#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Tư Thế Ngủ Cho Người Mắc Bệnh Trĩ Có Một Giấc Ngủ Ngon

Cuộc sống hiện đại ở chốn văn phòng với thói quen ăn uống không khoa học, cùng tư thế ngồi làm việc sai cách đã khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh trĩ, và độ tuổi mắc bệnh trĩ đang bị trẻ hóa nhanh chóng.

Nhìn chung,  những ai mắc bệnh trĩ đều cảm thấy khó chịu phần hậu môn khi đi vệ sinh, bị đau vì có những búi trĩ thò ra khi đi đại tiện. Khi bệnh nặng, ngay cả việc ngồi xuống hay nằm ngủ cũng trở nên khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bị bệnh trĩ, đặc biệt là giấc ngủ.

Vậy tư thế ngủ cho người mắc bệnh trĩ như thế nào cho phù hợp? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Tư thế ngủ cho người mắc bệnh trĩ

Mỗi tư thế ngủ đều mang lại lợi ích khác nhau cho người bệnh. Cùng theo dõi chi tiết về các tư thế ngủ cho người mắc bệnh trĩ dưới đây nhé!

Nằm ngửa

tư thế nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa giúp người bệnh trĩ thoải mái hơn khi ngủ

Đây là lựa chọn tốt nhất đối với hầu hết mọi người, tư thế nằm ngửa giúp đầu, cổ, xương sống của chúng ta cùng nằm trên một trục thẳng, mà không phải chịu áp lực nào. Nhờ vậy mà chúng ta gần như không cảm thấy đau nhức sau khi thức dậy.

Đấy là khi cơ thể được thả lỏng, mặt hướng lên trên, hai chân duỗi thẳng, hai tay thẳng. Tư thế này giúp lưu thông khí huyết, bảo vệ làn da mặt của phụ nữ, giúp da hồng hào, căng sáng hơn. 

Ngoài ra, tư thế này còn giúp bảo vệ cột sống, nhờ một phần vào trọng lực sẽ làm giảm được phần nào áp lực của cơ thể vào lưng và hông. Từ đó sẽ giảm được sự đau đớn của vùng chậu và hậu môn do búi trĩ mang lại. Tùy vào thói quen của mỗi người, chúng ta có thể kê một cái gối mỏng ở đầu cho giấc ngủ ngon hơn. 

Đặc biệt, người mới mắc bệnh trĩ có thể tập co búi trĩ với tư thế nằm ngửa trước khi đi ngủ. Lúc này, toàn thân nằm trên giường hoặc trên một mặt phẳng chắc chắn, duỗi thẳng hai chân bằng nhau, hai tay để dọc theo thân. Thực hiện động tác co căng các đầu ngón chân về phía mặt, hai bàn tay nắm, hít thở sâu, đồng thời cố gắng co cơ hậu môn, giữ nguyên tư thế trong thời gian 3 giây. Sau đó, thở ra, thả lỏng toàn thân và bắt đầu làm lại. Liên tục thực hiện trong vòng 8 -10 phút. 

Mỗi ngày trước khi ngủ, người bệnh trĩ có thể thực hiện bài tập này để giúp cơ thể tự có phản ứng thắt hậu môn vì theo khuyến cáo của các chuyên gia, búi trĩ có thể tự sa ra ngoài khi chúng ta ngủ.

Nằm nghiêng về hai bên 

Đây có thể coi là tư thế ngủ yêu thích của một số người. Các bệnh nhân bị bệnh trĩ cũng có thể đổi qua tư thế này cho đỡ nhàm chán. Nghiêng về hai bên đặc biệt là nghiêng về bên trái có thể hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là chứng ợ nóng, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Điều này tốt với việc đi vệ sinh của người mắc bệnh trĩ.

Nằm nghiêng giúp người mắc bệnh trĩ dễ ngủ hơn

Đối với những bệnh nhân trĩ ở giai đoạn đầu cũng có thể nằm tư thế nghiêng, kê thêm một cái gối mỏng ở phần hông. Việc này sẽ giúp giảm áp lực cơ thể lên các dây tĩnh mạch phần hậu môn, từ đó sẽ làm giảm tình trạng sưng tấy, bệnh trĩ cũng sẽ cải thiện đáng kể. 

Với tư thế nằm nghiêng, người bệnh cũng có thể đặt thêm gối ở giữa hai chân, điều này giúp nâng đỡ đường cong tự nhiên của hông. Giúp phần cơ quanh hông thoải mái hơn.

Tuy nhiên, chúng ta nên thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, vì nằm nghiêng về một bên trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy, sáng tỉnh dậy cơ thể sẽ thấy căng cứng một bên. 

Nằm sấp

Đây là một kiểu ngủ thường được thấy ở trẻ nhỏ nhiều hơn ở người trưởng thành. Với người trưởng thành, tư thế ngủ này không được khuyến khích. Theo các chuyên gia, tư thế này có thể giảm ngáy ngủ với những người ngủ ngáy, giảm chứng ngưng thở khi ngủ.

Tư thế nằm sấp không được khuyến khích khi ngủ

Tuy nhiên, trọng lực đè lên khuôn mặt làm da không được căng bóng, tiếp theo đó là phần cổ vai, gáy, lưng hông. Lâu dần, tư thế này sẽ dẫn đến đau đầu, đau lưng, đau hông,… Nằm sấp còn không hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống, gây áp lực lên phần thắt lưng và các cơ quan khác, càng không tốt với những người bị trĩ.

Nếu đã quá quen với tư thế ngủ này và chưa thay đổi được luôn, người bệnh trĩ có thể thay đổi từng tư thế nằm khác nhau, hạn chế việc nằm sấp nhiều nhất có thể.

Có thể thấy, bệnh trĩ có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể và sinh hoạt của người bị bệnh. Nhưng cũng tùy vào mức độ của bệnh, người bệnh có thể nằm tư thế nào mình cảm thấy phù hợp nhất. 

Xem thêm: Trilado – Viên Uống Hỗ Trợ Làm Co Trĩ Hiệu Quả

Những việc người mắc bệnh trĩ nên làm để có giấc ngủ ngon

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Cuộc đời của mỗi người chúng ta dành đến 1/3 thời gian cho giấc ngủ; thế mới biết, việc ngủ quan trọng như thế nào. Giấc ngủ là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi, thả lỏng và tái tạo năng lượng mới, giúp tăng cường miễn dịch, phòng tránh bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. 

Đối với người trên 18 tuổi luôn cần phải ngủ đủ 8 tiếng một ngày, con số này với trẻ em sẽ cao hơn. Một giấc ngủ ngon mang lại tinh thần tốt, là điều kiện để có một ngày mới hiệu quả và thành công.

Người mắc bệnh trĩ cần làm gì để có một giấc ngủ ngon?

Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp sẽ giúp người bệnh trĩ có một giấc ngủ ngon
  • Trước hết, để có một giấc ngủ ngon người mắc bệnh trĩ phải giữ một tinh thần thoải mái, tận hưởng cuộc sống để quên đi những cơn đau âm ỉ.
  • Tiếp theo, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, ăn các món ăn bổ sung nhiều chất xơ có trong các loại rau, củ, quả, nước trái cây,… 
  • Trước khi đi ngủ, người bệnh nên tránh tiếp xúc với điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác. Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử sẽ đánh lừa  não bộ của người dùng, càng sử dụng sẽ càng cảm thấy khó ngủ, ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của bạn. Sử dụng điện thoại lâu trong bóng tối cũng không hề tốt cho mắt.
  • Để có một giấc ngủ sâu, trước đó người bệnh không nên uống rượu, bia, các chất kích thích, hoặc ăn quá no hay để bụng đói,… Hãy thay đổi thói quen bằng việc uống một cốc trà ấm như trà thảo dược trước khi ngủ, việc này rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Người bệnh cũng có thể trò chuyện nhẹ nhàng với người thân, hoặc tập một bài yoga đơn giản. Việc này giúp cơ thể thoải mái, sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ngoài ra người mắc bệnh trĩ cần hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, có chất kích thích có hại cho đường tiêu hóa như đồ chiên dầu, đồ cay, rượu, bia,… 
  • Đặc biệt người mắc bệnh trĩ nên thường xuyên thăm khám bác sỹ để nắm bắt tốt nhất tình hình bệnh của mình, từ đó có cách trị bệnh cho phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về trĩ và tư thế ngủ cho người mắc bệnh trĩ. Hy vọng, bài viết của Vivita sẽ giúp độc giả, đặc biệt là người bị trĩ  tìm được tư thế ngủ thoải mái nhất. Chúc độc giả có những giấc ngủ ngon để bắt đầu ngày mới tràn năng lượng và đặc biệt là sớm khỏi bệnh. 

Để tham khảo thêm thông tin về các sản phẩm hỗ trợ bệnh trĩ, Quý khách vui lòng truy cập website Vivita.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2061 để được gặp chuyên viên tư vấn của chúng tôi.

Xem thêm: Viên uống Satuchin hỗ trợ nhuận tràng giảm đau đớn cho người bệnh Trĩ

Dược Sĩ Đinh Hương

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version