#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Thực đơn tốt nhất dành cho người bị bệnh gout

Hôm nay ăn gì? Ăn như thế có nhiều chất đạm quá không? Có ảnh hưởng đến kết quả trị bệnh gút? Có làm cơ thể thừa hoặc thiếu chất không? Mọi băn khoăn và lo lắng của người bệnh gút sẽ được giải quyết nhờ thực đơn cực khoa học và hợp lý này.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh Gút

Gout là 1 loại bệnh viêm khớp do axit uric bị dư thừa tích tụ trong máu lắng đọng thành tinh thể muối urate. Quá trình chuyển hóa purine của cơ thể sẽ sản xuất axit uric. Purine là các hợp chất có thành phần nito được sản xuất bên trong cơ thể hay trong các đồ uống và thức ăn nhất định.

Những tinh thể muối urate tích tụ bên trong các khớp, gây đau đớn dữ dội và bị viêm là lúc bạn bị bệnh gút. Các tinh thể urate có thể được hình thành khi nồng độ axit uric có trong máu tăng cao.

Bệnh gút xuất hiện khá đột ngột và sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy đau đớn dữ dội, bị sưng tấy và nóng đỏ ở vùng khớp bị tấn công. Gout sẽ tác động xấu lên phần ngón chân cái hoặc có thể là vùng mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay hay bàn tay.

nguyên nhân dẫn tới bệnh gút

Chế độ ăn hàng ngày có vai trò đặc biệt quan trọng 

Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhân purin như : hải sản, uống rượu bia, thịt đỏ, nội tạng động vật,,… những thực phẩm này sẽ tiếp tay cho căng bệnh gout ngày một trầm trọng hơn và bệnh nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng khôn lường mà chúng ta không lường trước được. Bởi đây chính là thủ phạm khiến cho nồng độ acid uric có trong cơ thể tăng cao, gây ra những cơn đau gout cấp tính.

Những người bệnh gout thì cần phải trang bị cho mình trước một lượng kiến thức chuyền về giới thiệu và chia sẻ các loại thực phẩm cho người bệnh gout để biết được đâu là thực phẩm cần tránh và đâu là thực phẩm chúng ta nên ăn. Như vậy trong điều trị gout có thể nói, nếu như người bệnh có một kế hoạch ăn uống quá mức cũng không được và người bệnh “nhịn” quá thì cũng không song. 

Song kiêng khem quá mức trong việc ăn uống với bữa cơm chỉ có rau xanh, cà muối cũng không được vì chúng không được cung cấp đủ năng lượng để cơ thể người bệnh chống trọi lại với bệnh tật, do đó, nhiều người sẽ cảm thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Thực tế hiện nay cho thấy rằng, nếu chúng ta trang bị cho mình một chế độ ăn uống hợp lí và khoa học với việc tăng cường uống nhiều nước và ăn thật nhiều rau xanh và thường xuyên vận động thì sẽ giúp cho việc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh gút, giúp cho người bệnh gout mau chóng khỏi bệnh hơn và không bị bệnh ảnh hưởng. Câu hỏi đặt ra llà một người mắc bệnh gout cần có chế độ ăn uống như thế nào để có đủ sức khỏe mà đối đầu lại với sự hung hãn của bệnh gout?

Nguyên tắc về dinh dưỡng cho những người bệnh về gout

Người bệnh gout nên ăn những thực phẩm: các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây chín tự nhiên. Một số loại rau củ quả người bệnh gout nên bổ sung thường xuyên như rau cần, dưa chuột, bắp cải. Ngoài ra, thì người bệnh gout cũng cần phải hạn chế tuyệt đối nói không với đồ uống có ga, bia, rượu, ca cao, chứa chứa chất kích thích như cà phê, trà đặc…

Một số loại thực phẩm mà người bệnh gút cần phải tránh và hạn chế không sử dụng gồm: thịt đỏ, hải sản, nội tạng, dầu cá, lạp xưởng, đồ nhiều dầu mỡ, các nước hầm xương thịt. Người mắc gout mỗi ngày nên khống chế việc bổ sung hàm lượng protein hấp thụ có trong thức ăn trong khoảng 1g/kg thể trọng cơ thể để tránh tăng lượng acid uric nội sinh.

Đặc biệt, điều cần chú ý cho người bệnh gout, tổng lượng thịt cá nên ăn là dưới 150 gam/ngày. Người bệnh có thể ước tính lượng thực phẩm tương đương để dễ chuyển đổi món ăn như 100gam thịt = 180gam đậu phụ = 70gam đậu phộng = 100gam cá = 100gam tôm.

Thức ăn cho người bị bệnh gout 

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với bệnh nhân gút vô cùng quan trọng. Bởi vì thức ăn vào cơ thể sẽ ảnh hưởng to lớn tới nồng độ insulin và acid uric. Chính vì vậy, thực đơn cho người bị gout hay chế độ ăn uống cho người bị gút có mục tiêu giảm nồng độ axit uric và cân bằng lượng insulin bên trong cơ thể.

Chuối

Theo nghiên cứu, chuối có lượng đường thấp và rất giàu vitamin B6, vitamin E, vitamin C, chất xơ và nhiều khoáng chất khác như acid folic, kali, sắt, kẽm…. Do chuối chứa các thành phần có khả năng giúp chuyển hóa chất acid uric thành dạng lỏng không còn là tinh thể nữa nên chất này cũng dễ dàng được đào thải ra ngoài thông qua đường thận mà không lo sự kết tinh lắng đọng tại khớp xương. Ăn chuối thường xuyên được cho là có thể cải thiện nồng độ acid uric trong máu, hạn chế tối đa sự tái phát của các cơn gút cấp.

 

Súp lơ xanh

Thành phần và công dụng : Súp lơ có chứa nhiều vitamin ( A, b1, b12, K…) và chất xơ, hơn nữa súp lơ còn chứa nhiều thành phần có tính lợi tiểu, giúp thanh lọc các chất tốt hơn. Trong Đông y; Súp lơ xanh là loại rau có tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu nên rất thích hợp cho những ai đang bị bệnh gút. Súp lơ xanh chính là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi về bệnh gout ăn rau gì. 

Cách dùng: Trung bình mỗi ngày người bị bệnh gút nên cung cấp khoảng 100g rau súp lơ vào các bữa ăn hàng ngày. Chế biến theo cách luộc là tốt nhất nhưng bạn vẫn có thể xào hoặc hầm tùy ý thích.

Ăn dưa chuột

Theo các nhà nghiên cứu thu nhận được thì dưa leo là thực phẩm có chứa nhiều vitamin( A, C, B3, B6, E..) và chứa nhiều muối kali và nước…Nhờ những thành phần này mà y học xác minh rằng dưa chuột có khả năng lợi tiểu, niệu giúp thanh lọc các chất dư thừa như acid uric qua đường tiểu.

Cách dùng: Dùng 1 ly nước ép dưa leo vào mỗi sáng sớm, hoặc dùng dưa leo làm thực phẩm ăn trong bữa ăn hàng ngày. Có thể dùng 1 tuần 3 bữa dưa leo cho người bị gout là tốt nhất.

Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh gout:

Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì. Các loại thức ăn này có thể làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu, huyết thanh và tăng khả năng hòa tan acid uric trong nước tiểu. Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn cá nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.

Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào. Tránh các gia vị như ớt, hạt tiêu,…bởi chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm tái phát bệnh gút cấp tính.

Người mắc bệnh về gout cần tránh bổ sung  vào co cơ thể và các thực phẩm thuộc có hàm lượng nhóm purin cao như nội tạng, đỏ, lạp xưởng, hải sản, dầu cá, có thể luộc thịt sau đó đổ nước đi rồi ăn, tránh không được sử dụng các loại nước hầm từ xương thịt. Mỗi ngày trôi qua người bệnh gout nên khống chế hàm lượng protein hấp thụ vào cơ thể từ thức ăn trong khoảng 1g/kg thể trọng trong cơ thể bởi nếu hấp thụ từ thức ăn quá nhiều protein thì cũng có thể làm tăng lượng acid uric nội sinh. Các thực phẩm chứa protein tốt là đậu phụ, sữa ít chất béo, lượng nhỏ bơ, đậu phộng và trứng.

Người bệnh gout nên cung cấp đầy đủ lượng vitamin B và vitamin C, ăn nhiều các thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả. Mỗi ngày bệnh nhân gút nên ăn khoảng 1000g rau xanh, 4-5 quả các loại nhưng nên tránh các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Hạn chế uống rượu vì rượu làm tăng acid uric trong máu cũng như làm giảm khả năng bài tiết acid uric qua thận, tuy nhiên nếu công việc bạn phải uống, mỗi tuần bạn không nên uống nhiều hơn 3 ly. 

Hy vọng những kiến thức về thực phẩm cho người bị bệnh gout ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về 2 loại bệnh này và có thể lập ra phác đồ điều trị phù hợp. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version