#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Viêm khớp thái dương hàm là gì? Điều trị như thế nào?

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh gây cản trở khả năng nhai của người bệnh. Bệnh gây đau nhức ở vùng khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt ăn uống của người bệnh.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm là gì?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm còn được gọi là bệnh rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm khớp hàm thái dương. Trên phần xương sọ, khớp thái dương hàm là khớp duy nhất có thể cử động được. Khớp thái dương hàm bao gồm diện khớp của xương hàm dưới và diện khớp của xương thái dương cùng các thành phần khác như bao khớp, đĩa khớp, dây chằng khớp và mô sau đĩa. Khớp thái dương hàm có vai trò quan trọng trong việc giúp hàm đóng mở để thực hiện các hoạt động ăn, nói, nhai,… Bệnh viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý về rối loạn khớp xương hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến các cơn đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng ở khớp nối xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

viêm khớp thái dương hàm là gì
Bệnh viêm khớp thái dương hàm là sự mất cân bằng ở khớp nối xương hàm và xương sọ

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp thái dương hàm?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể do nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân cơ học gây ra.

  • Nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh viêm khớp khác trong cơ thể như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm. Trong đó bệnh viêm khớp thái dương hàm chủ yếu là do bệnh viêm khớp dạng thấp gây nên, khớp thái dương hàm là bộ phận bị ảnh hưởng của viêm khớp cuối cùng nếu người bệnh bị viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp.
  • Nguyên nhân cơ học: Những người bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va đập hay chơi thể thao hoặc ngã có thể dẫn tới chấn thương vùng mặt và ảnh hưởng tới vùng thái dương hàm trên mặt. Bên cạnh đó những hành động thường ngày như há miệng đột ngột, há miệng quá to, nghiến răng khi ngủ, nhai kẹo cao su quá lâu,… đều là những nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như răng mọc lệch, mọc răng khôn, nhổ răng hàm, căng thẳng thần kinh kéo dài hay sang chấn tâm lý, bẩm sinh xương mặt bị biến dạng,…đều là những nguyên nhân có thể dẫn tới viêm khớp thái dương hàm.

Các triệu chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm

Một số triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh viêm khớp thái dương hàm như: đau hàm, đau nhức trong và xung quanh tai, khó chịu khi nhai, cứng khớp, khó mở miệng và nguy hiểm nhất là nổi hạch. Với triệu chứng nổi hạch lúc đầu sẽ xuát hiện các cơn đau nhức ở phần hạch cổ và gây ra viêm khớp quai hàm. Người bệnh cần có các biện pháp điều trị kịp thời để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Người bệnh bị đau nhức dữ dội ở khớp thái dương hàm: Người bệnh thường bị đau nhức, khó chịu ở một hoặc cả hai bên khớp thái dương. Các cơn đau khi mới xuất hiện thường là đau nhẹ, cơn đau có thể tự giảm bớt. Tuy nhiên, khi hạch ở vùng cổ sưng to thì các cơn đau càng dữ dội, đặc biệt đau ở vị trí nổi hạch khiến bệnh nhân mêt mỏi và khó chịu.
  • Người bệnh không thể cử động khớp hàm: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các cơn đau liên tục diễn ra khiến người bệnh không thể cử động khớp xương hàm. Người bệnh lúc này có thể phải đối diện với tình trạng viêm khớp xương hàm mạn tính, không thể há miệng được.
  • Người bệnh có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, nóng sốt nhất là vào buổi chiều tối. Nhất là khi hạch ở cổ nổi càng lớn thì sức khỏe của người bệnh càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Cơ nhai của người bệnh bị phì đại, khuôn mặt biến dạng: Người bệnh bị nổi hạch thường gặp phải tình trạng cơ nhai bị phì đại, sưng to làm cho khuôn mặt bị biến dạng mất cân đối. Những hoạt động bình thường của cơ mặt như nói chuyện sẽ gặp khó khăn.
  • Người bệnh bị giãn khớp quai hàm: Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có thể dẫn tới tình trạng giãn khớp. Ban đầu, người bệnh chỉ bị dính giữa phần đĩa khớp với các đầu xương, nhưng khi bệnh trở nên nặng hơn sẽ gây thủng đĩa khớp và phá hủy ác đầu xương khiến khớp bị xơ cứng. Người bệnh lúc này sẽ không thể há miệng dẫn tới cản trở quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cho người bệnh nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt và ăn uống. Người bệnh khi gặp bất cứ triệu chứng khác thường nào trong cơ thể mình đều nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra và có các biện pháp chữa trị kịp thời để tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm như thế nào?

Bệnh viêm khớp thái dương hàm không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới quá trình hoạt ăn uống thường ngày bị cản trở, gây khó khăn cho người bệnh. Vì vậy mà người bệnh nên cần chú ý để tránh các nguyên nhân gây bệnh cũng như kịp thời phát hiện để có thể điều trị và tránh các biến chứng của bệnh. Bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể được điều trị bằng nhiều cách, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ định hướng cho người bệnh nên điều trị theo phương pháp nào. Một số phương pháp điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm chủ yếu như sau:

  • Điều trị bằng phương pháp Tây y: một số loại thuốc tây được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm như các loại thuốc kháng sinh penicillin G, oxacillin hay cephalosporin thế hệ 1,2,3 cùng với đó là kết hợp với các loại thuốc chống viêm không steroid như diclofenac, aspirin, meloxicam,…Bên cạnh đó các loại thuốc giảm đau cũng được sử dụng để giảm đau trong trường hợp người bệnh bị đau thường xuyên.
Thuốc tây được sử dụng trong điều trị viêm khớp thái dương hàm
  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu thuốc giảm đau và các hoạt động điều trị khác không còn tác dụng nữa. Việc phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế các phần bị viêm của khớp.
  • Điều trị bằng phương phám châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh là phương pháp an toàn để giảm đau những cơn đau đồng thời giúp người bênh hạn chế căng thẳng, lo âu và hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị bệnh, đem lại hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp chườm nóng, lạnh giúp giảm đau cho người bệnh viêm khớp thái dương hàm

Ngoài ra người bệnh có thể khắc phục tình trạng bị đau viêm khớp thái dương bằng cách niềng răng, đặt đĩa cắn để ngăn nghiến răng vào ban đêm. Người bệnh nên giảm bớt các hoạt động và áp lực lên cơ hàm, sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ nhai, hạn chế các thực phẩm dai, khô, cứng. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây người bệnh cũng nên kết hợp với việc tập luyện và thả lỏng cơ hàm của mình. Nếu có biểu hiện đau, viêm, khó chịu người bệnh nên đi khám ngay để tránh tình trạng bệnh để lâu ngày.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ có thể được chữa lành, nhưng cũng có nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hoặc có thể người bệnh sẽ phải sống chung cả đời với căn bệnh này.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm khớp thái dương hàm

Để tránh được tình trạng đau nhức và cản trở đến cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm khớp thái dương hàm sau:

  • Hạn chế ăn những loại đồ ăn khô cứng, dai khiến cơ hàm phải hoạt động trong thời gian dài liên tục.
  • Phục hình răng để khớp cắn ổn định trong trường hợp người bệnh bị mất răng vĩnh viễn.
  • Nếu răng mọc thưa, chen chúc, sai lệch khớp cắn, người bệnh nên được điều trị tại các cơ sở phục hồi lại để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
  • Hạn chế những áp lực, căng thẳng. Giải tỏa căng thẳng bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn.
  • Tránh những thói quen xấu, không tốt cho khớp thái dương hàm như ngậm, mút ngón tay, cắn móng tay, cắn bút,…
  • Ăn những thức ăn mềm dễ nhai như sữa chua, rau củ hầm, nước ép trái cây, các loại súp,…
Ăn thức ăn mềm giúp làm giảm nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm

Trên đây là một số thông tin bạn về bệnh viêm khớp thái dương hàm mà chúng tôi mang đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về căn bệnh viêm khớp thái dương hàm này để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khác của bệnh.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version