#10 món quà tặng sức khỏe ý nghĩa cho người già

Xem ngay
0

Bị bệnh gai cột sống nên ăn gì cho nhanh khỏi

Gai cột sống là gì? 

Bệnh gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các gai xương ở phía ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Bản chất của sự hình thành gai xương là hiện tượng lắng đọng canxi khiến hình thành gai xương. Nguyên nhân là cơ thể thực hiện tự tu bổ, cải thiện sụn khớp sau khi bị tổn thương do viêm xương khớp, chấn thương dây chằng hoặc thoái hóa cột sống,..

Triệu chứng gai cột sống

  • Đau ở vùng thắt lưng hoặc cổ, nơi xuất hiện gai xương, nhất là khi đi hoặc đứng.
  • Cảm giác bất thường hoặc thỉnh thoảng bị mất cảm giác ở vùng cột sống cổ hoặc lưng.
  • Gai cột sống thắt lưng: Các cơn đau xuất hiện ở thắt lưng sau đó lan dần xuống vùng mông và có thể đau dọc hai chân 
  • Gai cột sống cổ: Các cơn đau xuất hiện ở cổ, kéo lên đỉnh đầu gây đau buốt, chóng mặt, buồn nôn, sau đó lan xuống vai và cánh tay gây ra tê tay.
  • Cơn đau giảm đi khi nghỉ ngơi và đau nặng hơn khi đi lại vận động.
Bệnh gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các gai xương
Bệnh gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các gai xương

Nguyên nhân gây gai cột sống

  • Chấn thương: Gai cột sống có thể là kết quả của quá trình xương tự tu bổ, hồi phục sau khi gặp chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép,..
  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp gây kích thích tế bào tạo thêm xương, từ đó dẫn tới bề mặt xương nhô ra và hình thành các gai xương.
  • Thoái hóa cột sống: quá trình biến đổi hình thái về cột sống cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm có thể khiến gai xương hình thành và phát triển. Để tránh hiện tượng gai xương, bệnh nhân thoái hoá cột sống phải biết cách điều trị và kiểm soát được tình trạng bệnh.
  • Lắng đọng canxi: Đĩa đệm cột sống khi bị xẹp xuống sẽ khiến dây chằng tại các đốt sống bị chùng giãn, lỏng lẻo. Cùng lúc đó, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng tự nhiên làm cho dây chằng bị dày lên để có thể chịu lực và giữ vững cột sống.

Cách phòng ngừa gai cột sống

  • Hạn chế mang vác vật nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, chạy, đá banh,… thay vào đó nên tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như yoga, bơi lội,…
  • Chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách luôn giữ cho cột sống ở tư thế tốt nhất, không ngồi quá lâu hoặc sai tư thế.Ví dụ, trong lúc ngồi làm việc với máy tính, không gập cổ hoặc gù lưng quá mức, cần đi lại thư giãn cột sống sau 1 giờ đồng hồ ngồi
Chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách luôn giữ cho cột sống ở tư thế tốt nhất
  • Lựa chọn nệm không quá cứng kết hợp với tư thế ngủ chuẩn, không cong vẹo cột sống,…
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường bổ sung các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Ngoài ra, cần bổ sung các loại thức ăn giàu protein từ thịt và cá, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải sức ép lên cột sống.

Bị bệnh gai cột sống nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Thực phẩm giàu canxi

Ai cũng biết canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Vì vậy để giúp xương phục hồi những tổn thương nhanh hơn và không hình thành các gai xương, mỗi người trong chúng ta cần cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể để hỗ trợ xương thêm khỏe mạnh và dẻo dai.

Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa ít chất béo, sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô-mai), các loại rau lá xanh (bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn,…), ngũ cốc, đậu nành và sản phẩm từ đậu nành, hải sản (tôm, cua,…).

Bệnh nhân có thể bổ sung canxi thông qua thực phẩm như nước xương hầm, tôm cua cá biển. Nhất là cá biển có nhiều lượng axit béo omega 3 rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống lại và ngăn chặn tình trạng viêm, đau, ngăn ngừa bệnh mãn tính hiệu quả.

Ngũ cốc nguyên hạt

Đây cũng là một trong những nhóm thực phẩm lành mạnh cần thiết cho bệnh nhân gai cột sống. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn để chống lại phản ứng viêm trong xương khớp từ đó giúp giảm thiểu đáng kể triệu chứng đau nhức mà bệnh gai cột sống gây ra cho người bệnh.

Ngũ cốc nguyên hạt còn hỗ trợ quá trình sản xuất dịch khớp

Không những thế, một số thành phần khác có trong ngũ cốc nguyên hạt còn hỗ trợ quá trình sản xuất dịch khớp. Điều này giúp các đốt sống giảm ma sát khi vận động và hạn chế tình trạng gai xương tác động đến các rễ dây thần kinh.

Trái cây chứa nhiều vitamin C

Người bị bệnh gai cột sống cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại trái cây chứa nhiều Vitamin C. Vitamin C được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa cũng như giảm đau nhức vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, Vitamin C cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cũng như độ dẻo dai cho xương khớp.

Người bị bệnh gai cột sống cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại trái cây chứa nhiều Vitamin C

Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin C bao gồm rau cải, ớt chuông, cà chua, cam, quýt, bưởi, dâu tây…

Thực phẩm giàu chất xơ

Các chất xơ cùng các loại vitamin có tác dụng chống lại những tác nhân gây viêm và giảm đau, sưng hiệu quả ở khu vực hình thành gai xương. Những chất này thường có trong rất nhiều rau củ quả như cà rốt, súp lơ, bông cải xanh,…

Các chất xơ cùng các loại vitamin có tác dụng chống lại những tác nhân gây viêm và giảm đau, sưng hiệu quả

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D là một chất không thể thiếu để hỗ trợ cơ thể trong quá trình hấp thu canxi nhanh hơn, giúp phát triển xương, kiểm soát tăng trưởng tế bào, nâng cao chức năng hệ miễn dịch, chống viêm. Nhu cầu vitamin D cần thiết cho một người là 600 đơn vị IU. Tình trạng thiếu hoặc thừa vitamin D đều không tốt cho sức khỏe.

Tình trạng thiếu hụt vitamin D dẫn đến còi xương, loãng xương, suy yếu miễn dịch, tóc mọc kém. Ngược lại, thừa vitamin D khiến cơ thể hấp thu canxi quá nhiều, có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và sỏi thận. Ngưỡng ngộ độc vitamin thường ở mức 10.000 đến 40.000 IU một ngày tùy vào cơ địa mỗi người. Theo nhiều nghiên cứu, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm là cách bổ sung vitamin D cho cơ thể tốt nhất và tự nhiên nhất.

Thực phẩm chống viêm

Các thực phẩm chống viêm bao gồm các loại gia vị như tỏi, gừng và nghệ, rất  tốt cho những người bệnh xương khớp nói chung và bệnh nhân bị gai cột sống nói riêng. Chất phyto có trong các loại gia vị trên có tác dụng kháng viêm cực kì hiệu quả.

Bổ sung vitamin K

Theo ý kiến của đa số các chuyên gia thì vitamin K có khả năng hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng mật độ xương và hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có gai cột sống. Vì vậy, các bệnh nhân xương khớp cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm giàu vitamin K như mùi tây, măng tây, húng quế,…

Thực phẩm giàu axit béo omega 3

Axit béo omega 3 rất tốt cho cơ thể, nó có tác dụng kháng viêm cực kì hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tự sản xuất được chất này nên cách duy nhất là dung nạp qua thức ăn. Thực phẩm giàu omega 3 nhất chính là các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá trích,…Người bệnh cần bổ sung vào thực đơn thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Axit béo omega 3 rất tốt cho cơ thể, nó có tác dụng kháng viêm cực kì hiệu quả, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính

Sử dụng các loại sữa tốt cho xương khớp

Bệnh nhân bị gai cột sống nên tích cực dung nạp các loại sữa giàu canxi để giúp cho xương chắc khỏe hơn. 

  • Sữa đậu nành: chứa hàm lượng lớn canxi và protein nhưng lại ít chất béo, rất tốt cho người bị gai cột sống và thoái hóa cổ cũng như bệnh xương khớp nói chung.
  • Sữa chua: người gai cột sống nên ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày để cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể lại rất tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột.

Trong sữa còn có các thành phần như vitamin D, photpho có tác dụng c giúp làm giảm đau nhức, cải thiện tình trạng bệnh đối với người bị gai cột sống.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc kiến thức về bệnh gai cột sống và những điều cần phải biết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Dược sĩ Ngọc Trúc

Đã kiểm duyệt nội dung

Xem thông tin

Bài cùng chuyên mục

Hotline (24/7)


1900 2061

Gặp dược sĩ
(6-22h)

Exit mobile version