#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

[TẤT TẦN TẬT] Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Sậy Cho Sức Khỏe

Cây sậy là loại thảo dược mọc hoang dại, dễ dàng tìm thấy ở các vùng quê xa xôi. Lau sậy có tính mát và không độc, thường được biết đến với công dụng thanh nhiệt và lợi tiểu.

Cây sậy được ứng dụng nhiều trong Đông Y vì có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể lợi ích của loại thảo dược này là gì, Linh Chi mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Đôi nét về cây sậy

Cây sậy hay còn được gọi là lau sậy, là cây thảo lâu năm, có rễ bò dài rất khỏe. Người xưa thường dùng lau sậy để làm thuốc, thảo dược chữa bệnh hiệu quả. Trước khi tìm hiểu về cây sậy có tác dụng gì, chúng ta hãy đến với những thông tin cơ bản về sậy nhé.

Cây sậy là gì?

Cây sậy thường mọc hoang ở những chỗ ẩm, sông, suối, bờ hồ. Thân cây cao, thẳng đứng và rỗng ở ruột. Lá sậy dài, phẳng, nhẵn, có hình dải với mỏ nhọn kéo dài, 2 mép lá ghép lại với nhau, lá xếp ôm lấy phần thân ở phía gốc. Về đông, lá sậy sẽ bị khô.

Cụm hoa ở giữa mép lá nở rộ, có dạng chùy, mang màu tím nhạt. Cuống chung thường có lông mềm, xuất hiện nhiều ở gốc, nhánh mảnh. Bông sậy thường có hình dáng nhỏ và có đến 3-6 hoa, khi nở thì cánh xòe ra nhọn hoắc.

Hiện nay, lau sậy bị chặt phá nhiều để canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn còn các bãi sậy lớn để làm nguyên liệu cung cấp cho nghề làm chổi sậy. 

cay-say-la-gi
Cây sậy thường mọc hoang ở những chỗ ẩm, sông, suối, bờ hồ. Thân cây cao, thẳng đứng và rỗng ở ruột.

Cây sậy mọc ở đâu?

Sậy hay cây sậy trúc được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc là chủ yếu. Ở Việt Nam, cây sậy cũng được bắt gặp nhiều ở những vùng quê phía nam hoặc phía bắc, với đặc điểm là cây bụi sống lâu năm.

Cây sậy thích ứng mạnh ở những nơi ẩm ướt hoặc đất thông thường. Gặp môi trường màu mỡ, sậy có thể sống và phát triển nhanh chóng thành đám lau sậy, dần trở thành cảnh quan tự nhiên.

Lau sậy thích ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, không chịu râm, vì thế khi ở môi trường tự nhiên cây phát triển rất khỏe. Ở bên bờ nước cạn và nơi ẩm thấp, cây phát triển mạnh, còn ở nơi đất cát và đất có độ kiềm cao, cây phát triển kém.

Vào mùa xuân khi cây lau sậy mới nảy chồi, người ta đào lấy thân dưới đất sẽ thấy có 3 ~ 5 mắt, hoặc có đầu nảy chồi và nếu đem đi trồng sẽ nhanh chóng phát triển thành cây mới. Sậy có thể trồng trong chậu, bể cảnh và ven bờ ao để tạo phong cảnh thơ mộng.

Công dụng tuyệt vời từ cây sậy đối với sức khỏe

Để dùng làm thảo dược chữa bệnh, người ta thường đào rễ sậy béo mập, màu trắng mềm lên, đem về phơi khô cho đến khi thấy sắc vàng nhạt thì chọn làm nguyên liệu.

Lúc này rễ sậy phơi khô có tên gọi Đông Y là lô căn, có vị ngọt, tính lạnh, mang lại hiệu quả trong việc thanh nhiệt, thải độc, giải khát, chống nôn và lợi niệu.

Cho đến nay, cây sậy xuất hiện nhiều trong các bài thảo dược. Một số công dụng tuyệt vời từ cây sậy khô (hay còn gọi là lô căn) để cải thiện sức khỏe người dùng phải kể đến sau đây.

Lúc này rễ sậy phơi khô có vị ngọt, tính lạnh, mang lại hiệu quả trong việc thanh nhiệt, thải độc, giải khát, chống nôn và lợi niệu.

Cây sậy giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể

Sậy thuộc họ lúa, được dùng để nấu nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể hiệu quả. Được biết, rễ cây sậy có hệ sinh vật vây quanh giúp phân hủy chất hữu cơ và ức chế vi khuẩn, từ đó giúp bảo vệ cơ thể được khỏe mạnh.

Dân gian thường nấu rễ sậy để uống trị chứng khát nước, nóng trong người, bứt rứt, khó chịu. Vào mùa nóng uống nước sậy, cỏ tranh, mía lau sẽ giúp làm mát cơ thể và giải nhiệt rất tốt.

Hỗ trợ cải thiện bệnh viêm dạ dày nhờ lô căn

Lô căn là tên gọi của rễ cây sậy phơi khô, và nhờ dược tính từ loại thảo dược này mà lô căn có khả năng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, giúp chữa bệnh viêm dạ dày an toàn, hiệu quả.

Với công dụng kháng khuẩn, kháng nấm, phân hủy protein, lô căn giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn khác nhau, tiêu diệt của vi khuẩn HP trong dạ dày, làm giảm hình thành vết loét ở niêm mạc dạ dày nhanh chóng.

Lô căn là tên gọi của rễ cây sậy phơi khô, và nhờ dược tính từ loại thảo dược này mà lô căn có khả năng giảm đau dạ dày.

Sậy làm nguyên liệu chữa viêm tai giữa

Tai giữa là vùng giữa ở khoang tai, bao gồm hệ thống từ hòm nhĩ cho đến xương chũm. Viêm tai giữa là tình trạng khoang tai giữa bị viêm sưng. Bệnh có các triệu chứng như đau ở trong tai, tai chảy nước, giảm thính lực,…

Theo Đông y, rễ cây sậy là bộ phận mang lại nhiều giá trị sức khỏe bởi vị đắng ngọt, tính mát. Người bị viêm tai giữa thường dùng phần thân của cây sậy để cải thiện tình trạng này.

Cây sậy giúp giảm viêm sưng, giảm đau, thanh nhiệt và kháng khuẩn cho vùng tai giữa nhanh chóng, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, hạn chế tai chảy nước gây ảnh hưởng đến đời sống người bệnh.

Tăng cường chức năng thận, giúp lợi tiểu nhờ lau sậy

Trong rễ cây lau sậy có chứa hoạt chất soyasaponin mang lại tác dụng rất tốt trong việc làm tăng khả năng bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm,…cho người dùng.

Bên cạnh đó, lau sậy cũng giúp tăng cường chức năng thận, phòng ngừa các bệnh về thận như sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận,…hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Một số lưu ý khi dùng cây sậy để cải thiện sức khỏe

Cây sậy là một loại thảo dược lành tính, an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, để hạn chế  tác dụng không mong muốn khi dùng sậy trong chữa bệnh, người dùng cần lưu ý các vấn đề sau đây.

  • Người tỳ vị yếu, thường xuyên bị tiêu chảy thì không nên dùng cây sậy cho sức khỏe.
  • Những người bị trúng nắng, cơ thể yếu cũng không được khuyến khích dùng loại thảo dược này.
  • Người bị huyết áp thấp không được dùng lô căn vì dễ bị tụt huyết áp, gây ngất xỉu.
  • Việc dùng lau sậy để chữa bệnh phải có sự cho phép từ các bác sĩ hoặc các chuyên gia, người dùng không nên tùy tiện sử dụng loại nguyên liệu này hằng ngày.
Để hạn chế tác dụng không mong muốn khi dùng sử cây sậy, người dùng cần lưu ý các vấn đề trên đây.

Trên đây là thông tin về công dụng tuyệt vời từ cây sậy cho sức khỏe được chia sẻ bởi Vivita.vn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version