#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Các bài tập yoga cho người bị gai cột sống

Bệnh gai cột sống là một dạng bệnh thoái hóa khớp ngày càng phổ biến và đặc biệt ở nhóm tuổi người già. Nhiều người luôn lo lắng không biết điều trị gai cột sống như thế nào hiệu quả nhất. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn các bài tập yoga cho người bị gai cột sống đơn giản mà hiệu quả cao.

1. Lợi ích của việc tập yoga cho người bị gai cột sống

Yoga là phương pháp để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị các bệnh liên quan thoái hóa khớp.

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp giúp hỗ trợ quá trình điều trị nên người bệnh vẫn phải dùng thuốc theo toa của bác sĩ và chọn cho mình chế độ ăn uống lành mạnh.

Bài tập yoga cho người bị gai cột sống mang lại lợi ích rất nhiều cho cả việc chữa bệnh lẫn tốt cho sức khỏe.

– Các tư thế tập nhẹ nhàng tạo hiệu quả cho việc kéo giãn các khớp xương, làm căng cột sống .

– Khi thực hành đáng tư thế yoga đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức và các đốt sống trở lại đúng vị trí

– Ngoài ra tập yoga còn có hiệu quả trong việc giảm áp lực, trọng lượng cơ thể lên cột sống

– Hơn thế nữa, yoga còn là liệu pháp chữa bệnh tinh thần hiệu quả: giảm stress, giảm lo âu và lưu thông khí huyết nên rất tốt cho sức khỏe.

lợi ích của tập yoga cho người bị gai cột sống

2. Những bài tập yaga cho người bị gai cột sống tốt nhất

Bài tập yoga trị gai cột sống tư thế đạp xe không trọng lượng

Thực hiện bài tập yoga cho người bị gai cột sống này bạn tưởng tượng như đang đạp xe nhưng là đạp xe không trọng lượng.

– Đầu tiên chúng ta nằm ngửa xuống sàn nhà, hai tay song song với thân và giơ hai chân lên cao vuông góc.

– Lần lượt đạp liên tục vào không khí khoảng 20 phút như đạp xe.

Công dụng của bài tập này là giúp kéo giãn cột sống nhẹ nhàng và tác động tới các đốt sống bên trong, do đó trong quá trình tập bạn có thể cảm thấy nóng ở hai bên chân.

Bài tập yoga tư thế cây cầu

Ở tư thế này sẽ giúp giảm mệt mỏi vùng lưng. Có lợi cho người bị bệnh hen suyễn, viêm xoang, cao huyết áp và loãng xương

Các bước thực hiện:

Bước 1: Nằm ngửa, hai đầu gối co lên và hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Khoảng cách giữa hông và gót chân bằng một bàn tay. Hai cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống. Hơi thu cằm xuống ngực để thư giãn gáy.

Bước 2: Hít vào, cảm nhận chiều dài của lưng áp trên sàn. Thở ra, đồng thời đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông và sau đó là lưng lên khỏi sàn, cao hết mức bạn có thể. Giữ hai bàn chân nằm ngay dưới đầu gối, đặc biệt khi bạn có vấn đề về đầu gối.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế và hít vào. Khi thở ra, hạ lưng xuống sàn từng phần một – trước tiên là lưng trên, lưng giữa, lưng dưới, rồi mới tới hông. Lặp lại chuỗi động tác trong khoảng từ 6 đến 8 nhịp thở, chỉ cử động khi thở ra.

Bước 4: Sau khi kết thúc bài tập hãy kéo hai đầu gối về phía ngực và vòng tay ôm lấy gối. Thả lỏng hai vai. Đu đưa chậm rãi từ bên này sang bên kia và cảm nhận lưng bạn đang đè xuống sàn.

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang (bhujangasana) là thế uốn cong lưng có tác dụng kéo giãn cơ ở phần trước thân, cánh tay và hai vai. Đây là tư thế lý tưởng để tăng độ linh hoạt của cột sống, cũng như giảm đau lưng.

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Nằm sấp, duỗi chân trên sàn. Đặt hai bàn tay dưới vai, ôm hai khuỷu tay sát hai bên ngực Giữ mũi chân, hai đùi và xương mu bám chặt trên mặt sàn.

Bước 2: Giữ bàn tay chạm nhẹ trên mặt sàn. Hít vào, nâng vai, ngực khỏi sàn đến độ cao bạn vẫn duy trì cảm nhận kết nối với xương mu và chân. Hướng xương cụt về xương mu, và hướng xương mu về phía rốn. Hướng hai khớp hông về giữa. Cơ mông kích hoạt, săn chắc.

Bước 3: Làm săn chắc bả vai kháng lại với lưng, hít thở sâu mở rộng xương sườn về trước. Nhấc vai, ngực từ đỉnh xương ức nhưng tránh đẩy các xương sườn trước về phía trước, để tránh làm cứng lưng dưới. Duỗi đều toàn bộ cột sống.

Bước 4: Giữ tư thế trong 10-15 giây, thoái khỏi tư thế bằng cánh thở ra, hạ thân trước xuống sàn

Bài tập chân ép sát ngực cho người bị gai cột sống

Các bước thực hiện bài tập này như sau:

– Đầu tiên bạn nằm ở tư thế ngửa, sao cho 2 chân song song, cơ thể thả lỏng người và gập chân sao cho gót chân áp sát với bờ hông.

– Hai tay đan vào nhau rồi úp chặt vào đầu gối và từ từ kéo chân sát về phía ngực giữ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống.

– Với động tác này tập khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.

Lưu ý trong quá trình tập khi kéo chân nên nhớ hít thật sâu, khi hạ xuống thì nhẹ nhàng thở ra. Có thể thay đổi bằng cách tập bằng cả hai chân để cải thiện các triệu chứng bệnh.

3. Điều cần tránh cho người bị gai cột sống

Tùy theo tình trang bệnh nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên cụ thể cho họ.

Trường hợp với người bị bệnh gai cột sống nhẹ, kết quả phim Xray cho thấy họ có gai cột sống nhưng chưa gây đau. Khi đó, bệnh nhân cần:

– Hình thành thói quen tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.

– Tuyệt đối hạn chế các tư thế đứng, ngồi khom lưng hay khuân vác nặng trong thời gian dài để cột sống không phải gánh chịu thêm áp lực.

– Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Trường hợp với người bị bệnh gai cột sống nặng, cột sống đã bị đau thì cần tránh các vận động mạnh nhằm giảm thiểu các áp lực lên các vùng đốt sống bị tổn thương. Ví dụ như bệnh nhân vẫn có thể tập luyện thể lục thể thao nhẹ nhàng và ngừng ngay khi thấy đau.

Bên cạnh đó, việc ngồi quá lâu trong nhiều giờ và ngồi sai tư thế sẽ là một trong những nguyên nhân làm cho cột sống bị thoái hóa nhanh hơn và tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

4. Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống

Để ngăn ngừa gai cột sống hay thoái hóa cột sống thì chúng ta cần phải chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách giữ cho cột sống không mất đi đường cong sinh lý vốn có của nó. Cụ thể là không ngồi quá lâu và sai tư thế.

Ví dụ như trong lúc ngồi làm việc với máy vi tính, cổ không nên cuối và đưa về phía trước sẽ làm các đốt sống cổ bị duỗi thẳng và trọng lực của phần đầu sẽ đè lên các đốt sống cổ này lâu ngày gây thoái hóa. Hoặc nếu ngước quá cao thì sẽ làm mất đường cong của đốt sống lưng và gây ra thoái hóa.

Thoái hóa cột sống khó tránh khỏi khi tuổi tác cao dần lên. Nhưng chúng ta cũng có thể ngăn ngừa sự thoái hóa nhanh bằng việc tập thể dục thường xuyên, năng vận động nhẹ nhàng để các cơ và đốt sống linh hoạt. Chúng ta có thể lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào mà chúng ta yêu thích đều được, có thể là yoga, đi bộ, chạy bộ, gyms, bơi lội hay nhảy …

Cuối cùng là chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ – đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều canxi để có một hệ xương chắc khỏe, hạn chế chất béo và chất đường nhằm kiểm soát cân nặng để giảm cho cột sống bớt chịu lực nặng cũng như ngăn ngừa tiến trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Bạn đọc thân mến, trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các bài tập yoga cho người bị gai cột sống. Hi vọng sẽ giúp các bạn nhanh chóng khỏi bệnh nhất. Cần hỗ trợ tư vấn để có cách chữa trị tốt nhất hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version