Cách phòng ngừa bệnh gout hiệu quả mà ai cũng nên biết
Xem nhanh nội dung bài viết
Bệnh Gout được xem là một căn bệnh hệ quả của lối sống hiện đại và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống ngày nay. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra không ít những phiền toái cho sinh hoạt, đời sống và thậm chí là năng lực lao động của người đó. Vì vậy chúng ta cần nắm rõ cách phòng ngừa bệnh gout để không mắc phải bệnh này.
Bệnh Gout là bệnh gì?
Bệnh Gout xảy ra do sự lắng đọng các axit uric trong khớp, các axit uric này khi tăng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng không thể chuyển hóa hết qua thận được mà tích tụ lại gây ra chứng viêm khớp. Các vị trí tích tụ thường nằm ở các khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân… gây ra đau đớn, sưng tấy, nhức mỏi vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh Gout
Theo như phân tích chuyên khoa, bệnh Gout là hệ quả của sự tăng axit uric đột biến khiến cơ thể nhất thời không thể kịp chuyển hóa hết chúng trong cơ thể. Vì vậy, nguyên nhân gây bệnh Gout chính là nguyên nhân làm gia tăng axit uric trong cơ thể.
Nguyên nhân bẩm sinh
Nguyên nhân này khá hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ bởi cơ thể từ khi sinh ra đã thiếu hụt men HGPT dẫn đến chuyển hóa axit uric không ổn định. Trường hợp này thường rất nặng và khó điều trị.
Nguyên nhân di truyền
Đây là trường hợp xảy ra do mang gen di truyền từ gia đình, những người này thường có nồng độ purin trong máu cao (axit uric được sinh ra trong quá trình phân hủy purin) nên cũng làm nồng độ axit uric tự nhiên tăng theo.
Nguyên nhân chủ quan
Những người tiêu thụ nhiều thức ăn, thực phẩm như nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…,thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tăng nồng độ purin trong cơ thể, tạo điều kiện gia tăng axit uric dẫn đến sự lắng đọng hợp chất này trong khớp và gây bệnh Gout.
Đây được xem là nguyên nhân mang tính “xã hội” khi mà ngày càng nhiều người không kiểm soát được thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh của bản thân.
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh Gout còn có thể là biến chứng đi kèm của các bệnh đa hồng cầu, tủy xương, suy giảm chức năng thận, thừa cân, béo phì, sử dùng thuốc lợi tiểu khiến purin khó phân hủy.
Triệu chứng thường gặp của bệnh Gout
Giai đoạn cấp tính
Các cơn đau khớp, thường là khớp ngón chân cái và một số khớp khác xuất hiện vào ban đêm, hoặc gần sáng. Đau trong nhiều giờ liên tiếp, kèm theo cơn đau là các biểu hiện sưng tấy, xung huyết, căng da, nóng đỏ, khó cử động khớp. Các vùng da quanh khớp thường tím đỏ, mẩn ngứa và bong tróc.
Có thể xảy ra một số triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, nhức đầu, sốt nhẹ, tiểu nhiều, ớn lạnh. Các cơn đau có thể biến mất sau vài tuần và trở lại sau vài tháng hoặc 1, 2 năm tùy thuộc vào việc chẩn trị và sinh hoạt của người bệnh Gout.
Giai đoạn biến chứng nặng của bệnh Gout
Các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, nhiều hơn, xuất hiện thành từng đợt, có thể từ đau nhẹ cho đến đau đớn dai dẳng kéo dài, đau dữ dội.
Khi bệnh Gout đã chuyển nặng, các cơn đau xuất hiện ở nhiều khớp hơn: ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay,… kèm theo đó là các dấu hiệu sưng, nổi u cục hay còn gọi là các hạt tophi ở vị trí khớp hoặc quanh khớp. Bệnh Gout thể nặng sẽ dẫn đến biến chứng co cứng cơ khớp, biến dạng, teo cơ rất nguy hiểm.
Phòng tránh bệnh Gout
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng cho người bệnh một chế độ ăn uống hàng ngày thật đầy đủ và dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điều trị bệnh gout và sự phát triển của bệnh. Bởi thực tế hiện nay cho thấy rằng việc người bệnh gout ăn quá nhiều thực phẩm có chưa nhiều đạm, lười vận động, sử dụng bia rượu thường xuyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đễn việc gia tăng tình trạng bệnh gout đồng thời còn khiến cho bệnh gout ngày càng khó điều trị kéo dài dai dẳng và gây ra những biến chứng khôn lường.
Lời khuyên cho chế độ ăn uống:
- Người bệnh nên sử dụng những thực phẩm có chứa ít chất purin như : Các loại củ quả có lượng purin thấp, Các loại rau xanh và nên tránh ăn những loại rau củ có tốc độ tăng trưởng nhanh như mầm giá đỗ, đậu hà lan, măng, …, thay vào người bệnh nên bổ sung cho mình những loại rau có tính chất lợi tiểu như bắp cải, cải xanh… >>> Bạn có thể tìm hiểu về bảng danh sách thực phẩm giàu purin: Tại Đây.
- Bổ sung nước: Đảm bảo 1 ngày không dưới 2lit nước, vừa tốt cho khả năng lọc thải acid uric vừa hạn chế sự ion hóa và kết tủa của muối urat..
- Người bị bệnh gout nê hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất đạm như: dê, bò, trâu, gà, ngan, vịt, ngỗng, các loại hải sản như mực, cá thu, trại, cá trích, hến…) và những đồ ăn cay nóng… (Lưu ý: có thể ăn ít nhưng chế biến món luộc hoặc nướng để giảm bớt mỡ trong thực phẩm)
- Không bia, không rượu, không đồ uống có ga
Thói quen sinh hoạt lành mạnh cho người bệnh gout
- Người bị bệnh gout nên ngủ chế không nên ngủ quá nhiều.
- Bị bệnh gout thì cần tránh không để bị stress
- Không nên thức khuya quá nhiều
- THãy thường xuyên tập hợp các lưu thông
- Không sử dụng nhiều các chất kích thích như cafe, thuốc lá..
Người bị bệnh gout và cách vận động phù hợp
Không chỉ có một chế độ ăn uống điều độ là tốt. Hãy tư trang cho mình một lịch trình vận động cơ thể tốt hơn và hiệu quả sau. Ngoài ratăng cường trao đổi chất và dịch khớp được tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp
Phòng chống bệnh gout cấp tính:
Bệnh gout cấp tính được chia làm 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn ủ bệnh
- Giai đoạn gout cấp
- Giai đoạn gout mạn tính
- Giai đoạn biến chứng
Trong giai đoạn này nếu có các nguy cơ như trên bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và uống nhiều nước để đưa acid uric về ngưỡng an toàn
Phòng chống bệnh gout mãn tính:
Giai đoạn phòng chống bệnh gout cần phải được phát hiện bệnh sớm, nếu là bện ở đầu gối , khuyut tay sẽ kèm theo sốt các khớp sưng to bên trong có chứa túi dịch mềm hoặc cục tophi rắn tùy theo giai đoạn đầu hay cuối của gout mãn tính.
Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất purin và nên bổ sung các thực phẩm có chất tốt cho người bệnh gout để cho bệnh phát triển chậm lại và có cách điều trị tốt nhất.
Lời khuyên Người bệnh gout nên uống nước nhiều mỗi ngày để cho cơ thể đào thải tốt các axic uric.Sử dụng những sản phẩm từ thảo dược có khả năng tăng cường chức năng thận để đưa acid uric ra ngoài theo đường tiết niệu nhanh hơn, ức chế và điều hòa chuyển hóa purin, acid uric từ gan. Khi các cơn đau cấp tới có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như colchicine, allopurinol, hoặc tiêm(Tuyệt đối không lạm dụng vì có thể bị các bệnh khác như suy thận, dạ dày sẽ rất khó chữa gout).
Như vậy, với việc trang bị các kiến thức về bệnh cùng với một lối sống khỏe mạnh bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout cho chính mình. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt.