#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là bị gì?

Có thể bạn chưa biết, hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một dấu hiệu đặc biệt, có giá trị cao trong lâm sàng. Đây là một trong 7 tiêu chuẩn cơ bản để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ACR ở một bệnh nhân.  Nhận biết chính xác về hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là bị gì?

Như đã nói ở trên, hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp với các biểu hiện như sau:

  • Các hạt hay cục nổi gồ trên bề mặt da, chắc và không di động.
  • Có kích thước từ 5 – 10 mm.
  • Không gây đau, có thể nhìn thấy và sờ thấy.
  • Hạt thấp thường xuất hiện ở mặt mặt duỗi và trên nền xương cứng như ở đầu trên xương trụ, gần khớp khuỷu; đầu trên xương chày, gần khớp gối; số lượng từ một đến vài hạt.

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trrong các dấu hiệu đặc biệt ngoài da của bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong tất cả cả các bệnh nhân mắc bệnh về viêm khớp dạng thập thì có từ 10 – 20% trường xuất hiện các hạt dưới da ở giai đoạn toàn phát.

hat duoi da trong viem khop dang thap
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân hình thành hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân khách quan gây hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Người ta cho rằng, cơ chế chính gây nên hạt dưới da là các chất trung gian gây viêm, điển hình đó là Th-185. Theo giả thuyết này, các tổn thương lặp đi lặp lại tại các vùng tì đè trên cơ thể như khuỷu tay và đầu gối, làm tổn thương các mạch máu lân cận dẫn đến tăng sinh mạch máu mới, hình thành mô hạt.

Mô tổn thương lắng đọng các phức hợp miễn dịch ở thành mạch. chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt hóa bổ thể kích thích các bạch cầu đơn nhân giải phóng IL-1, TNF, TGF-P, prostagandin và các yếu tố khác (bao gồm protease và collagenase). Cuối cùng, chúng dẫn đến tân sinh mạch, lắng đọng fibrin và hoại tử chất nền mô liên kết, hình thành các hạt thấp dưới da.

Các vùng tì đè trên cơ thể như khuỷu tay và đầu gối, làm tổn thương các mạch máu lân cận dẫn đến tăng sinh mạch máu mới, hình thành mô hạt

Nguyên nhân chủ quan gây triệu chứng hạt dưới da

Do bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành một thời gian không điều trị khiến các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus khi chúng di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp, từ đó xuất hiện các hạt dưới da.

Ngoài ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp và hình thành hạt dưới da như:

  • Chấn thương hở: Các vết thương hở không được chăm sóc cẩn thận, lâu ngày có thể bị virus, vi khuẩn tấn công vào bên trong dẫn đến viêm khớp.
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Béo phì không chỉ dẫn tới cách bệnh về tim mạch và mỡ trong máu, những người béo phì còn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Chính do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp dẫn đến các xương khớp bị tổn thương.
  • Bệnh viêm gan siêu vi có thể gây biến chứng về viêm khớp dạng thấp.
  • Các bệnh về xương khớp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể dẫn đến bị viêm khớp dạng thấp.
  • Người bị mắc lupus ban đỏ cũng có thể mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Nơi sinh sống ở trong vùng lạnh ẩm ướt lâu ngày sẽ làm xương khớp bị yếu đi, dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm khớp.

Chúng ta nên sống và làm việc thật khoa học để tránh các nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp.

Mối nguy hiểm khi xuất hiện hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nhiều biến chứng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động công việc của người bệnh mà nó còn để lại những hậu quả. Nên ngay khi xuất hiện các hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp nếu bạn không đi điều trị ngay sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như:

  • Gây bệnh ở các cơ quan nội tạng và dưới da: Tràn dịch màn tim, tràn dịch màn phổi, xương dễ gãy tự nhiên do mất chất vôi, viêm thần kinh, viêm mạch máu, rối loạn thần kinh thực vật,…
  • Gây khó thụ thai: Các nhà chuyên môn cho biết, khoảng 25% bệnh nhân nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp không thể có thai.
  • Bệnh nặng làm liệt khớp, tàn phế: Thấp khớp có thể làm viêm đau, teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí làm liệt khớp. Đây được cho là căn bệnh gây tàn phế nhiều nhất. Có khoảng 89% người bệnh viêm đa khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó cầm nắm, khó đi lại sau 10 năm phát bệnh.
  • Có thể gây tử vong: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần, các nghiên cứu cho thấy có tới 30% bệnh nhân có biến chứng về bệnh tim mạch và 50% có thể dẫn tới trường hợp tử vong.

Do sự nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp, chúng ta cần phải biết được đâu là giải pháp giúp đẩy lùi nỗi lo lắng này.

Điều trị hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp

Để điều trị dứt điểm triệu chứng hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thì buộc bạn phải chữa bệnh nguyên căn của nó. Bởi bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Bạn muốn biết liệu rằng bệnh viêm khớp dạng thấp có thể chữa khỏi hay không? – Câu trả lời là không. Bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, chúng ta còn có thể phải sống chung với nó cả đời. Nhưng không nên vì thế mà chủ quan, coi nhẹ sức khỏe của bản thân. Bạn có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp với nhiều cách chữa trị. Người bệnh nên được các bác sĩ tư vấn thêm về tình trạng và phương pháp nên sử dụng để đẩy lùi và ngăn chặn sự tái phát của bệnh.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp đông y

Theo đông y được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu là hàn phong thấp tý. Người bệnh đang ở độ tuổi trung niên và cơ thể có dấu hiệu suy yếu, dễ mệt mỏi khi làm việc tay chân quá sức. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn bùng phát bệnh, người bệnh lúc này có dấu hiệu teo cơ và biến dạng khớp. Một số vị thuốc được sử dụng cho người bệnh viêm khớp dạng thấp như: Độc hoạt Lai Châu, trinh nữ hoàng cung,… Thuốc đông y có thể được dùng để đun sôi lấy nước uống hoặc giã và đắp trực tiếp lên vị trí bị viêm khớp dạng thấp.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp tây y

Nhằm giảm đau tức thì, ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà người bệnh được bác sĩ chỉ định sử dụng những loại thuốc cho phù hợp. Vì những loại thuốc này nếu không sử dụng đúng liều lượng có thể dẫn tới biến chứng cho các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Một số nhóm thuốc tây được sử dụng cho bệnh viêm khớp dạng thấp như: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc corticosteroid, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs).

Điều trị tây y giúp giảm đau tức thì, ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh

Sử dụng vật lý trị liệu

Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị trực tiếp giúp người bệnh có thể hoạt động linh hoạt hơn. Người bệnh nên tham khảo các động tác phù hợp với bệnh tình để điều trị bệnh hiệu quả.

Vật lý trị liệu kết hợp với sử dụng thuốc chữa trị sẽ giúp người bệnh giảm đau và cứng khớp

Phẫu thuật

Trong trường hợp việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu không còn tác dụng với người bệnh viêm khớp dạng thấp nữa. Thì phẫu thuật là việc mà người bệnh nên làm để giảm đau, giảm viêm và tránh tình trạng bị tàn phế. Phẫu thuật là thay thế, điều chỉnh lại xương khớp. Người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi khả năng hoạt động và giảm viêm cho sụn khớp. Nhưng phẫu thuật thường gây đau đớn nhiều cho người bệnh, nên người bệnh nên cân nhắc khi không còn lựa chọn nào khác thì mới nên phẫu thuật.

Trên đây là những định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp để bảo vệ mình và những người xung quanh tránh khỏi căn bệnh này nhé.

 

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version