Uống Cà Gai Leo Có Hại Dạ Dày Không? Trị Được Bệnh Gì?
Xem nhanh nội dung bài viết
Cà Gai Leo được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và được nhiều người truyền tai nhau về công dụng hỗ trợ bồi bổ sức khỏe gan hiệu quả. Trong bối cảnh Việt Nam có nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về gan, lượt quan tâm đến Cà Gai Leo ngày càng lớn. Nhưng cùng với đó, thắc mắc uống Cà Gai Leo có hại dạ dày không cũng được nhiều khách hàng quan tâm.
Vậy thì trong bài viết dưới đây, mời mọi người cùng Vivita giải đáp thắc mắc nhé!
Tìm hiểu về dược liệu Cà Gai Leo
Cà Gai Leo là loại cây thân leo nhỡ, có nhiều cành, chiều dài 1 thân cây dao động từ 60 – 100 cm. Phần lá cây có màu xanh, mọc so le nhau hình thành hình quả trứng hoặc thuôn dài, mặt dưới có nhiều lông mềm. Chúng sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Trung Bộ và 1 số tỉnh Nam Bộ.
Cây Cà Gai Leo ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, hình thành trái từ tháng 9 đến tháng 12. Trái cà gai leo bóng, mọng nước, màu đỏ, hạt bên trong màu vàng nhạt và có dạng hình đĩa. Kích thước của quả là từ 7 – 9 mm và của hạt là khoảng 3mm.
Dược tính của Cà Gai Leo có trong cành, lá và rễ. Trong Đông y, Cà Gai Leo có vị the nhẹ, tính ấm, được dùng để giải độc và hỗ trợ sức khỏe gan. Cà gai leo chứa nhiều hoạt chất tốt như Saponin, Glycoalkaloid, Flavonoid, Alkaloid,… giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, y học hiện đại cũng ứng dụng vị thuốc nam này trong nhiều sản phẩm hỗ trợ người viêm gan B.
Ngoài ra, Cà Gai Leo còn có nhiều công dụng như:
- Hỗ trợ điều trị ho gà và hen suyễn.
- Bảo vệ sức khỏe gan, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan B,…
- Giải rượu.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp như nhức mỏi, đau lưng,…
- Trị rắn cắn.
Uống Cà Gai Leo có hại dạ dày không?
Uống Cà Gai Leo KHÔNG hại dạ dày. Thực tế, nhiều người mắc bệnh về dạ dày vẫn sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị. Bởi vì thảo dược có tính ấm, vị hơi the, không gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Ngược lại, một số nghiên cứu còn cho thấy cà gai leo có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày như đầy bụng, khó tiêu.
Tuy nhiên, nếu người mắc bệnh dạ dày muốn sử dụng Cà Gai Leo thì nên lưu ý:
- Nên uống nước sắc hoặc trà Cà Gai Leo sau bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút để giảm tác động lên dạ dày.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để biết liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
- Người bệnh dạ dày cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các loại thức ăn cay nóng, kích thích, đồ uống có ga,…
- Hiệu quả của Cà Gai Leo sẽ xuất hiện sau một thời gian sử dụng đều đặn nên bạn hãy kiên trì.
Uống nước cây Cà Gai Leo trị bệnh gì?
Các bệnh lý về gan
Cây Cà Gai Leo từ lâu đã được xem là một “vị thuốc vàng” để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, đặc biệt là viêm gan B. Cà gai leo giúp bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào gan. Ngoài ra, sử dụng Cà Gai Leo giúp người bệnh giảm các dấu hiệu như mệt mỏi, vàng da, nước tiểu vàng, đau tức hạ sườn phải,…
Theo nhiều nghiên cứu, trong Cà Gai Leo chứa dược chất Glycoalkaloid có thể làm chậm quá trình xơ hóa. Hai nghiên cứu từ năm 1987 đến năm 2000 của Viện dược liệu Trung ương cũng đã chứng minh, Cà Gai Leo có công dụng ngăn chặn xơ gan.
Ngoài ra, trong Cà Gai Leo còn có chất chống oxy hóa khi lấy dịch chiết toàn phần của cây. Ngoài ra, dịch chiết cũng đã được chứng minh có công dụng ức chế 2 chủng Hep 3B và PLC/PRF của ung thư gan.
Bệnh lý về đường hô hấp
Cà Gai Leo cũng được biết đến là loại thảo dược tốt cho hệ hô hấp:
- Ho gà: 3 hoạt chất Alkaloid, Tinh Bột, Flavonoid có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp điều trị ho gà.
- Hen suyễn: Một nghiên cứu cho thấy, dịch chiết xuất từ Cà Gai Leo giúp ổn định tế bào mast, hỗ trợ giảm các triệu chứng như hen suyễn và dị ứng hô hấp.
- Cảm cúm: Hoạt chất chính Flavonoid và Alkaloid chống viêm, tăng sức đề kháng như hiệu quả mà thuốc giải cảm mang lại.
Bệnh đau nhức xương khớp
Cà Gai Leo giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài ra, hoạt chất trong rễ, thân và lá cây cũng hỗ trợ giúp điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp. Theo Đông y, nhóm hoạt chất Alkaloid giúp giảm đau xương khớp hiệu quả.
Công dụng khác
Ngoài ra, Cà Gai Leo còn có công dụng:
- Chống oxy hóa: Dịch chiết toàn phần từ Cà Gai Leo có tác dụng chống oxy lên đến 47,5%. Vậy nên, thảo dược còn có công dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư cổ tử cung và ức chế virus gây ung thư.
- Giải độc và thanh lọc cơ thể.
Uống Cà Gai Leo dạng nước sắc hay dạng trà tốt hơn?
Yếu tố | Nước sắc Cà Gai Leo | Trà Cà Gai Leo |
Cách chuẩn bị | Khi dùng, mọi người phải đun sôi với nước trong gần 1 giờ, vậy nên mất thời gian hơn. | Đơn giản, mọi người chỉ cần hãm với nước sôi trong vài phút. |
Hàm lượng hoạt chất | Cao hơn vì quá trình đun sôi giúp các hoạt chất tự nhiên trong thảo dược dễ dàng hòa tan vào nước. | Giữ nguyên đủ lượng hoạt chất cần thiết có sẵn trong dược liệu nhờ quy trình chế biến cao cấp. |
Hương vị | Đậm đà, hơi đắng giống vị tự nhiên của thảo dược, có thể pha thêm đường hoặc mật ong để dễ uống. | Vị nhẹ nhàng hơn, thơm mát, có thêm các loại thảo mộc khác để tăng hương vị và dược tính, pha sẵn nên dễ uống hơn. |
Tác dụng | Tác dụng nhanh và mạnh. | Tác dụng từ từ, dịu nhẹ, phù hợp với người mới bắt đầu sử dụng. |
Tính tiện lợi | Không tiện lợi, số lượng lớn thảo dược mới sắc được lượng nhỏ nước, mất thời gian chuẩn bị. | Rất tiện lợi, túi trà nhỏ gọn nên có thể mang theo bên mình để sử dụng bất cứ khi nào. |
Chi phí | Rẻ hơn vì chỉ cần mua nguyên liệu Cà Gai Leo khô. | Cao hơn do phải mua sản phẩm đã được chế biến sẵn. |
Hiện nay, Dược Trà Hoà Tan Cà Gai Leo Hygie and Panacee là sản phẩm được rất nhiều người tin dùng. Đây là sản phẩm mới của thương hiệu Hygie and Panacee và đã được giới chuyên môn đánh giá cao. Sản phẩm là lựa chọn cho khách hàng có nhu cầu sử dụng Cà Gai Leo tiện lợi, nhanh chóng mà vẫn giữ được dược tính của thảo dược.
Lưu ý: Dược Trà Hoà Tan Cà Gai Leo Hygie and Panacee không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc để điều trị bệnh.
Qua bài viết trên, khách hàng đã được giải đáp câu hỏi uống cà gai leo có hại dạ dày không. Nếu mọi người còn thắc mắc, hãy liên hệ với dược sĩ Vivita qua số 1900 2061 để được giải đáp ngay nhé!