có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, việc người bệnh chủ động đi thăm khám để nhận lời khuyên từ các bác sĩ là điều cần thiết. Không nên chủ quan tự chẩn đoán bệnh và áp dụng điều trị tại nhà. 

Bệnh trĩ tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng việc chảy máu từ hậu môn trực tràng lâu ngày có thể dẫn đến các triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ thể mắc bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý hơn để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Trĩ là căn bệnh tái đi tái lại nhiều lần nếu bạn không có phương pháp chăm sóc đúng đắn và lối sống thích hợp trong sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh trĩ

Thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành và điều trị bệnh trĩ. Dưới đây là những thực phẩm người mắc bệnh trĩ nên ăn thường xuyên để đẩy lùi nguy cơ phát triển bệnh. 

Thức ăn nhiều chất xơ

Ăn nhiều trái cây, rau củ như súp lơ xanh, rau bina, cà rốt, bơ, chuối, bí đỏ,…Tất cả các loại thực phẩm này đều chứa hàm lượng lớn chất xơ cùng vitamin và khoáng chất cần thiết giúp làm mềm phân và hạn chế táo bón. 

Các loại dưỡng chất thiết yếu có trong rau, củ, quả giúp vết thương tại vùng quanh hậu môn giảm bớt sưng viêm và làm bền thành mạch. Do đó, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ là điều vô cùng quan trọng và thiết yếu. 

Các loại dưỡng chất thiết yếu có trong rau, củ, quả giúp vết thương tại vùng quanh hậu môn giảm bớt sưng viêm và làm bền thành mạch

Thực phẩm giàu sắt

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường có nguy cơ bị thiếu máu cao do quá trình đi đại tiện sẽ mất rất nhiều máu. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt sẽ bù lại phần nào lượng máu đã mất đi này. 

Các loại thực phẩm như thịt bò, hải sản và cá chứa lượng lớn chất sắt cùng các khoáng chất rất có lợi cho cơ thể, đặc biệt đối với người bị bệnh trĩ. Ngoài ra, một số loại hạt như hướng dương, hạt điều, mè và hạnh nhân cũng chứa nhiều sắt mà người bệnh nên bổ sung thường xuyên. 

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là điều quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể con người. Đặc biệt, đối với người mắc bệnh trĩ lại càng cần thiết hơn nữa vì nước giúp làm mềm phân. Từ đó, phân trở nên mềm trượt và dễ dàng đào thải ra ngoài.

Người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày vào các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm nước ép từ rau diếp cá, rau má, các loại canh, súp, thức ăn lỏng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 

Đối với người mắc bệnh trĩ lại càng cần thiết hơn nữa vì nước giúp làm mềm phân

Nhìn chung, bệnh trĩ không phải là căn bệnh đe dọa tính mạng con người và càng không phải là căn bệnh truyền nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào. Chính vì vậy, các bệnh nhân trĩ có thể yên tâm trong vấn đề sinh hoạt tình dục của mình. 

Tuy nhiên, đây là căn bệnh rất dễ viêm nhiễm và sẽ tái đi tái lại nếu không có các kiến thức chăm sóc cơ bản và chế độ ăn uống khoa học. Chính vì vậy, người bệnh cần trang bị các kiến thức cần thiết cho bản thân mình và nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị. 

Hy vọng những chia sẻ của Vivita.vn trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh trĩ có lây khi quan hệ không. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, quý độc giả hãy liên hệ ngay số hotline 1900 2061 để được các Dược sĩ giải đáp một cách nhanh chóng. 

Xem thêm: Trilado – Viên Uống Hỗ Trợ Làm Co Trĩ Hiệu Quả

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version