#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bệnh gout có chữa khỏi được hay không?

Gout hiện nay là một trong những bệnh phổ biến thuộc dạng viêm, bệnh lí này xảy ra khi mà trong cơ thể con người có quá nhiều axit uric được tích tụ. Khi mà các axit uric được tích tụ điều này có thể sẽ dẫn đến việc các tinh thể urat lắng đọng lại ở tại các khớp và sẽ gây ra tình trạng sưng tấy khớp, đau nhức. Các cơn gút cấp thường tấn công về đêm và gây sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ, thậm chí chỉ chạm nhẹ vào cũng đau. Như vậy bệnh gout có chữa khỏi được không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây.

Bệnh gout có chữa khỏi không?

Bệnh gút là một dạng bệnh lý xương khớp. Bệnh phát triển khi lượng acid uric trong máu tăng cao nguyên nhân có thể do rối loạn chuyển hóa purin. Những tinh thể này tích tụ lâu ngày gây tình trạng sưng viêm tại các mô xung quanh khớp, đôi khi là lắng đọng tại các vị trí khác trên cơ thể. Các acid uric vượt quá mức cho phép sẽ có phản ứng kết tủa hình thành nên tinh thể muối urat. 

gout là bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm

Một số thuốc Tây y điều trị các cơn gút cấp

– Thuốc chống viêm không steroid: Bao gồm một số loại như Ibuprofen, Naproxen và Etoricoxib… Tuy nhiên, người cao tuổi kèm theo bệnh thận, viêm loét dạ dày tá tràng thì nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.

– Thuốc corticosteroid: Corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định. Tuy nhiên, cần hạn chế corticoid và dùng ngắn ngày vì thuốc có nhiều tác dụng phụ.

– Colchicine: Thuốc trị gout Colchicine có tác dụng trong vòng 12-24 giờ đầu tiên từ khi uống với cơn gút cấp và tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài. Thuốc Colchicine chống chỉ định đối với những bệnh nhân đang có những dấu hiệu về bị suy thận nặng, suy gan, phụ nữ có thai.

Phương pháp điều trị bệnh gout hiện nay

Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sỉ khi mà phát hiện có dấu hiệu bị bệnh gout, người bệnh cũng có thể tham khảo một số loại thuốc tây y và sử dụng với một liều dùng thích hợp.

Hiện nay việc điều trị bệnh gout bằng các bài thuốc trong đông y cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo để cho các bạn tham khảo. Các bài thuốc đông y sẽ hội tụ đầy đủ những tinh hoa của thảo dược, giúp đánh tan các mầm bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát vô cùng hiệu quả. So với các phương pháp bên tây y, thì đông y rẻ tiền hơn nhiều vừa tiết kiệm chi phí mà vừa thực hiện đơn giản ngay tại nhà cho người bệnh. Hiện nay, xu hướng tìm về các bài thuốc đông y đang ngày càng phát triển, bởi sự an toàn, hiệu quả và lành tính đối với cơ thể. 

Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh mà bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự tư vấn phù hợp nhất. Nếu đã xác định được phương pháp điều trị đúng đắn thì bệnh gút sẽ được chữa khỏi và bạn hoàn toàn không còn phải lo lắng về vấn đề này.

Bệnh gout có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa purin làm suy giảm đi khả năng đào thải axit uric khiến cho lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, khi chúng kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra các tinh thể urat lắng đọng lại trong cơ thể và gây ra gút.

vì vậy, bệnh gút hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm nên các bạn hoàn toàn yên tâm nhé. Tuy vậy, bệnh có thể làm giảm khả năng, giảm ham muốn tình dục, khiến người bệnh dễ cáu gắt…

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Do đặc điểm của bệnh gout là giữa các cơn gout cấp hầu như không có triệu chứng, tiến triển bệnh lại âm thầm, do vậy người bệnh thường chủ quan, chỉ điều trị khi thấy đợt đau khớp. Hơn nữa, để điều trị bệnh gout hiệu quả cần phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc, cũng như phải theo dõi thường xuyên, lâu dài.

Các thuốc điều trị gout lại có nhiều tác dụng phụ, do đó không phải bệnh nhân nào cũng tuân thủ được liệu trình điều trị của bác sĩ.Gút làm biến dạng, phá hủy xương khớp, dẫn đến tình trạng tàn phế suốt đời, gây suy thận, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.

Các biến chứng nguy hiểm từ Gout

Bệnh Gout có thể gây lắng đọng các muối urat có trong thận và gây ra căn bệnh về sỏi thận, do đó, những bệnh này có thể là nguyên cơ làm tăng thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp. Có những trường hợp chất urat còn lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục gây đau và mất thẩm mỹ.

Người bệnh gút nên lưu ý gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Những bệnh nhân có dấu hiệu bị bệnh gout thì bên cạnh việc sử dụng thuốc cũng không nên quên những chú ý liên quan đến việc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Như vậy thì các bạn cũng có thể tự trả lời câu hỏi: “Bệnh gút có chữa khỏi được không?” sau một quá trình kiên trì sử dụng thuốc kết hợp rèn luyện thường xuyên. Và một điều quan trọng là các bạn phải đặc biệt lưu ý đến những điểm sau để tốt cho quá trình điều trị và có thể ngăn ngừa tái phát hiệu quả:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bạn đang không biết một chế độ dinh dưỡng hợp lí là như thế nào? Như vậy để có thể giúp cho các bạn tìm ra được một đáp án chính xác về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout và bệnh gút có chữa khỏi được hoàn toàn hay không thì trước hết cần người bệnh cần phải xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học. Một thực đơn phù hợp và hợp lí nhất dành cho những người mắc bệnh gút cần phải lưu ý dựa trên 2 dạng thực phẩm nên ăn và không nên ăn bao gồm:

Thức ăn nên ăn:

  • Bạn cần uống nhiều nước, có thể dùng cả các loại nước rau, sinh tố hoa quả hay đơn giản là nước khoáng…
  • Nên ăn một số loại rau ít purin và có tính kiềm như: Bắp cải, súp lơ, dưa chuột, rau cần, rau muống, khoai tây,…
  • Nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.

Không nên ăn:

  • Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, cà phê, chè và hay các chất gây kích thích. Vì những thức uống này có thể sẽ là nguyên nhân chính gây cản trở cho quá trình đào thải các acid uric ra ngoài cơ thể.
  • Người mắc bệnh gout không nên ăn hải sản và các loại thịt đỏ.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm và purin.

Sinh hoạt hợp lí và điều độ chữa bệnh gout hiệu quả

Bệnh gout xuất hiện là có một phần nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh . Do đó khi mắc bệnh chúng ta cần tuân thủ đúng một số lưu ý sau đây sẽ có lợi cho việc chữa trị bênh gout :

  • Người bệnh cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao và vận động thường xuyên để không ngừng tăng cường sức đề kháng. Nên chọn lựa những bài tập cho phù hợp với thể trạng của cơ thể, tránh thực hiện những bài tập quá sức, tập điều độ để có kết quả tốt.
  • Phải duy trì mức cân nặng luôn ổn định, nếu như có dấu hiệu bị béo phì hay thừa cân thì nên có cho mình một chế độ giảm cân từ từ và kiên trì chứ không phải áp dụng cách thức đột ngột.
  • Hạn chế căng thẳng, stress cũng giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra ổn định hơn.
  • Nên hạn chế việc ăn nhậu và tiếp xúc sử dụng bia rượu, không được tự do ăn theo sở thích và các thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ sức khỏe.

Là một căn bệnh thực sự nguy hiểm, gút gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của chính người bệnh. Vì vậy, người bệnh và gia đình cần phải có những hiểu biết cần thiết về những mối nguy hiểm mà bệnh gout đem lại.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version