#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Dịch khớp là gì? Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Dịch khớp là gì?

Tất cả chúng ta đều có một lượng nhỏ chất lỏng trong khớp gọi là dịch khớp. Dịch khớp này bôi trơn giúp giảm ma sát và giúp thúc đẩy quá trình xoay khớp trơn tru.

Tràn dịch khớp gối là như thế nào?

Dịch khớp gối là gì? Bình thường bao quanh khớp gối có một lượng nhỏ dịch khớp gọi là dịch khớp gối. Lượng chất lỏng này có nhiệm vụ bảo vệ đầu khớp bằng cách bôi trơn giúp giảm ma sát khiến cho quá trình cử động, xoay chuyển cũng dễ dàng hơn. Nhưng khi tràn dịch màn khớp, thì dịch khớp bị thừa tích tụ ở trong và xung quanh khớp gây sưng to, phù nề, gây khó khăn trong việc vận động. Ngoài ra còn có các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp, bầm tím,…

Bình thường bao quanh khớp gối có một lượng nhỏ dịch khớp gọi là dịch khớp gối

Biểu hiện của bệnh tràn dịch khớp gối:

  • Đầu gối bị sưng to
  • Có những cơn đau nhói lên, âm ỉ kéo dài một vài tiếng rồi biến mất xuất hiện vào ban đêm, sáng sớm hoặc khi thời tiết ẩm ướt sẽ bị đau.
  • Cơn đau cơ học chỉ đau khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Hạn chế vận động do sưng.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối:

  • Chấn thương khớp gối do tai nạn giao thông, té ngã,…Gây ra các tổn thương như rách, đứt dây chằng khớp gối, gãy xương, nứt sụn làm tràn dịch khớp bên trong.
  • Nhiễm khuẩn, bệnh miễn dịch hoặc do di truyền.
  • Một số bệnh lý mãn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,.. cũng có thể gây tràn dịch khớp
  • Tuổi càng cao, khả năng mắc bệnh càng cao.
  • Những người lao động thể lực nặng.
  • Những người thừa cân béo phì cũng gây áp lực lớn lên khớp gối có nguy cơ tràn dịch khớp

Triệu chứng của tràn dịch khớp gối được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng phổ biến như đã nếu trên gồm: sưng phù nề một bên đầu gối, đau khi vận động thậm chí đau đến mức không đi lại được,…

Để chẩn đoán, Bác sĩ sẽ chỉ định các thủ thuật như sau:

  • Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ MRI để thu được hình ảnh tổn thương của xương khớp.
  • Xét nghiệm máu xác định tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm, tìm các tinh thể urat xác định gout,…
  • Chọc dò dịch khớp

Khi bị bệnh thì nên điều trị như thế nào?

Bệnh nhân thường được kê thuốc giảm đau, kháng sinh nếu có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thuốc corticosteroid cũng có thể được kê toa cho người bệnh qua tiêm trực tiếp vào khớp.

Trong trường hợp thuốc giảm đau không làm thuyên giảm các cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng cách chọc hút dịch khớp. Phương pháp này giúp giảm áp lực lên khớp, thường kết hợp với tiêm corticosteroid cùng một lúc. Tuy nhiên, phương pháp này dù hiệu quả nhanh nhưng không được khuyến khích áp dụng nhiều lần vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Bệnh này được điều trị triệu chứng đầu tiên, sau khi đã điều trị triệu chứng ổn định, bác sĩ sẽ một lần nữa xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh để điều trị triệt để.

Nội soi khớp là phương pháp được áp dụng phổ biến giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Không những thế, nội soi còn có thể điều trị một số tổn thương về xương khớp. Khi tất cả các phương pháp trên đều không đạt hiệu quả như mong muốn, phẫu thuật thay khớp sẽ được sử dụng, đặc biệt là đối với các bệnh nhân có các tổn thương do thoái hóa khớp gây nên.

#Điều trị bệnh bằng Tây Y

Các loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến:

  • Thuốc giảm đau: sử dụng thuốc này để làm hạn chế những cơn đau đớn cho người bệnh.
  • Thuốc kháng sinh: nếu các bác sĩ nhận thấy người bệnh có thể hoặc đang bị nhiễm khuẩn thì sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc kháng viêm Corticosteroids: có thể uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối, tuy nhiên đây là loại thuốc kháng viêm cực mạnh, có thể gây ra tác dụng phụ nên khi người bệnh khi sử dụng chữa tràn dịch khớp gối cần phải được bác sĩ theo dõi cụ thể.

#Điều trị bệnh bằng thuốc Đông Y

Theo quan niệm Đông y, tràn dịch khớp gối là một chứng xuất hiện do cơ thể không đủ sức đề kháng nên các yếu tố gây bệnh cùng xâm phạm đến kinh lạc ở cơ và khớp. Từ đó, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn khí huyết, gây chèn ép và tràn dịch khớp gối.

Cũng có các trường hợp khác là do mắc bệnh lâu ngày hoặc do tuổi tác làm suy giảm các chức năng hoạt động của cơ thể nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây tràn dịch.

  • Việc sử dụng thuốc Đông Y trong điều trị các bệnh xương khớp xưa nay vẫn được mọi người ưu tiên sử dụng bởi tính an toàn và rất tốt cho sức khỏe. Các bài thuốc của đông y bao gồm: Đương quy, phòng phong, quế chi, tần giao, hoàng bá, ma hoàng, uy linh tiên, ngưu tất, phòng kỷ, … Các vị thuốc này đều Có tác dụng giải nhiệt, giải độc, bổ thận, mạnh gân cốt, tăng độ bền và dẻo dai cho xương khớp, giúp lưu thông khí huyết đến tứ chi.
  •  Ưu điểm của thuốc đông y đó là có thể điều trị từ căn nguyên của bệnh, làm giảm đi các triệu chứng bên ngoài, qua đó giúp điều trị bệnh một cách triệt để. Kết hợp của các thảo dược tự nhiên nên thuốc rất an toàn và không gây biến chứng, không gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như dạ dày, thận.
  • Đồng thời, bệnh nhân nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại nhiều để tránh tràn dịch khớp gối gây đau. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và protein như cá hồi, sữa, trứng, phomai, tôm, cua, các loại rau xanh,… hạn chế dung nạp các loại thịt giàu chất đạm. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh được tốt nhất.

Các phương pháp cải thiện bệnh bệnh 

Những cách sau đây giúp bạn có thể tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối.

  • Bệnh nhân cần lưu ý khi di chuyển vận động. Hạn chế cử động mạnh để giảm áp lực lên khớp.
  • Sử dụng chườm nước đá hoặc kê cao chân khi ngủ hoặc ngồi lâu giúp tăng tuần hoàn máu ở chân, khớp được thư giãn và nghỉ ngơi
  • Nếu bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối do các bệnh mãn tính như gout, thoái hóa khớp gây ra cần khám sức khỏe định kỳ để được điều trị đúng lúc và kịp thời. Việc sử dụng các loại thuốc xương khớp không phù hợp cũng có thể gây tràn dịch khớp gối. Do đó, người bệnh xương khớp cần lưu ý và nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi sử dụng
  • Bệnh nhân nên luyện tập các bài tập vận động cho khớp gối một cách đều đặn theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong đó có các bài tập cho cơ đùi giúp hỗ trợ vận động, giúp giảm áp lực cho khớp gối. Cơ đùi khoẻ mạnh thì khớp gối khoẻ mạnh vì nếu cơ đùi yếu thì khớp gối sẽ chịu lực lớn hơn, nhanh bị mỏi và dễ bị tổn thương hơn.
  • Bệnh nhân cần giữ cân nặng hợp lý, tránh để béo phì gây thêm áp lực cho khớp gối.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng sau này đến vận động của người bệnh. Một số trường hợp còn có thể gây phá hủy khớp, ảnh hưởng toàn thân. Vì vậy, Khi thấy các dấu hiệu bất thường bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sự lão hóa là quá trình tự nhiên không ai có thể tránh khỏi. Khi tuổi tác cao, cơ thể con người sẽ yếu dần đi và dễ bị các tác nhân bên ngoài gây tổn thương hơn và khớp gối cũng vậy. Tuy nhiên, các bệnh xương khớp đều có thể chủ động phòng tránh được. Hãy bổ sung kiến thức để biết cách phòng tránh và duy trì sống lành mạnh để sở hữu hệ xương khớp khoẻ mạnh và dẻo dai hơn.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version