#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Thoái vị đĩa đệm là gì? Tất tần tật những điều nên biết 

Thoái vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp thường gặp trong đó tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Nhân nhầy này bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh khu vực xung quanh. Rất nhiều người thắc mắc bệnh thoát vị đĩa đệm tiếng anh là gì? Thoát vị đĩa đệm trong tiếng anh có tên gọi là Herniated Disc.

Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng khu vực phổ biến nhất vẫn là ở vị trí thắt lưng và cổ. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đè ép vào rễ dây thần kinh tọa gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân. Trong khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau vùng cổ và vai gáy. Nếu bị chèn ép rễ thần kinh thì khu vực chịu ảnh hưởng tiếp theo là cánh tay.

Nhân nhầy này bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống
Nhân nhầy này bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm: 

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Các cơn đau có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng đau sẽ dữ dội hơn khi vận động,  di chuyển và giảm nếu cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi tại chỗ.  
  • Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh từ đó dẫn đến các cơn đau nhức, tê bì khu vực thắt lưng, cổ rồi lan dần sang các vùng lân cận như mông, đùi, gót chân. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu giống như có kiến bò trong người. 
  • Yếu cơ, bại liệt: Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Trong giai đoạn này người bệnh đi lại vận động rất khó khăn, sau đó thường dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:

  • Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian mà không một ai có thể tránh khỏi. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm bị bào mòn và mất nước dẫn đến sự hư tổn ở sụn và vi thể. 
  • Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, thường xuyên mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc không đúng thư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống, từ đó hình thành bệnh.
  • Chấn thương: Đây cũng là một nguyên nhân tác động đột ngột đến đĩa đệm, ví dụ người bệnh bị ngã, chấn thương do mang vác nặng, khi chơi thể thai,.. 
  • Bẩm sinh: Yếu tố di truyền được kiểm chứng là có liên quan đến các bệnh về cột sống, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Các biến chứng có thể xảy ra với người bệnh thoát vị đĩa đệm

Đa số các bệnh xương khớp có triệu chứng ban đầu là những cơn đau nhức thông thường nên dễ gây nhầm lẫn và khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ đến lại những biến chứng nguy hiểm:

  • Liệt nửa người hoặc toàn thân nếu nhân nhầy chui vào ống sống, làm hẹp khoang sống và chèn ép rễ thần kinh nặng.
  • Không kiểm soát được đại tiểu tiện do rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép gây ra hội chứng đuôi ngựa.
  • Các cơ bị suy yếu, có thể bị teo cơ, teo các chi làm chân tay trở nên bé lại, giảm khả năng vận động, di chuyển.
  • Hội chứng đau tái hồi: Là cơn đau rễ thần kinh có ngắt quãng, cơn đau xuất hiện cách nhau và tái hồi, khi người bệnh di chuyển dễ bị đau dữ dội, phải dừng lại để nghỉ ngơi, và cơn đau sẽ tái phát nếu người bệnh tiếp tục đi lại.
  • Rối loạn vận động: rễ thần kinh bị tổn thương gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu với biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, nước tiểu tự chảy rỉ ra một do cơ thể không soát được việc co thắt kiểu ngoại vi.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây:

Các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân những loại thuốc thuộc các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chống động kinh, thuốc giãn cơ,.. Nếu tình trạng bệnh nặng có thể được chỉ định tiêm giảm đau ngoài màng cứng bằng corticosteroids.

Các loại thuốc này có công dụng chống viêm và giảm cơn đau nhức xương khớp do bệnh gây ra. Lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc này người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm không mong muốn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật:

Khoảng 10% những người thoát vị đĩa đệm cần phải phẫu thuật do việc điều trị không can thiệp ngoại khoa không đem lại hiệu quả. Phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị được xem xét nếu đĩa đệm gây hẹp tủy sống, nhấn vào dây thần kinh, gây khó khăn trong sinh hoạt, di chuyển.  

Phẫu thuật phổ biến cho thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật giải nén. Đây là quá trình loại bỏ phần hư hỏng hoặc mở hoàn toàn, phẫu thuật cột sống có liên quan đến việc cắt bỏ một số các xương cột sống (xương sống) để thâm nhập vào đĩa đệm thoát vị và rễ thần kinh bị nén. Với công nghệ hiện đại, các bác sĩ phẫu thuật sử dụng kính vi phẫu thuật hoặc ống kính lúp nên vết mổ ở da, cơ và xương nhỏ và không cần quá nhiều thời gian để phục hồi.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: 

Ai cũng biết canxi là thành phần cấu tạo nên xương nhưng để xương hấp thụ và tổng hợp được canxi thì vitamin D là chất thiết yếu cho quá trình này. Chính vì vậy, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm sữa, tôm cua, hàu… và vitamin D như nấm, đậu nành, lòng trứng, ngũ cốc…

Để xương hấp thụ và tổng hợp được canxi thì vitamin D là chất thiết yếu cho quá trình này

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là thành phần dinh dưỡng cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và hạn chế gây áp lực lên cột sống. Chất xơ còn có tác dụng phục hồi các tế bào cột sống bị tổn thương, thúc đẩy quá trình sản xuất ra chất nhờn giúp xương khớp hoạt động linh hoạt hơn, bảo vệ các đầu xương sụn khớp, hạn chế gây áp lực lên đĩa đệm và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ người bệnh nên cho vào thực đơn hàng ngày gồm:

  • Động vật có vỏ : tôm, cua, hàu,…
  • Trái cây và rau củ tươi
  • Các loại ngũ cốc
  • Đậu nành và chế phẩm từ đậu

Thực phẩm chứa glucosamine và chondroitin

Glucosamine và Chondroitin là hai dưỡng chất có nhiều trong nước hầm xương ống, sụn sườn động vật là nguyên liệu để thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, giúp bạn sở hữu một hệ xương khớp khoẻ mạnh.

Uống đủ nước mỗi ngày

Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày là cần thiết cho quá trình hydrat hóa, giúp chữa lành các đĩa đệm bị thoái hóa. Bệnh nhân nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tuỳ vào trọng lượng cơ thể.

Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày là cần thiết cho quá trình hydrat hóa

Thực phẩm giàu protein

Protein là một chất không thể thiếu trong quá trình hình thành cấu trúc cơ thể, đặc biệt là giúp duy trì và sửa chữa tổn thương trên xương, sụn và mô mềm.

Những thực phẩm giàu protein mà người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn như:

  • Các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà,…
  • Các loại rau củ: Đậu nành, đậu hà lan, trái bơ, bông cải xanh,…
  • Uống nước canh xương

Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm là do sai tư thế, tạo sức ép sai chỗ nên để tránh được trình trạng này, mỗi người cần biết các tư thế đúng, nhất là khi muốn bê, nâng vật nặng từ dưới đất. Các bạn cần chú ý giữ khoảng cách giữa các đồ vật đó với cơ thể, đồng thời phối hợp nhịp nhàng các động tác, cụ thể như sau:

Nguyên nhân chính gây ra thoát vị đĩa đệm là do sai tư thế trong thời gian dài
  1. Hai bàn chân đặt cách nhau một khoảng cách bằng vai, chân đứng vững trên cả lòng bàn chân.
  2. Tiến hành ngồi xổm xuống rồi gấp khớp gối và khớp háng thay vì gập cột sống như mọi người vẫn đang làm sai.
  3. Cho đồ vật áp vào sát bụng rồi căng cơ bụng ra để có sức
  4. Đứng lên và nâng các đồ vật lên bằng, nhớ là không sử dụng cơ thắt lưng khi nâng người và vật lên.
  5. Luôn giữ cho cột sống thẳng, không bị xoắn vặn, cong vẹo.
  6. Không quá ưỡn phần thắt lưng của mình.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm mà ai cũng cần biết. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh và có phương pháp điều trị, phòng ngừa tốt nhất cho bản thân và gia đình. 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version