#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Đau đầu kinh niên – 7 phút đọc để hiểu rõ từ A – Z

Bạn phải làm việc với áp lực cao và thường xuyên bị đau đầu? Thậm chí không tài nào chợp mắt được vào ban đêm vì đau trong thời gian dài? Bạn nghi ngờ bản thân mắc chứng đau đầu kinh niên? Đọc ngay bài viết bên dưới để cùng Vivita tìm ra lời đáp nhé!

Đau đầu kinh niên là gì?

Đau đầu kinh niên (hay còn gọi là đau đầu mãn tính) là triệu chứng đau diễn ra thường xuyên ở phần đầu, với tần suất 5-6 lần/tuần. Mỗi lần đau có thể kéo dài đến 4 giờ. 

Đau đầu kinh niên có nguy hiểm không?

Đau đầu mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tâm lý lo lắng ấy là điều hiển nhiên bởi căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến trong nhịp sống hiện đại ngày nay.

Đau đầu thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Tình trạng đau kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu và cấu trúc não bộ. 

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể kéo theo chứng rối loạn trí nhớ, giảm tập trung, sa sút trí tuệ. Thậm chí người bệnh có thể bị đột quỵ não, dẫn đến tử vong.

Các dạng đau đầu thường gặp

  • Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là nguyên nhân thường gặp, chiếm đến 90% trong các nguyên nhân đau đầu hiện nay. Và bệnh nhân thường có các biểu hiện như đau ê ẩm, cường độ đau có xu hướng tăng dần, cảm giác bị bóp siết ở vùng đầu… 

Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng là tình trạng phổ biến hiện nay

Vị trí đau thường gặp là ở vùng trán, thái dương, đỉnh đầu.. Tình trạng đau có thể xuất hiện ở một khu vực, hoặc nhiều nơi cùng lúc, hoặc luân phiên đổi vị trí đau trong một cơn đau.

Đau dạng này thường gặp ở những người thường xuyên lo âu, áp lực, căng thẳng. Đối tượng dễ mắc bệnh có thể là người phải làm việc cường độ cao, người ở độ tuổi trung niên (đặc biệt là nữ giới)…

  • Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường do thay đổi hormone, thay đổi môi trường đột ngột, căng thẳng thần kinh… Cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu kèm theo đó là cảm giác da đầu căng, rát, ù tai, mờ mắt, buồn nôn, sợ tiếng ồn… 

Đau nửa đầu thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Đặc biệt là phụ nữ độ tuổi từ 35-45.

  • Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm thường xuất hiện quanh mắt của một bên đầu

Đau đầu từng cụm thường là những cơn đau ở sâu bên trong, xuất hiện xung quanh mắt ở một bên đầu. Tình trạng đau có thể lan dần sang má, thái dương, trán. 

Đau đầu từng cụm có thể hết nhanh hoặc giảm từ từ. Có thể trong vài tháng bạn không đau đầu, nhưng sau đó lại tái phát. Bệnh còn là dấu hiệu của khối u trong não hoặc bị vỡ mạch máu đến não nên cần hết sức lưu ý.

Đau đầu từng cụm có tỷ lệ ở nam giới cao hơn nữ giới, độ tuổi từ 20 – 50. Những người thường xuyên hút thuốc lá và rượu bia thường có nguy cơ mắc chứng này cao hơn.

  • Đau đầu mãn tính hàng ngày

Tình trạng đau đầu mãn tính này có thể diễn ra khoảng 15 ngày trong tháng. Thường xuất hiện khi người bệnh bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc lạm dụng thuốc giảm đau lâu ngày.

Nguyên nhân của đau đầu kinh niên

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu mãn tính. Một số trường hợp do chấn thương hoặc do các bệnh lý liên quan đến mạch máu. Phần nhiều là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài.

  • Đau đầu do căng thẳng, do tâm lý

Guồng quay bận rộn của công việc khiến nhiều người thường rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Não bộ nói riêng, hay toàn bộ cơ thể nói chung thường xuyên phải hoạt động quá mức. Trong khi đa phần chúng ta lại không có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt phù hợp.

Ngoài ra, những người thường xuyên phải gặp các vấn đề về tâm lý, chịu nhiều áp lực, stress, lo âu kéo dài… cũng dễ bị đau đầu. 

  • Đau đầu do nội tiết tố

Phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng đau đầu do nội tiết tố thay đổi

Đau đầu và hormone có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tình trạng này thường thấy ở nữ giới khi có sự biến đổi estrogen trong cơ thể như:

Đang trong chu kỳ kinh nguyệt

+ Đang mang thai

+ Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

+ Đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone.

  • Đau đầu do lạm dụng thuốc giảm đau, sử dụng nhiều caffeine

Nguyên nhân thứ nhất cũng là nguồn cơn của nguyên nhân thứ hai. Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi khiến nhiều người tìm đến thuốc giảm đau, hoặc các sản phẩm chứa caffeine để duy trì sự tỉnh táo.

Sau một thời gian sử dụng, não bộ của những người này sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây đau đầu. Vòng lặp này liên tục xảy ra làm chứng đau đầu ngày càng nặng nề hơn.

  • Đau đầu do di truyền

Một số sự thiếu hụt trong bộ gen cũng là nguyên nhân dẫn đến các chứng đau đầu. Thường gặp nhất là triệu chứng đau nửa đầu.

  • Đau đầu do thói quen sinh hoạt

Một số ngành nghề có đặc tính công việc phải ngồi nhiều như kiến trúc sư, nhân viên văn phòng… dễ dẫn đến đau lưng, đau cổ. Các chứng đau này lâu ngày sẽ chuyển thành viêm khớp, thoái hóa đốt cột sống… Từ đó liên đới và dẫn đến đau đầu.

  • Đau đầu do yếu tố thần kinh

Trong một số phẫu thuật, các tế bào thần kinh có thể bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến đau đầu kéo dài hoặc dai dẳng.

Phổ biến thường thấy là phẫu thuật liên quan đến não, đến cột sống; hoặc phẫu thuật ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên ở tay, chân…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau này. Đó có thể là những phản ánh thông thường khi cơ thể làm việc quá sức, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm như đột quỵ. Do vậy, bạn cần tìm đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt.

Cách chữa đau đầu kinh niên hiệu quả

Khi các triệu chứng đau đầu xuất hiện đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang cần nghỉ ngơi. Bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị, bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ sau để giảm nhẹ các tình trạng đau nhức.

  • Chườm nóng

Chườm nóng giúp giảm đau đầu tức thời một cách hiệu quả

Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn đau đầu. Lúc này, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng đặt phía sau cổ hoặc sau đầu. Các tác động ấm nhẹ của túi chườm có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ đầu và thư thái hơn.

  • Giảm áp lực lên đầu

Đôi khi nguyên nhân đau đầu cũng đến từ những thói quen rất nhỏ mà bạn thường phớt lờ. Như đội mũ bảo hiểm quá chật, buộc tóc quá chặt trong thời gian dài. Hãy tập thói quen nới lỏng các vật dụng này để giảm bớt các áp lực chèn ép lên tóc, lên da đầu và lên đầu bạn.

  • Giảm ánh sáng chói

Ở trong một môi trường có cường độ ánh sáng cao hoặc nhấp nháy cũng có thể khiến bạn đau đầu. Tình trạng này thường gặp ở nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên – những người thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các thiết bị điện tử.

Bạn có thể chủ động làm dịu mắt bằng cách sử dùng rèm để ngăn ánh nắng gay gắt, đeo kính râm khi ra đường, bật chế độ bảo vệ mắt khi sử dụng thiết bị điện tử… 

Cách phòng ngừa đau đầu kinh niên

Chứng đau đầu kinh niên không thể khởi phát trong ngày một ngày hai, cũng như không thể điều trị dứt điểm trong một ngày một bữa. Do vậy, bạn cần tạo lập cho bản thân một chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học ngay từ bây giờ.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nếu có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không điều độ lại thường xuyên đau đầu thì bạn cần xem xét lại việc ăn uống của mình ngay lập tức.

Khi ăn quá ít carbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ trong trái cây) sẽ làm giảm mức dự trữ glycogen trong cơ thể. Việc này khiến não không nhận đủ năng lượng, có thể dẫn đến đau đầu. Tình trạng xây xẩm, đau đầu có thể gặp ở những người có chế độ ăn uống khắc nghiệt, thiếu khoa học, hoặc giảm cân bằng việc cắt carbohydrate trong khẩu phần ăn.

Điều chỉnh bằng cách ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu carbohydrate. Bên cạnh đó, hãy thay thói quen sử dụng các thức uống có cồn, cà phê… bằng việc uống đủ 2-3 lít nước/ngày; bổ sung vitamin C và magie nhờ nước chanh, nước bưởi, nước dưa hấu…

  • Tăng cường vận động

Tăng cường vận động để ngăn ngừa các triệu chứng đau đầu

Tăng cường các hoạt động thể chất là cách giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ máu huyết lưu thông hiệu quả, khi đó máu sẽ chuyển lên não dễ dàng hơn.

Tùy vào tính chất công việc, bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp, không nhất thiết phải tập trong 1 – 2 giờ liên tục tại một phòng tập chuyện biệt. Vì bạn có thể thay đổi câu chuyện đau đầu đơn giản bằng cách đứng lên đi lại 5-10 phút trong văn phòng sau 1-2 giờ ngồi làm việc liên tục.

  • Bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho não

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng và tăng cường vận động hàng ngày, bạn cũng nên lựa chọn một số thực phẩm chức năng như viên uống để nuôi dưỡng não từ sâu bên trong.

Cũng như thêm các thực phẩm như việt quất, socola, quả óc chó, cá béo chứa nhiều omega 3 (như cá hồi, cá ngừ, cá tầm)… vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đây đều là những món ăn có lợi cho não bộ.

Hy vọng với những thông tin trên đây, Vivita đã giúp bạn hiểu sơ bộ về đau đầu kinh niên. Nếu đã xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn nên thăm khám sức khỏe càng sớm càng tốt để tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất. Đồng thời, bạn đừng quên duy trì thói quen sống lành mạnh và khoa học để luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhé. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm: Viên Bổ Não Gintonic Plus – Giảm Đau Đầu, Cải Thiện Trí Nhớ Và Tuần Hoàn Não

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version