#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Nhục thung dung có tác dụng gì? Cách dùng tốt cho sức khỏe

Nhục thung dung là một trong những vị thuốc rất lâu đời có tác dụng cho cả 2 giới nam và nữ. Vậy nhục thung dung có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào tốt cho sức khoẻ, mời tham khảo trong bài viết sau.

Tổng quan về Nhục thung dung 

Nhục thung dung là gì?

Nhục thung dung còn được gọi với các tên khác như: thung dung, đại vân, địa tinh, hoắc tư lệch… Nhục thung dung sống ký sinh trên các thân cây khác, có thể sống trên sa mạc.

Nhục thung dung có tính vị sau:

  • Theo Bản Kinh: vị ngọt, hơi ôn
  • Theo Cảnh Nhạc Toàn Thư: vị mặn, hơi cay, ngọt, chua nhẹ, tính ôn.
  • Theo Danh Y Biệt Lục: vị mặn, chua, không chứa độc.
  • Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: vị ngọt, mặn, chua, tính ấm.
  • Theo Trung Dược Học: vị ngọt, mặn, tính ôn.
  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: vị mặn, ngọt, chua, tính ôn.

Nhục Thung Dung qui vào kinh Thận và Đại tràng.

nhục thung dung là gì

Đặc điểm của Nhục Thung Dung

Dược liệu nhục thung dung có hình dáng giống cây xương rồng, đầu nhọn, phần trên phủ một lớp màu vàng tạo ánh sáng lấp lánh. Cây cao khoảng 15-30cm phát triển mạnh vào mùa xuân, thường có hoa tháng 5-6. Hoa sẽ mọc từ ngọn cây, có màu tím nhạt hoặc vàng, hoa có hình dạng giống quả chuông xẻ 5 cánh. Quả có màu xám và có vào tháng 6-7.

Nhục thung dung hình trụ, hơi bẹt, 1 đầu hơi nhỏ và cong. Bề mặt được bọc bởi các lớp vảy mập dày, xếp theo hình xoắn ốc, có chấm hoa xếp hình tên bắn hoặc hình sóng. 

Nhục thung dung có thể tìm thấy ở các nơi như: Trung Quốc, Nhật, Hàn… nơi phổ biến nhất là vùng núi cao ở Trung Quốc. Ở Việt Nam thì nhục thung dung mọc ở các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang…

Bộ phận dùng làm thuốc của Nhục Thung Dung

Bộ phận được dùng làm dược liệu của Nhục Thung Dung là phần rễ (củ nhục thung dung). Những cây có củ to, mềm, vỏ ngoài mịn có màu đen, hàm lượng dầu nhiều thì chất lượng càng tốt. 

Thành phần hóa học Nhục thung dung 

Trong nhục thung dung có chứa các chất hoá học bao gồm:

  • Boschnaloside
  • Epilogahic acid
  • Orobanin
  • Betaine
  • Acid hữu cơ
  • 10 Acid amin
  • Hàm lượng Alkaloid

Phân loại Nhục thung dung

Nhục Thung Dung được thu hoạch vào mùa xuân hoặc đầu thu. 

Mùa xuân Nhục thung dung sau hái để phơi khô trên mặt đất gọi là Điềm Đại Vân. Nhục thung dung đầu mùa thu sau hái được bỏ vào thùng để muối trong 1 năm lấy ra phơi khô gọi là Diêm Đại Vân. Cần bảo quản Nhục Thung Dung ở nơi khô thoáng khí, tráng hút ẩm có thể làm mốc.

Công dụng của Nhục thung dung

Theo Y học cổ truyền, tác dụng Nhục thung dung như sau:

  • Tốt cho thận, mang nhiều lợi ích cho hoạt động của đại tràng
  • Giúp tăng tuổi thọ
  • Điều trị chứng băng huyết ở nữ giới.
  • Giúp bổ thận tráng dương ở nam giới, điều trị liệt dương, vô sinh
  • Bổ thận dương, ích tinh huyết

Theo Y học hiện đau, Nhục thung dung có các công dụng sau:

  • Kích thích tính dục
  • Hạ huyết áp
  • Trợ tim
  • Giãn động mạch cơ tim
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách sử dụng Nhục thung dung hiệu quả 

Một trong những cách sử dụng Nhục thung dung có hiệu quả là đem ngâm rượu

Cách ngâm rượu Nhục thung dung như sau:

  • Nguyên liệu: nhục thung dung tươi, rượu trắng từ 40-45 độ và một bình thuỷ tinh có nắp.
  • Cách làm: đem nhục thung dung rửa sạch để ráo nước, sau đó phơi khô ngoài nắng hoặc hơ trên lửa để dược liệu giảm mùi hăng. Cho nhục thung dung vào bình thuỷ tinh cùng rượu theo tỷ lệ: 1kg nhục thung dung thì 8 lít rượu, đậy kín nắp và ngâm trong 1 tháng.
  • Cách dùng: mỗi ngày uống không quá 40ml.

Nhục thung dung ngâm rượu có tác dụng gì? Có rất nhiều công dụng mà nhục thung dung ngâm rượu mang lại. Trên đây là cách ngâm chỉ có rượu và nhục thung dung với công dụng bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, rượu nhục thung dung kết hợp với các vị thuốc khác sẽ mang lại nhiều công dụng bổ thận ích tinh, mời theo dõi trong phần dưới đây.

Một số bài thuốc bổ thận ích tinh từ Nhục thung dung 

  • Bài thuốc chữa xuất tinh sớm (tảo tiết): nguyên liệu cần: 100g mỗi vị: nhục thung dung, tỏa dương, 50g mỗi vị: long cốt, tang phiêu diêu, 25g phục linh và 3 lít rượu trắng. Đem tất cả ngâm 20 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, lần từ 15-20ml.
  • Bài thuốc chữa liệt dương (dương nuy): 30g nhục thung dung, 50g dâm dương hoắc, 500ml rượu trắng. Đem tất cả ngâm trong 10 ngày là dùng được, ngày uống 3 lần, lần 10-15ml.
  • Bài thuốc chữa thận hư, di mộng tinh, đau lưng: nguyên liệu cần 25g nhục thung dung, 15g thỏ ty tử, 30g sơn dược, 500g thịt dê nạc, 100g gạo tẻ. Đem thịt dê cắt nhỏ cùng tất cả nguyên liệu cho vào túi vải buộc kín với gạo, đem nấu thành cháo, có thể nêm thêm gia vị phù hợp chia ăn trong ngày.
  • Bài thuốc chữa thận dương hư tổn, nam giới vô sinh: nguyên liệu cần 30g nhục dung dung thái nhỏ, 15g nhân sâm thái nhỏ, 15g thục địa hoàng, 10g hải mã, 10g lộc nhung thái nhỏ, 1 lít rượu trắng. Đem tất cả ngâm ít nhất 1 tháng, uống ngày 2 lần, lần 15-20ml. Lưu ý khi cảm sốt không được dùng.
  • Bài thuốc chữa thận hư, di tinh: nguyên liệu cần: 30g nhục thung dung, 10g thỏ ty tử, 500g xương sống dê, 10-50g gạo tẻ đem nấu cháo ăn trong ngày.
  • Bài thuốc chữa tiểu rắt, tiểu tiện nhiều: 500g nhục thung dung, 200g thục địa, 200g sơn dược, 200g thỏ ty tử, 50g ngũ vị tử. Đem tất cả sấy khô tán thành bột, trộn với mật thành viên. Uống ngày 2 lần, lần 5g.
  • Bài thuốc chữa nữ giới vô sinh, lãnh cảm tình dục, tử cung lạnh: dùng 50g nhục thung dung, 30g mỗi vị: ích mẫu, đương quy, xuyên khung, 25g xích thược, 50g tiên linh tỳ, 2 lít rượu trắng đem ngâm trong 1 tháng, lần dùng 10-15ml, ngày uống 2 lần có thể pha với mật ong.

Những người không nên dùng Nhục thung dung 

  • Không dùng Nhục thung dung cho người bị tiêu chảy, âm hư hoả vương.
  • Người trong thận có nhiệt, dương vật dễ cương cứng nhưng tinh dịch không ổn định không nên dùng.

Một số lưu ý khi sử dụng Nhục thung dung 

  • Không nhầm lẫn nhục thung dung với toả dương.
  • Khi bào chế nhục thung dung nên dùng các loại chất liệu bình gốm, đất nung… do vị thuốc này thuộc kỳ đồ đồng sắt.
  • Khi chọn nhục dung dung nên chọn cây to hơn ngón cái, nhiều vảy, thân mềm, màu đen tuyền, phần thịt bên trong màu trắng đục.
  • Khi uống rượu ngâm từ nhục thung dung, không lạm dụng quá nhiều.
  • Nếu trong quá trình sử dụng nhục thung dung có dấu hiệu bất thường, kích ứng hoặc dị ứng nên ngừng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Điểm qua giá bán của Nhục thung dung trên thị trường 

Nhục thung dung giá bao nhiêu? Trên thị trường hiện nay nhục thung dung có giá dao động từ: 750.000 – 800.000đ cho 500g, tương đương  1.500.000 – 1.600.000đ cho 1kg nhục thung dung.

Trên đây là tất cả các thông tin tham khảo về vị dược liệu Nhục thung dung mà nhà thuốc Vivita cung cấp đến người đọc có mong muốn sử dụng. Tuy nhiên, để an toàn về sức khoẻ, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp, Chúc mọi người nhiều sức khoẻ.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Có thể bạn quan tâm



Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version