#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Những Loại Thuốc Nam Trị Bệnh Tay Chân Miệng Hiệu Quả

Giai đoạn giao mùa với thời tiết nắng mưa thất thường là thời điểm bệnh tay chân miệng gia tăng. Các phụ huynh đang truyền tai nhau việc trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam. Nhưng đâu là loại thuốc hiệu quả và cần làm gì để phát huy tác dụng của chúng? Cùng Vivita.vn tìm hiểu qua những cách trị tay chân miệng bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng nhé!

Trị bệnh tay chân miệng bằng những loại thuốc nam nào mới hiệu quả?

Bệnh tay chân miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng khó lường. Trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh ngay từ thời điểm mới mắc bệnh.

trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam
Trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam khá hiệu quả hiện nay

Trị bệnh tay chân miệng bằng lá bạc hà

Bạc hà là một trong những loại thuốc nam đã được sử dụng điều trị rất nhiều các bệnh lý khác nhau. Bạc hà có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ phong giảm đau, kích thích tiêu hóa, giải độc, thúc ban sởi mọc để loại bỏ hết các độc tố ra ngoài, chống viêm, diệt khuẩn rất tốt.

Đa phần là các bệnh có liên quan đến việc thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, lá bạc hà đều phát huy tác dụng. Chúng được sử dụng trị ung nhọt, sưng viêm, lở loét.

Với trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ có thể đun lá bạc hà để lấy nước cho trẻ uống. Mỗi ngày khoảng một đến hai cốc nước từ lá bạc hà sẽ rất tốt cho trẻ bị bệnh, giúp hỗ trợ song song với các loại thuốc khác và khỏi bệnh nhanh hơn.

Trị tay chân miệng bằng chanh muối

Chanh muối được xem là loại thảo dược có tác dụng sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi rút rất tốt. Sử dụng chanh muối cũng là một trong những cách giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên nhất. Vậy nên với trẻ em, đây chắc chắn sẽ là một loại thảo dược hiệu quả để giúp trẻ hạ nhiệt và không còn khó chịu khi mắc bệnh tay chân miệng.

Các bậc phụ huynh có thể sử dụng nước chanh muối đã pha loãng để cho trẻ uống trực tiếp, đây là cách đơn giản nhất để trẻ sử dụng. Ngoài ra, vì vị của chanh muối hơi đắng nhẹ nên bố mẹ có thể pha thêm với mật ong hoặc đường để làm dịu vị, giúp trẻ dễ sử dụng hơn.

Chanh muối và ô mai chanh là một trong những loại thảo dược tốt

Ô mai chanh cũng có tác dụng với bệnh tay chân miệng

Ô mai là một trong những vị thuốc quen thuộc của nền y học cổ truyền. Với thành phần dinh dưỡng tương tự như chanh muối, ô mai chanh cũng là một lựa chọn hợp lí nếu bạn đang muốn trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam. Quả chanh sau khi được thu hoạch, chế biến và lên men theo đúng trình tự sẽ tạo ra nhiều dưỡng chất hơn.

Thêm vào đó, vị dịu nhẹ của ô mai chanh sẽ dễ dàng cho trẻ hơn trong việc sử dụng thường xuyên, giúp bệnh nhanh thuyên giảm hơn, trả lại cho trẻ khoảng thời gian thoải mái nhất.

Củ tỏi là nguyên liệu trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam

Củ tỏi bên cạnh là một loại gia vị thì từ lâu đã được xem là một loại thuốc nam rất hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh. Với các thành phần giàu các chất sulfur, allicin,… có tác dụng kháng vi rút, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét, củ tỏi đặc biệt phù hợp với trẻ mắc tay chân miệng.

Để điều trị, các bậc phụ huynh có thể đập dập củ tỏi và bôi trực tiếp lên các vết mụn nước của trẻ. Bên cạnh đó, dùng củ tỏi như một nguyên liệu cho các bữa ăn hàng ngày của trẻ để giúp các triệu chứng tay chân miệng nhanh khỏi hơn.

Trị bệnh tay chân miệng bằng rau diếp cá

Thành phần của rau diếp cá đã được chứng minh là có chứa hàm lượng chất kháng khuẩn rất cao. Chính vì thế đây cũng được xem là loại thuốc nam hiệu quả trong điều trị các bệnh lở loét, viêm nhiễm. Có nhiều cách khác nhau để sử dụng rau diếp cá trị bệnh tay chân miệng.

Có thể giã nát rau diếp cá cho vào nước sôi nấu lên và dùng nước này để tắm cho trẻ sẽ giúp làm dịu da bé và các nốt mụn nước ửng đỏ. Sau đó, bố mẹ có thể thoa thêm tinh chất nước cốt nghệ hoặc gel từ nha đam để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, có thể cho bé uống nước làm từ rau diếp cá trong khoảng một tuần để việc điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam diễn ra nhanh hơn. Điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài giúp trẻ mau lành bệnh hơn.

Rau diếp cá cũng là thảo dược quen thuộc để trị tay chân miệng

Trị tay chân miệng bằng rau sam

Rau sam là cái tên quen thuộc trong danh sách các loại thuốc nam. Theo các kết quả nghiên cứu về thành phần và dưỡng chất, rau sam là một loại thực vật có lượng lớn dưỡng chất gồm vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, acid folic và cholin.

Chỉ với 100g rau sam đã có đến 93g nước nên loại thảo dược này cũng thuộc dòng thực vật mọng nước. Nhờ thế, tác dụng đào thải độc tố của rau sam chắc chắn luôn nằm trong top những thực vật tốt nhất.

Rau sam cũng có khả năng thải trừ bisphenol A là một loại chất độc nên giúp cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố hiệu quả. Rau sam dùng để tắm cho trẻ hoặc nấu nước cho trẻ uống là một giải pháp hiệu quả trong điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam.

Tổng quan về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì và có nguy hiểm không?

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận 17.451 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc đã tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực Nam Bộ.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nhiễm trùng do vi rút gây nên. Những loại vi rút gây nên bệnh tay chân miệng chủ yếu thuộc nhóm Coxsackievirus (nhóm A16) và Enterovirus tuýp 71 (EV71). Với các trường hợp gặp phải biến chứng nặng thường là do tuýp EV71 gây ra.

Các đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi là độ tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất. Lượng bệnh nhân mắc bệnh sẽ gia tăng vào thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là thời điểm giao mùa với tính chất thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn.

Các dấu hiệu nhận biết thường thấy của bệnh tay chân miệng là trẻ bị sốt nhẹ và xuất hiện một số triệu chứng tổn thương trên da. Lòng bàn tay và lòng bàn chân xuất hiện các nốt ban đỏ và miệng bị lở loét.

Vì đây là bệnh do vi rút gây ra nên đến hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu không được can thiệp và chăm sóc kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi,… thậm chí là tử vong.

Nổi mọng nước ở lòng bàn tay và bàn chân là một trong các dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Vi rút gây bệnh tồn tại trong nước bọt, dịch hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch vỡ bóng nước trên da, niêm mạc…

Đối với trẻ em, việc truyền nhiễm sẽ rất nguy hiểm do trẻ còn nhỏ, chưa ý thức được việc phòng tránh. Việc hắt hơi, sổ mũi hay ngậm mút đồ chơi,… là nguyên chủ yếu khiến trẻ mắc bệnh.

Khi bị phát tán ra ngoài, vi rút vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, dụng cụ ăn, uống, khăn, quần áo… Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc chung trong môi trường này thì rất dễ bị lây nhiễm vi rút.

Nên điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam không?

Thực tế hiện nay vẫn chưa có các bằng chứng khoa học chứng minh về tính hiệu quả trong trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm có thành phần từ thuốc nam như củ tỏi, rau diếp cá, chanh muối,… để hỗ trợ điều trị bệnh đã được nhiều người áp dụng.

Việc sử dụng các loại thuốc nam giúp làm giảm các triệu chứng xuất hiện trong khi trẻ mắc bệnh, giúp bé cảm thấy dễ chịu và bệnh mau lành hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả, các bậc phụ huynh vẫn nên tham khảo và làm theo hướng dẫn của thầy thuốc để điều trị bệnh an toàn nhất.

Cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng kết hợp các biện pháp Tây y và thuốc nam trong quá trình trị bệnh cho trẻ. Vì sự lành tính và giàu dưỡng chất của các loại thuốc nam là rất rõ ràng nên dưới sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thêm thuốc nam sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Những lưu ý khi trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam

Việc sử dụng kết hợp thuốc nam với các biện pháp khác sẽ giúp bệnh tay chân miệng ở trẻ nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự an toàn, có một số lưu ý khi sử dụng thuốc nam mà các bậc cha mẹ nên biết.

Phụ huynh nên lựa chọn những loại thuốc nam có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thuốc nam là các sản phẩm từ thực vật, do đó nếu không đảm bảo về chất lượng và xuất xứ có thể gây dị ứng, ngộ độc hoặc phản tác dụng.

Bên cạnh đó, không nên lạm dụng quá nhiều loại dược liệu cùng lúc, chỉ nên sử dụng từ một đến hai loại thuốc nam cho trẻ sử dụng thay vì dùng tất cả các loại thuốc nam mà bố mẹ biết. Thời gian sử dụng thuốc cũng nên được cân nhắc hợp lí, tốt nhất là nên có sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Ngoài ra, khi tìm hiểu các sản phẩm thuốc nam dùng để trị bệnh tay chân miệng, phụ huynh nên cân nhắc tìm những loại phù hợp cũng như có sự phối hợp chính xác. Tránh tình trạng các loại thuốc bị xung khắc với nhau, không phát huy được tác dụng tối ưu nhất.

Phòng tránh và điều trị bệnh tay chân miệng

Khi trẻ mắc bệnh, để giảm các nguy cơ bị nhiễm trùng da cho trẻ, bố mẹ cần vệ sinh cho trẻ hàng ngày thật sạch sẽ bằng nước ấm và lau rửa nhẹ nhàng. Đặc biệt lưu ý cần tránh làm vỡ các nốt mụn nước vì điều này hoàn toàn không tốt cho da bé. Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng nước, kiêng gió nên việc vệ sinh cho bé sẽ thoải mái hơn.

Phụ huynh cần theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ. Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường như sốt cao hay nôn ói, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được theo dõi kịp thời.

Bệnh tay chân miệng thường sẽ hết sau khi mắc bệnh khoảng một tuần nếu được điều trị đúng cách. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị tay chân miệng nên để an toàn nhất cho trẻ, các bậc phụ huynh nên phòng ngừa bệnh đúng cách vì vốn phòng bệnh vẫn tốt hơn phải trị bệnh. Bố mẹ nên lưu ý các biện pháp để giúp trẻ tránh được căn bệnh này:

  • Không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc người mắc bệnh vì vi rút rất dễ lây nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sẽ, khử trùng đồ chơi của trẻ và các vật dụng trong nhà như tay nắm cửa, rèm cửa,… bằng dung dịch khử khuẩn.
  • Tuân thủ việc vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
  • Sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ hoặc trước khi cho trẻ ăn, bố mẹ nên rửa tay sạch sẽ ngăn vi rút lây lan sang trẻ.
  • Tăng cường chất dinh dưỡng trong các bữa ăn để cải thiện sức đề kháng cho bé.

Dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh tay chân miệng sẽ để lại những hệ quả về sau không tốt cho trẻ em, nhất là các vết thâm, sẹo do những nốt phát ban gây ra. Chính vì thế, việc cần làm tốt nhất bây giờ là phòng tránh bệnh bằng sự kết hợp nhiều biện pháp. Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng, các bậc cha mẹ nên theo dõi sát sao tình hình diễn biến của bệnh để trẻ mau khỏe mạnh hơn.

Điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam là một trong những giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Hi vọng các thông tin do Vivita.vn cung cấp sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về cách phòng và trị bệnh cũng như có thêm các thông tin hữu ích nhất nhé!

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version